Cho trẻ uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?
Ở trẻ nhỏ, thiếu nước có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như khô miệng, táo bón, thiếu tập trung. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho con.
Cơ thể con người được tạo thành từ 70% là nước. Nước có rất nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể bao gồm điều chỉnh thân nhiệt, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải. Cơ thể mất nước suốt cả ngày khi bạn đổ mồ hôi, thở và đi tiểu. Điều quan trọng là bạn cần bù đủ lượng nước đã mất.
Theo Healthy Kids, trẻ em có nguy cơ mất nước cao hơn người lớn. Điều này là do kích thước cơ thể của bé. Trẻ em thường có làn da nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi và mất nước hơn. Ngoài ra, trẻ không phải lúc nào cũng nhận ra rằng chúng khát và có thể quên uống nước nếu không được khuyến khích và nhắc nhở.
Lợi ích khi trẻ uống nhiều nước
Nghiên cứu cho thấy trẻ em uống nước đầy đủ có thể hoạt động tốt hơn ở trường, giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và luôn vui vẻ.
Nếu thiếu nước, dù nhẹ, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, thiếu tập trung, giảm hiệu suất tinh thần. Một số dấu hiệu mất nước khác bao gồm khô miệng, da, táo bón và nước tiểu đậm màu.
Trẻ cần bổ sung chất lỏng thường xuyên để tránh bị mất nước. Ảnh: Kiddipedia.
Trẻ cần bao nhiêu nước?
Số lượng nước trẻ cần thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động của chúng.
Video đang HOT
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hay sữa công thức đã cung cấp đủ lượng nước cũng như dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, không cần cho bé uống nước. Thậm chí, trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước còn dễ bị ngộ độc nước, khó chịu, co giật… Với trẻ từ 6 tháng trở lên, nhu cầu nước lúc này là khoảng 200-300 ml/ngày.
Trẻ trên 1 tuổi và dưới 8 tuổi, nên uống ít nhất 4-6 ly nước. Trẻ trên 8 tuổi, uống tối thiểu 6-8 ly nước. Nếu chơi thể thao hoặc rất năng động, trẻ cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng hơn.
Lời khuyên để giúp trẻ giữ nước
Theo Parents, một số mẹo nhỏ dưới đây có thể đảm bảo cho trẻ luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể:
- Khuyến khích trẻ uống nước trước, trong và sau khi hoạt động thể chất.
- Thêm vài lát trái cây như chanh hoặc cam vào nước lọc để tăng hương vị.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh. Rất nhiều bé không thích ăn rau xanh và trái cây. Bố mẹ nên tạo ra bữa ăn nhiều màu sắc và hình dáng hấp dẫn để kích thích sự tò mò của trẻ.
- Cho trẻ uống sữa. Sữa có thể bổ sung lượng natri bị mất khi đổ mồ hôi và giúp giữ nước tốt hơn, đồng thời cung cấp protein cần thiết cho trẻ phát triển và tăng trưởng cơ bắp. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn những nhãn hiệu sữa đảm bảo chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín, có cam kết chính hãng, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát đầu ra và đầu vào của sản phẩm như Tiki và một số hệ thống phân phối có thương hiệu.
Theo Zing
4 tín hiệu bất thường sau khi uống nước, chứng tỏ bạn đang bệnh nặng
Tín hiệu sau khi uống nước cũng có thể cho thấy cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không?
Uống nước, ăn cơm và ngủ là những điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Rất nhiều người thích uống nước, đây là một thói quen tốt, nhưng cũng có một số người sẽ xuất hiện những tín hiệu bất thường. Vào thời điểm đó, chuyên gia khuyên bạn cần phải cảnh giác cao độ, bởi vì đây có thể là những tín hiệu của các loại bệnh.
1. Sau khi uống nước, đi tiểu ít, thậm chí không đi tiểu
Có triệu chứng trên hãy cảnh giác, vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2 - 3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít sau khi uống nước vậy bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.
2. Sau khi uống nước khô miệng, đi tiểu nhiều
Rất nhiều người, uống nước càng nhiều thì tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Nếu xuất hiện tình trạng này, cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
Ngoài ra, khô miệng tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
3. Sau khi uống nước xuất hiện tình trạng phù nề toàn thân
Chúng ta đều biết rằng những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, cho dù uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù nề. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng ngược lại bạn cần cảnh giác với bệnh thận. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
4. Sau khi uống nước xuất hiện tình trạng đau bụng
Sau khi uống nước, nhiều người bị đau bụng, khi tự kiểm tra sẽ thấy phần bụng phình to. Xuất hiện tín hiệu thất thường này bạn cần lưu ý đến bệnh gan, những người bị xơ gan, nếu uống nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bụng trướng.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng sau khi uống nước cũng có thể do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng....), đại tràng co thắt, bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng.
Nếu bạn có 4 triệu chứng trên sau khi uống nước, nhất định phải đến bệnh viện để khám. Theo thời gian, không điều trị kịp thời sẽ làm tăng tình trạng bệnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tất nhiên, nếu bạn không có một trong bốn triệu chứng trên, bạn nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Việc uống nhiều nước tốt cho sức khoẻ và giúp kéo dài tuổi thọ.
Hà Vũ (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
Cứ lặp lại thường xuyên những triệu chứng này, có thể là do gan của bạn chứa đầy độc tố Gan là một trong những cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm lọc thải chất độc cho cơ thể. Nếu gan chất chứa nhiều độc tố thì bạn có thể gặp phải một trong những vấn đề bất thường sau. Đa phần những bệnh xảy ra ở vùng gan thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó để nhận biết từ...