Cho vay ngang hàng: Nhìn Trung Quốc mà tự cảnh báo cho ta
Hy vọng rồi thất vọng, sự sụp đổ hàng loạt của các công ty cho vay ngang hàng Trung Quốc đã chấm dứt mọi thứ với các nhà đầu tư. Những hệ lụy vẫn chưa đánh giá hết, nhưng bài học được rút ra là nhãn tiền và vô cùng có lợi cho nhiều nước – trong đó có Việt Nam.
Tháng 7/2018, tại Trung Quốc, các nạn nhân gặp khó khăn khi cho vay trên nền tảng ngang hàng (P2P lending) đã tập trung và lấp đầy 2 sân vận động cỡ lớn tại Hàng Châu nhằm trông chờ sự giúp đỡ từ chính phủ. Ở đó, mọi lo lắng đều hằn sâu trong đôi mắt nhà đầu tư, mọi bối rối đều thể hiện qua các hành động trong giải quyết khủng hoảng của cơ quan chức năng. Nhưng hơn hết, tất cả đều cùng hướng đến số phận của các công ty cho vay ngang hàng và niềm hy vọng hoàn trả số tiền đã đầu tư.
Hy vọng rồi thất vọng, sự sụp đổ hàng loạt của các công ty cho vay ngang hàng Trung Quốc đã chấm dứt mọi thứ với các nhà đầu tư. Những hệ lụy vẫn chưa đánh giá hết, nhưng bài học được rút ra là nhãn tiền và vô cùng có lợi cho nhiều nước – trong đó có Việt Nam.
Những đánh giá sơ bộ về hoạt động cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cho vay ngang hàng (P2P lending) đã trở thành ngành tài chính tỷ USD. Sự phát triển đó của nền tảng cho vay P2P nằm ở những con số đầy ấn tượng về tổng dư nợ, quy mô kết nối, chất lượng hoàn trả tiền vay, số lượng công ty kinh doanh nền tảng cho vay P2P…Chẳng hạn, tính riêng một công ty cho vay ngang hàng Tima đã có hơn 2 triệu người đăng ký vay, 3 triệu đơn vay, và số tiền mặt giải ngân là gần 44 ngàn tỷ đồng của hơn 22 ngàn nhà đầu tư.
Với những kết quả trên, các công ty cho vay ngang hàng có thể làm nhiều ngân hàng và công ty tài chính hiện nay phải e dè trong cạnh tranh. Tại sao vậy? Vì chúng đang hướng đến hoạt động tài chính trên một thị trường ngách hoàn hảo. Theo đó, các nhu cầu tài chính thường là món nhỏ (vài triệu đến vài chục triệu) sẽ được đáp ứng nhanh chóng bởi hàng chục ngàn người đang có vốn nhàn rỗi. Ngoài ra, tính kết nối không thông qua trung gian của nền tảng còn làm: tối thiểu nhiều chi phí, nhanh chóng tiện lợi, và tạo kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn.
Video đang HOT
Chính vậy, sự phát triển của nền tảng cho vay ngang hàng là tất yếu tại hệ thống tài chính Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền cần phải nhanh chóng hành động cập nhập bài học từ Trung Quốc để tự cảnh báo và đưa ra các giải pháp tối ưu.
Trông Trung Quốc mà tự cảnh báo ta
Tới đây, nếu chúng ta còn nghi ngờ về sự vượt trội của mô hình kinh doanh này thì có thể suy ngẫm về sự thành công của Grab, Uber, Airbnb,…và những cái “sống mòn” của tổ chức đối trọng truyền thống.
Tuy nhiên, đối với nền tảng cho vay ngang hàng thì yếu tố rủi ro và những ảnh hưởng đến hệ thống tài chính là nghiêm trọng. Nên, không được đối xử giống các công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng ngang hàng khác, mà cần vận hành và phát triển trên các bài học từ các nước – đặc biệt, có thể trông Trung Quốc mà tự cảnh báo cho ta.
Chẳng hạn, các cảnh báo có thể bao gồm:
Một là, hình thành khung pháp lý nhằm: điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho vay ngang hàng; quy định hoạt động thường nhật của công ty vận hành nền tảng ngang hàng; yêu cầu về quản trị thông tin và thực hiện đánh giá tín nhiệm các đơn yêu cầu vay; xây dựng các chuẩn mực quản trị rủi ro chủ động…
Hai là, xây dựng các chính sách về cho vay ngang hàng với đối tượng điều chỉnh là những công ty vận hành nền tảng P2P (tạm gọi là công ty P2P). Theo đó, cấm mọi hình thức tự huy động vốn để cho vay của các công ty P2P.
Ba là, hình sự hóa các hoạt động công ty P2P tạo lập thông tin về khách hàng vay vốn và sử dụng vốn cho các doanh nghiệp riêng của họ. Đây cũng chính là nguyên nhân chính yếu dẫn đến các nền tảng cho vay ngang hàng bị sụp đổ ở thị trường Trung Quốc.
Bốn là, thành lập ủy ban giám sát toàn diện các nền tảng cho vay ngang hàng và cảnh báo sớm các mô hình cho vay ngang hàng có dấu hiệu gian lận tài chính Ponzi.
Năm là, phổ biến các kiến thức về cho vay ngang hàng nhằm trang bị cho các nhà đầu tư những nhận thức về rủi ro và có những quyết định đúng đắn khi cho vay trên nền tảng ngang hàng.
Tóm lại, cẩn tắc vô áy náy, các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam nên phản ứng kịp thời và đón đầu sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng cho vay ngang hàng. Để từ đó, chúng ta tiến tới quản trị rủi ro chủ động, nhằm tránh hoặc hạn chế các tổn thất có thể xảy ra như trường hợp Trung Quốc.
TS. Châu Đình Linh
Theo Trí thức trẻ
Khó khăn tiếp cận vốn ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Câu chuyện vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một câu chuyện không mới nhưng cũng không bao giờ cũ.
Trong thời gian qua, các ngân hàng cũng không thiếu những gói tín dụng hỗ trợ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn "than thở" là còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Vậy đâu là nguyên nhân?
Tại buổi gặp gỡ và làm việc vừa qua tại TPHCM giữa Hiệp hội DNNVV Việt Nam với một số ngân hàng tại TPHCM về những vướng mắc trong việc cung cấp vốn cho các DNNVV, câu chuyện về tài sản đảm bảo để vay vốn chính là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp, bởi vì hiện nay vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chiếm tỷ lệ nhỏ do nhiều vướng mắc, khó khăn về thu tục vay vốn, tài sản thế chấp...
Ông Nguyễn Sơn Ca, đại diện cho một doanh nghiệp sản xuất gạch bông ở TPHCM cho biết, công ty của ông đang có nhu cầu cần vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Về tài sản thì ông có nhà xưởng, dây chuyền thiết bị mới, tuy nhiên nhà xưởng của ông được xây dựng trên đất đi thuê. Do đó, công ty đang gặp khó với việc tiếp các gói tín dụng ưu đãi.
"Một số NHTMCP chấp nhận cho vay tín chấp nhưng lãi suất khá cao lên đến 18%/năm và thời hạn cho vay ngắn. Lãi suất cao chúng tôi chấp nhận được nhưng với các DNNVV thời gian cho vay ngắn hạn rất khó để có thể sử dụng hiệu quả vào việc xây dựng và kinh doanh. Các ngân hàng thường quảng cáo rất nhiều về các gói tín dụng hỗ trợ cho khối DNNVV rất hấp dẫn thế nhưng khi doanh nghiệp mang hồ sơ tới gặp ngân hàng thì mới lòi ra những cái khó mà ngay từ ban đầu không nhân viên ngân hàng nào tư vấn cụ thể", ông Ca nói.
Theo đại diện phía ngân hàng, thì luôn có nhiều sản phẩm cho vay nhưng khi tiếp cận thì không dễ vì đa phần vướng trong việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực mới, đặc thù; việc khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cho vay vốn do không có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp; không kiểm soát được quá trình mua bán, thanh toán hóa đơn hàng hóa..., dẫn tới tâm lý e dè của ngân hàng khi quyết định cho vay đối với đối tượng này.
Giám đốc chi nhánh một NHTM quốc doanh tại TPHCM cho biết, quan điểm của ngân hàng là thiết kế sản phẩm dựa vào khó khăn của DNNVV, chứ không phải căn cứ nhu cầu của họ. Đơn cử như chuyện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, chúng tôi dám cho vay tín chấp các DNNVV. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ chứng minh được 3 vấn đề, đó là làm ăn nghiêm chỉnh; minh bạch về thông tin với ngân hàng; có sự tâm huyết về ngành kinh doanh đang làm (không dùng vốn vay để đầu tư ngoài ngành). Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn một cách dễ dàng".
Theo Gia Miêu
Agribank Bến Thành: Dùng hồ sơ photocopy để vay đến 300 lượng vàng Để có tiền sử dụng cho mục đích cá nhân, nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành đã chỉ đạo cấp dưới làm giả mạo hồ sơ vay 300 lượng vàng mang tên cháu họ. Đáng nói, số vàng này được giải ngân khi hồ sơ vay chỉ là các giấy tờ photocopy. Dùng giấy tờ photocopy làm hồ sơ vay Trong vụ án...