Cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngân hàng
Tại báo cáo vừa công bố mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận định, cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho ngành ngân hàng và vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng.
Trong năm 2018, tăng trưởng tín dụng đã giảm tốc theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tăng trưởng toàn ngành chỉ đạt 13,9%, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại và thấp hơn mục tiêu 17% của Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.
Cũng trong năm 2018, GDP của Việt Nam đạt 7,1%, mức cao nhất trong 11 năm. Do đó, sang năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi trọng tâm sang kiểm soát lạm phát, song song với việc thắt chặt quản lý tăng trưởng tín dụng với mức 14%.
Cho giai đoạn 2019 – 2020, VNDirect dự báo mức độ tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15% mỗi năm dựa trên các yếu tố như lạm phát đã có dấu hiệu tăng trở lại; nguồn vốn tín dụng bị hạn chế hơn do chính sách điều hành; chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước trong nhóm ASEAN; tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam.
Ở khía cạnh khác, một thay đổi tích cực so với chu kỳ bùng nổ tín dụng trước đây là nhu cầu tín dụng hiện nay chủ yếu đến từ cá nhân và các công ty tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Trong khi đó trước đây, một phần lớn tín dụng được cấp cho ngành bất động sản và các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ trọng tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước vay đã giảm mạnh xuống mức 6,4% trong năm 2018, so với mức 25-26% trong giai đoạn 2011-2013.
VNDirect cho rằng việc này được hỗ trợ phần nào bởi việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của cho vay cá nhân là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn ngành, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu tín dụng đã đề cập ở trên.
Video đang HOT
Tín dụng cá nhân đang có tốc độ tăng trưởng chóng mặt.
Theo VNDirect, dư địa tăng trưởng tín dụng trong phân khúc tiêu dùng và doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều.
Tại phân khúc tiêu dùng, VNDirect cho biết, tỷ lệ thâm nhập của tín dụng hộ gia đình ở mức 47,9% GDP vào thời điểm tháng 12/2018 vẫn thấp hơn so với các nước như Thái Lan (78,6%) và Malaysia (82,1%), trong khi các nước này có mức độ tín dụng/GDP tương đương Việt Nam (lần lượt ở mức 128% và 139% so với 130% ở Việt Nam).
Về phân khúc doanh nghiệp tư nhân, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới tiếp tục tăng trưởng 16% trong năm 2018 trong khi số lượng doanh nghiệp đóng cửa giảm 5% so với năm 2017.
“Tuy nhiên chúng tôi tin rằng yếu tố chính giúp các ngân hàng thành công trong cạnh tranh ngân hàng bán lẻ là dịch vụ và nhân lực bán hàng. Khả năng phân phối và bán hàng sẽ là các yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị phần trong phân khúc này. Do đó, ngân hàng có mạng lưới rộng, tập khách hàng lớn sẽ có lợi thế hơn”, VNDirect nêu quan điểm.
Theo vneconomy.vn
Hạn chế rủi ro cho vay bất động sản
Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn vào các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê
Ngày 13-6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp thông tin kết quả hoạt động NH 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm, tại Hà Nội.
Mở rộng tín dụng lĩnh vực ưu tiên
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, cho biết đến ngày 10-6, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,17% so với cuối năm ngoái, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được bảo đảm, thông suốt. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản tiếp tục ổn định. Ngay từ đầu năm, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng NH thương mại.
Khách hàng chọn mua căn hộ tại một dự án ở quận 7, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Đến cuối tháng 5, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74% so với cuối năm ngoái. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát. Tín dụng đối với hầu hết lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá, như xuất khẩu (tăng 13%), doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tăng 14,33%), doanh nghiệp nhỏ và vừa (5,04%)...
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN, các ngành kinh tế, NH cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu cuộc sống người dân. Đặc biệt, từ đầu năm 2019, NHNN mở rộng các hình thức cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng góp phần hạn chế tín dụng đen.
Siết chặt tín dụng bất động sản
Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) chủ yếu là tăng trưởng của dư nợ tín dụng phục vụ đời sống về nhà ở; dòng vốn tín dụng BĐS đã hướng đến nhu cầu nhà ở của người dân.
Liên quan đến việc siết chặt vốn vào BĐS, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết hiện nguồn vốn đối với BĐS vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống NH. Nhằm phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh, Chính phủ đã giao NHNN theo dõi tình hình, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS; khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn vào các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở cho thuê. Kinh doanh BĐS là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rất lớn, nhưng không có nghĩa NH thương mại phòng ngừa, giảm bớt rủi ro mà hạn chế cho vay bằng cách kiểm soát chặt. Một lãnh đạo NHNN phân tích, quan điểm của NHNN là không chỉ kiểm soát về mục đích vay để đầu tư, kinh doanh BĐS mà còn đánh vào giá trị của khoản vay. Chẳng hạn, tại dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH mới đây, NHNN đã tăng hệ số rủi ro vay mua nhà ở cao cấp nhằm hạn chế dòng vốn vay tiêu dùng đổ vào kinh doanh BĐS. Việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay tiêu dùng, vay mua nhà ở cao cấp trên 3 tỉ đồng giúp giảm vốn NH đổ vào BĐS, giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động xấu...
Tính trong 3 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng BĐS tăng 3,29% so với cuối năm trước, riêng tăng trưởng cho vay với khách hàng cá nhân mua BĐS tăng khá mạnh. Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng.
Tìm nguồn vốn khác thay dần vốn tín dụng
Theo Hiệp hội BĐS TP HCM, NHNN có lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, buộc chủ đầu tư dự án BĐS phải tìm nguồn vốn khác thay thế dần một phần nguồn vốn tín dụng. Trong đó, hiệp hội khuyến nghị doanh nghiệp cần xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện huy động vốn xã hội và định hướng trở thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn chứng khoán.
DƯƠNG NGỌC - LINH ANH
Theo nld.com
BVSC: Thanh khoản khá dồi dào nhưng khó kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay giảm Trong bản tin trái phiếu tuần từ 3/6 - 7/6/2019, nhóm chuyên gia của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tập trung phân tích diễn biến của lãi suất liên ngân hàng và những tác động tới lãi suất huy động, lãi suất cho vay và tỷ giá VND/USD. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Tín dụng tăng thấp, giải ngân chậm khiến thanh...