Chợ trời “đặc biệt” ở Sài Gòn
Vừa là người bán, người mua, lại tự mình định giá hàng hóa… đó là những gì đang diễn ra tại khu chợ trời với đủ loại hàng, từ đồng nát đến vàng bạc, đồ điện tử… ở đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TPHCM.
Mua bán từ đồng nát đến vàng bạc
9 giờ sáng, dọc con hẻm 001 chung cư Lý Thường Kiệt vòng sang đường Lý Nam Đế bắt đầu đông người. Trên vỉa hè, trong quán cà phê đầy ắp người ra vào, việc mua bán diễn ra tấp nập. Hàng ở đây chủ yếu đã qua sử dụng; có đủ loại từ đồng nát đến vàng bạc, tuy nhiên nhiều nhất là hàng điện tử như điện thoại, đồng hồ, máy tính… Chú Long, người có hơn chục năm làm nghề mua bán đồng nát ở đây cho biết, chợ trời này có cách đây gần hai mươi năm. “Ban đầu, chợ chỉ có khoảng chục người mua bán đồng nát, thấy làm ăn được nên ngày càng nhiều người về đây kinh doanh. Tuy nhiên, khoảng mấy năm gần đây, hàng đồng nát mất dần vị thế thay vào đó là hàng điện tử như điện thoại, máy tính, sạc pin…”, chú Long nói.
Quang, quê Quảng Nam, vào TPHCM lập nghiệp gần 10 năm. Việc kinh doanh của Quang rất đơn giản. Buổi sáng, anh đến quán cà phê trong khu chợ trời này vừa tranh thủ làm ly cà phê vừa mua bán. Trên chiếc bàn của quán, ly cà phê anh bỏ một góc, còn mặt bàn trưng bày toàn là điện thoại, sạc pin…”Làm nghề này thấy vậy mà không đơn giản, tuy chỉ cần vài triệu đồng có sẵn trong túi để mua đổi hàng, nhưng nếu non tay, yếu mắt nhìn, mua phải hàng dỏm coi như ôm đủ”, anh Quang nói.
Đối diện bên kia bàn anh Quang, một người đàn ông chừng 50 tuổi đang cặm cụi lau mấy chiếc mắt kính rồi lại xỏ tay vào túi quần lôi ra một túi nilong, bên trong túi có mấy chiếc nhẫn và lắc tay, vàng cũng có, bạc cũng có. “Ông đó là tay chơi đồ cổ, chuyên sưu tập mấy thứ lạ mắt, như kính, nhẫn, tiền giấy…hầu như mấy thứ của ổng là hàng độc hết đó”, anh Nam, một người bán hàng điện thoại gần Quang nói. Một lát sau một người đàn ông đi xe máy trờ đến, phía sau xe là một thùng loa điện tử. Xe vừa dừng, mọi người xúm lại bàn tán. Họ ra giá và mặc cả với nhau. Cuối cùng, chiếc loa thuộc về một người đàn ông tên Nghĩa với giá 70 ngàn đồng.
Ở chợ trời này, có thể tìm thấy đủ loại hàng
Kiểu mua bán lạ đời
Video đang HOT
Ở quán cà phê, người ra vào mua bán đủ loại, có già, trẻ, sang trọng, dân dã… Họ đến đây buôn bán nhưng có người mang cặp táp, có người mang túi xách, người đeo ba lô, có người thì hai ba túi nilong nhưng bên trong đầy điện thoại, sạc pin… Điểm chung giữa những người này, họ khá am hiểu về điện tử bởi cầm thứ nào lên, họ nói đúng tên, đúng hãng, dòng đời ra năm nào luôn và kể cả hàng nhái, hàng giả…
Anh Mừng, quê ở Thái Nguyên, vào TPHCM làm ăn hơn chục năm nay cho biết, làm nghề này thì khó mà kiếm cơm được bởi thật giả khó biết. Buổi sáng, anh xách một chiếc cặp đen đến quán cà phê này ngồi. Chiếc bàn gần như thuộc về anh bởi ngày nào cũng góc đó anh ngồi từ 9 giờ đến khoảng 3 giờ chiều.
“Ở đây mọi thứ gần như mặc định, không ai giành chỗ của ai, thấy bàn nào có ly cà phê, trên bàn có vài chiếc điện thoại là bàn đó đã có chủ”, anh Mừng nói. Ngồi chốc lát, Mừng đứng dậy, ngó nghiêng rồi cùng xúm lại một nhóm khác, bàn tán xôn xao. Lâu lâu Mừng lại chạy bàn này sang bàn kia, cầm điện thoại này đến điện thoại khác rồi hô giá, gật đầu thì đưa tiền, lắc đầu bỏ xuống chạy đến nhóm khác.
Theo anh Mạnh, quê ở Hà Nội, trong tay anh hiện có khoảng 600 chiếc điện thoại khác nhau. Có những cái từ thập niên 90, cái mới nhất như iPhone 5… nhiều cái biết không dùng được nhưng anh vẫn mua, bởi đó là đam mê. “Ngồi ở đây cả ngày nhiều lúc chỉ mong đủ tiền trả cà phê, kiếm dĩa cơm cho vui chứ làm ăn gì được, toàn là tay chơi chuyên nghiệp về điện tử hết, chẳng qua là mê chơi hàng độc, hàng lạ nên ngồi đây cho xôm tụ đó thôi”, anh Mạnh nói.
Cùng lúc, một cô gái chừng 25 – 27 tuổi, trên tay cầm một túi nilong đen đến cầm điện thoại của anh Mạnh lên. Sau một hồi xoay ngang liếc dọc, cô này ra giá 120 ngàn, anh Mạnh lắc đầu. Ngần ngừ một lúc, cô này lên giá thêm 30 ngàn, anh Mạnh gật đầu rồi người cầm tiền, người cầm điện thoại là xong. “Con bé này chuyên đi mua xác mấy thứ này rồi về bán lại cho mấy tên sửa điện thoại, ngon ăn có ngày nó kiếm đến vài trăm đó chú”, anh Mạnh nói.
Dọc ngoài vỉa hè xung quanh khu vực chung cư 001 Lý Thường Kiệt này phải có đến mấy chục người kinh doanh kiểu thế này. Họ trải một tấm bạt ở dưới đường rồi bày hàng hóa lên với đủ loại thập cẩm từ đồng nát đến điện tử, dây nịt, đồng hồ, Zipo…
Theo Nguyễn Dũng
Đĩa lậu phim "Bụi đời Chợ Lớn" tràn lan, ai xử lý?
Đĩa lậu phim "Bụi đời Chợ lớn"chỉ có giá 10.000 đồng/đĩa đang được bày bán tràn lan ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi bản nháp của bộ phim "Bụi đời Chợ lớn" của đạo diễn Charlie Nguyễn bị tung lên mạng vào sáng 5/7, chỉ ngày hôm sau, bản đĩa lậu của bộ phim đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường băng đĩa ở cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng 8/7, phóng viên VOV online đã đi khảo sát tại nhiều cửa hàng đĩa trên phố Hàng Bài, phố Thịnh Yên và khu vực Chợ Trời (hay còn gọi là Chợ Điện tử, Hà Nội). Hầu hết các cửa hàng đều có bán bản đĩa lậu "Bụi đời Chợ Lớn", chỉ có điều không bày bán công khai trên kệ, không dán poster quảng cáo.
Khi phóng viên hỏi mua đĩa "Bụi đời Chợ Lớn" tại một cửa hàng ở phố Hàng Bài, chủ cửa hàng lập tức nói có đĩa và chờ đi lấy từ một nơi khác về. Theo quan sát, bìa đĩa lậu được in rất đẹp với những hình ảnh được đoàn làm phim tung ra trước đó. Chủ cửa hàng quảng cáo, đây là bản đẹp với chất lượng cao (HD) và khách hàng sẽ "không hối hận khi mua đĩa".
Một bản đĩa lậu "Bụi đời Chợ Lớn" được bán tràn lan ở Hà Nội
Tại nhiều cửa hàng tại khu vực Chợ Trời, các cửa hàng đều có đĩa nhưng không bán công khai. Chỉ khi phóng viên hỏi, chủ cửa hàng mới đưa đĩa ra. Trên bìa đĩa có ghi là "DVD phim chiếu rạp - Bản HD", tuy nhiên, một chủ cửa hàng tại đây cho biết, đây là bản rò rỉ được tung trên mạng vài ngày trước đó, chất lượng đẹp nhưng không phải là bản HD (phim chất lượng cao) như các phim chiếu rạp khác.
Theo tiết lộ của một số chủ cửa hàng ở phố Thịnh Yên, một buổi sáng có thể bán được cả trăm đĩa "Bụi đời Chợ Lớn", khách hàng toàn là những người trẻ. Dù là bộ phim gây tò mò, gây "sốt" nhưng các chủ cửa hàng không "hét" giá mà chỉ bán với giá bình dân 10.000 đồng/đĩa. Có cửa hàng ở đây còn từ chối bán lẻ, chỉ bán buôn với số lượng mua từ chục đĩa trở lên. Một chủ cửa hàng còn đùa rằng: "Bộ phim đầu tư 16 tỷ đồng mà bị cấm, chả thu về được đồng nào, các cửa hàng đĩa thu về hộ rồi".
Còn tại TP.HCM, các bản đĩa lậu phim "Bụi đời Chợ Lớn" cũng được bày bán tràn lan và công khai. Nhiều cửa hàng còn bày đĩa ở vị trí đẹp, dễ nhìn thấy và cũng chào mời nhiệt tình hơn. Các bản đĩa lậu này đều không dán nhãn hay bất kỳ thông tin nào về nơi sản xuất, các chủ cửa hàng cũng không tiết lộ nguồn cung ứng đĩa.
Trưa 8/7, trao đổi với phóng viên VOV online về việc xử lý đĩa lậu "Bụi đời Chợ lớn" đang tràn lan trên thị trường một cách khó kiểm soát, ông Phạm Đình Thắng, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT&DL cho biết, Cục Điện ảnh là đơn vị chịu trách nhiệm về việc xử lý các đĩa lậu này chứ không phải Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trong Luật Điện ảnh có quy định rõ về việc bán, cho thuê, in sang, nhân bản phim để xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, khi phóng viên VOV online gọi điện thoại cho lãnh đạo Cục Điện ảnh Việt Nam thì không thể liên lạc được.
Trước đó, phía đơn vị đầu tư và phát hành của bộ phim "Bụi đời Chợ Lớn" là công ty Thiên Ngân và hãng sản xuất Chánh Phương đã chính thức gửi công văn đến các cơ quan chức năng đề nghị điều tra tìm ra tổ chức hoặc cá nhân đưa bộ phim "Bụi đời Chợ Lớn" lên mạng.
Theo một nguồn tin, chỉ sau một thời gian ngắn, với sự phối hợp tích cực và chặt chẽ từ hãng sản xuất (Chánh Phương), hãng đầu tư và phát hành (Thiên Ngân) và những cá nhân liên quan, cơ quan chức năng đã tìm được người tình nghi là thủ phạm phát tán bộ phim "Bụi đời Chợ Lớn" lên mạng. Song, các bên liên quan đều từ chối tiết lộ danh tính người tình nghi phát tán bộ phim và lý do của hành vi này.
Được biết, cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL cho biết, ông đã nhận được thông báo của Cục Điện ảnh về việc bộ phim "Bụi đời Chợ Lớn" bị phát tán lên mạng. "Ngày 8/7, chúng tôi sẽ tổ chức họp và tiến hành xác minh vụ việc", ông Thành cho biết.
Việc phim "Bụi đời Chợ lớn" bị tung lên mạng đặt ra câu hỏi rất lớn trong việc bảo vệ bản quyền cũng như kiểm soát nội dung đăng tải trên các trang chia sẻ video trực tuyến hiện đang rất "mở" ở Việt Nam.
Hiện nay, việc ngăn chặn sự phát tán của "Bụi đời Chợ Lớn" vô cùng khó khăn, chẳng khác gì "thả gà ra đuổi", vì rất khó để xóa hết các bản copy bộ phim trên các trang mạng, càng không thể kiểm soát được việc cư dân mạng truyền tay nhau.
Tuy nhiên, việc cấm và thu giữ đĩa lậu "Bụi đời Chợ Lớn" hiện bày bán công khai tại thị trường băng đĩa ở cả Hà Nội và TP.HCM vẫn vô cùng rất cần thiết bởi đây là bộ phim đã bị cấm chiếu vĩnh viễn.
Theo Dantri
Chợ đêm Tết ở Bắc Giang Mua bán ở chợ đêm Cao Thượng Ở Bắc Giang cũng có một chợ đêm khá độc đáo họp một lần duy nhất trong năm nhằm đúng mồng Hai Tết. Nghe anh bạn kể về chợ đêm ở Bắc Giang, tôi háo hức suốt đêm mồng Một Tết để chuẩn bị cho chuyến du hành đầu xuân đến thăm chợ đêm khá độc...