Cho tới khi tôi bị băng huyết thì mới hiểu nổi lòng chồng
Dù không còn sức để nói, tôi vẫn cảm nhận chồng mình đang bế mình ra xe cấp cứu và cầu xin bác sĩ cứu tôi.
Nhói lòng đọc bức thư viết dở trước khi mất của anh trai tôi Đắng lòng cầm phong bì 20 triệu và bức tâm thư của vợ trước lúc bỏ đi Hóa ra đây là lý do mẹ tôi phải nhường nhịn và tìm mọi cách lấy lòng vợ tôi Đau thắt lòng trước sự vị tha của chồng
Lấy chồng là công nhân xây dựng, ai cũng nói tôi sẽ khổ. Chồng tôi đi làm bên ngoài liên tục, có khi đi theo công trình ngoại tỉnh tới cả tháng mới về. Mọi chuyện nhà cửa, đối nội đối ngoại, con cái đều do một mình tôi gánh vác. Lắm khi mệt mỏi tôi cũng tự trách mình khi đó không sáng suốt, cứ chạy theo tình yêu để giờ khổ còng lưng ra.
Nhất là khi sinh bé Cún. Lúc đó chồng tôi đang thầu công trình ở Phú Yên nên không về kịp. Ra phòng hậu sinh, nhìn người ta được chồng chăm sóc mà tôi tủi thân muốn rơi nước mắt. Mãi đến khi con gần xuất viện mới thấy mặt chồng hớt hơ hớt hải chạy vào. Nhưng ở với mẹ con tôi được hai ngày anh lại phải đi vì không thể bỏ bê công trình được. Suốt cả tháng ở cữ, dù được mẹ chồng chăm sóc chu đáo và hàng ngày vẫn nói chuyện với chồng qua điện thoại nhưng tôi vẫn tủi phận. Lúc đó càng thấm thía việc lấy chồng làm xây dựng là sai lầm.
Sau mỗi lần thầu như vậy, chồng tôi lại đem về rất nhiều tiền. Nhưng lần đó, tôi vứt trả tiền vào người anh rồi khóc lóc, trách cứ. Tôi nói tôi không cần tiền, tôi cần chồng. Người ta sinh đẻ có chồng bên cạnh phụ giúp, chia sẻ. Còn tôi thì vò võ một mình, tự chăm con, tự chăm mình. Anh chỉ ôm lấy tôi rồi xin lỗi. Anh nói chỉ làm mọi cách để đảm bảo tương lai cho tôi và con mà thôi. Sau đợt đó, anh ở nhà với mẹ con tôi được hơn 1 tháng mới nhận thầu công trình khác trong tỉnh.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chồng tôi cũng chẳng được lãng mạn, nhẹ nhàng như chồng người khác. Đã thế còn hay đi nhậu nhẹt để kết giao bạn bè và các mối quan hệ làm ăn. Tôi tức lắm nhưng mỗi lần nói ra lại cãi cọ nên đành nín nhịn. Chỉ có điều, chính anh cũng nói chỉ dẫn đối tác đi nhậu ở những quán đàng hoàng, không bao giờ vào những quán có tiếp viên nữ. Tôi tin chồng. Vậy mà cách đây hai tháng, tôi đã chết điếng khi thấy chồng mình có vết son trên cổ áo. Tôi khóc cạn nước mắt, trách chồng, mắng chồng, thậm chí là đánh vào người anh. Lần đó, anh đã quỳ xuống xin lỗi tôi và nói đây là lần đầu tiên.
Sau đó anh không nhận thầu nữa mà ở loanh quanh ở nhà với mẹ con tôi. Anh chăm con, tìm cách nói chuyện với tôi. Tôi mất niềm tin, mất tình yêu vào chồng. Nói không quá nhưng tôi sống với anh chẳng qua vì bé Cún còn quá nhỏ mà thôi. Tôi còn dự định khi nào bé lớn, tôi có một số tiền thì tôi sẽ li hôn và chuyển ra ở riêng. Và nếu không có lần bị băng huyết này có lẽ tôi đã làm như thế.
Thật ra từ hồi con gái, tôi đã hay bị rong kinh, từng đi khám và được kết luận không phải bệnh lý nên tôi không để ý việc đó lắm. Cách đây một tuần, tôi cũng bị rong kinh và ra máu rất nhiều. Chủ quan nên tôi không đi bệnh viện khám nữa. Tối hôm đó, tôi tắm xong vừa thay quần áo thì trời đất tối đen lại. Tôi thấy mình không có sức lực để nhấc tay lên. Người cảm tưởng ngất rồi nhưng đầu óc vẫn tính táo, vẫn biết mình đang nằm trong nhà vệ sinh.
Ngay lúc đó tôi nghe tiếng của chồng và cảm nhận được anh đang bế mình lên giường. Sau đó anh gọi điện xe cấp cứu rồi đưa tôi ra xe. Tôi vẫn nghe được chồng tôi cầu xin bác sĩ cứu tôi. Anh cứ bảo tôi phải cố gắng lên, không được bỏ anh và con…
Khi tỉnh lại là 4 giờ sáng, điều tôi thấy đầu tiên là anh đang ngồi bóp tay cho tôi. Mắt anh nhắm nghiền nhưng tay anh vẫn bóp bóp nhẹ nhàng tay tôi đang truyền thuốc. Tôi cựa tay, anh giật mình mở mắt ra, nhìn thấy tôi đang nhìn anh, anh đã bật khóc. Dù vội vàng quay đi nhưng tôi biết anh đang cố chùi nước mắt cho nhanh. Đó là lần đầu tiên tôi thấy anh khóc.
Suốt mấy ngày nằm viện, chồng tôi là người thay băng vệ sinh, lau chùi, chăm sóc tôi rất kĩ. Tôi biết anh thương mình thật lòng. Sau lần này, tôi đã hiểu được thêm về anh, về tấm lòng của anh. Tôi quyết định sẽ bỏ qua lỗi lầm của anh và sống thật hạnh phúc bên cạnh người đàn ông mình đã dũng cảm lựa chọn suốt cả cuộc đời này.
Theo Afamily
Nỗi lòng của người phụ nữ 'bán thân' nuôi chồng
Bí bách quá cuối cùng Phượng cũng tặc lưỡi làm theo. Ai ngờ lên trên đó rồi cô mới biết công việc mình phải làm là "bán thân mua vui cho khách".
Phượng sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo heo hút, gia đình sống chủ yếu bằng nghê đánh bắt. Bố mẹ Phượng hiếm muộn mới sinh được một cô con gái, thế nhưng tiền ăn chẳng có thì lấy đâu ra tiền học. Cũng vì thế mà dù có thương con đến đâu bố mẹ cô cũng đành nhìn con mình thất học, phải cùng gia đình đi đánh bắt, nhặt nhạnh con cá con tôm từ bé.
Thế nhưng chưa bao giờ Phượng oán trách gian đình, bố mẹ. Cô lầm lũi từng ngày, không than trách, không kêu khổ, coi đó là số phận, là sự an bài của ông trời. Sau này lớn lên, Phượng giống mẹ vừa xinh đẹp, vừa khéo ăn nói. Người như Phượng đáng ra phải làm tiểu thư khuê các, nước da trắng hồng nõn nà ấy sao phải lội sông, đầu tắt mặt tối quanh năm?
Năm 17 tuổi, Phượng ra dáng một thiếu nữ, được bao chàng trai trong xóm theo đuổi. Thế nhưng vì lúc này Phượng đang là lao động chính trong nhà, bố mẹ đã có tuổi không thể đầu sóng ngọn gió mãi được nên cô cứ chần chừ không dám yêu ai chứ nói gì đến cưới.
Ban đầu Phượng nhất mực không đồng ý với công việc này, cô toan về quê thì hay tin mẹ cô chuyển bệnh nặng, nếu không có tiền phẫu thuật ngay thì e khó mà qua khỏi. (ảnh minh họa).
Và cũng chính vào thời khắc đó, mẹ Phương mắc bệnh nặng, cần tiền chữa trị. Nhưng con tôm con tép thường ngày Phượng đi bắt ấy chỉ đủ tiền ăn qua ngày thôi, tiền thuốc, tiền viện cô đành chịu. Lúc đó, trên xóm trên nhà Phượng có người giới thiệu việc làm cho Phượng trên thành phố. Bí bách quá cuối cùng Phượng cũng tặc lưỡi làm theo. Ai ngờ lên trên đó rồi cô mới biết công việc mình phải làm là "bán thân mua vui cho khách".
Ban đầu Phượng nhất mực không đồng ý với công việc này, cô toan về quê thì hay tin mẹ cô chuyển bệnh nặng, nếu không có tiền phẫu thuật ngay thì e khó mà qua khỏi. Lúc đó, Phượng đành nhắm mắt gật đầu để người phụ nữ kia tạm ứng "tiền lương". Có số tiền đó, Phượng gửi về quê cho mẹ chữa bệnh. Kể từ đó cô gái thôn quê ngờ nghệch bước chân vào nghề "bán thân".
Nhiều lần cô muốn dứt ra mà không được, bởi ai đã từng dấn thân vào con đường buôn hoa bán phấn này đều biết muốn "giải nghệ" phải đánh đổi gì, mà có phải ai muốn cũng được. Làm nghề được 5 năm thì Phượng quen một người đàn ông, chính người đàn ông này đã cứu Phượng ra khỏi chốn son phấn. Thậm chí người đàn ông này còn chịu cưới Phương, danh chính ngôn thuận cho Phương làm vợ.
Thế nhưng chẳng được bao lâu, người chồng ấy làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, lại thêm máu "xã hội" nên Phượng thường xuyên phải chịu cảnh bị chồng đánh đập, bạo hành. Thậm chí, sau đó anh ta còn ép Phượng trở về con đường cũ, "bán thân" để nuôi anh ta, trả nợ cho anh ta.
Không còn cách nào khác, không còn con đường lui cô đành quay về con đường cũ, ngày đêm vắt kiệt sức mình chiều lòng khách đến vui lòng khách đi. Những tháng ngày sau khi lấy chồng của Phượng còn đau đớn hơn gấp trăm lần. Trước đây cô làm nghề buôn phấn bán hoa này để nuôi chính mình, nuôi gia đình. Còn giờ đây cô làm việc này chỉ để nuôi chồng, trả những món nợ không tên và cha mẹ cô sẽ chẳng bao giờ nhận được tiền gửi của cô.
Cô đau đớn thương cho số phận của mình, nhìn những phụ nữ có chồng quan tâm cô lai chạnh lòng khóc nức nở. Giờ đây cô không còn lòng tin vào đàn ông, và mặc định cô sinh ra gắn với nghề này, cô làm nghề này để trả nợ cho kiếp trước của mình.
Theo Phunutoday
Bí mật tày đình của người vợ cứ nằng nặc đòi chồng cho đi công tác Chỉ sau buổi tiếp khách đầu tiên, Ly bị chính gã sếp mà cô tin tưởng dìu về phòng. Ông ta giở trò nhưng Ly không thể nào kháng cự được. 35 tuổi, Ly có một cuộc hôn nhân hạnh phúc bên Minh người chồng hiền lành, vốn là chàng trai phố cổ đúng nghĩa theo cách gọi của Ly. Nói về tình...