Cho tôi gửi gắm những học trò nghèo…
Kế nhà tôi có khu trọ 10 phòng. Những người thuê vừa trở lại thành phố sau nhiều tháng trả phòng vì mất việc. Họ dọn dẹp phòng, cho con cái ăn mà ánh mắt chứa đầy sự lo lắng.
Một ngày đầu tháng 4, tôi đèo con gái ra trước cổng trường gần nhà để hai cha con cùng ăn sáng. Theo thói quen, tôi tìm đến ủng hộ bà Võ Thị Ngọc Thương, một người nhiều năm nay đứng bán đồ vặt trước cổng Trường Lê Văn Hiến để nuôi con trai mình là Phan Ngọc Quý.
Mẹ bán xôi, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng Quý luôn là học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Tôi cũng như nhiều giáo viên khác đều ghé hàng xôi của bà Thương với mong muốn góp thêm được khoản thu nhập ít ỏi giúp hai mẹ con tiếp tục theo nhau tới ngày Quý ra trường, thành đạt.
Nhưng từ tháng 4 trở đi, gánh xôi “bốc khói” của mẹ Quý không còn đứng ngóng người qua ở cổng trường nữa. Dịch COVID-19 đã khiến cả thành phố vắng lặng, cổng trường đìu hiu. Tôi cầm điện thoại gọi cho bà Thương thì bà bảo rằng đã nhiều ngày không thể ra đường với gánh xôi – nơi mà hằng ngày dù không nhiều nhưng đủ cho mẹ con bà bát cơm qua ngày.
“Mọi thứ khó khăn ngoài sức tưởng tượng thầy ạ. Tui đang lo không biết rồi thằng Quý làm sao có tiền để tiếp tục đi học, rồi vào đại học…” – bà Thương nói.
Không thể ra đường, gia đình tôi còn có lương của Nhà nước bảo đảm, nhưng không ra đường thì những người lao động tự do như mẹ con Quý sẽ ra sao?
Và khi đang viết những dòng này, tôi chợt nhớ ra rằng mình không chỉ có cậu học trò nghèo Phan Ngọc Quý đi học bao nhiêu năm dựa vào gánh xôi của mẹ mà còn rất nhiều em khác.
Video đang HOT
Các em đều học rất giỏi và thường ngày vốn đã khó khăn lắm để có thể đến trường trên đồng thu nhập lao động tự do ở hè phố, công trường, quán ăn của cha mẹ, nay trong dịch bệnh các em phải chông chênh nhiều hơn.
Đó là em Ngô Thị Ý Nhi. Nhi là cô trò ngoan, học rất giỏi mà tôi rất quý mến. Cũng như Quý và những học trò nghèo của tôi, Nhi đi học dựa vào đồng thu nhập từ nghề cắt tóc của mẹ, gia đình nhiều năm nay là hộ nghèo.
Tôi đi về xóm nghèo nơi mình đang ở và nhìn những khuôn mặt nặng trĩu nỗi lo âu. Kế nhà tôi có khu trọ 10 phòng. Những người thuê đã vừa trở lại thành phố sau nhiều tháng trả phòng vì mất việc. Họ dọn dẹp phòng, cho con cái ăn mà ánh mắt chứa đầy sự lo lắng.
Là giáo viên, tôi chứng kiến nhiều học trò có hoàn cảnh khó khăn vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Cũng chưa bao giờ tôi vắng mặt trong các buổi lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ ở Đà Nẵng. Và năm nay khi nghĩ về học bổng đầy nhân văn này, trong tôi lại thấy hồi hộp. Khó khăn quá sức tưởng tượng từ dịch bệnh, liệu học bổng có tiếp tục diễn ra như thường lệ hay không?
Và khi đang trong những âu lo, tôi lại được biết có thêm một học bổng nữa được khai sinh ngay trong những ngày mà cả nước đang khó khăn nhất vì COVID-19: học bổng Tiếp sức đến trường sau dịch.
Tôi liên hệ với báo Tuổi Trẻ như một nơi gửi gắm những nỗi lòng, gửi gắm những học trò nghèo của tôi, để mong sao tìm một cơ may đưa các em đến gần hơn với những vòng tay ấm áp của các nhà hảo tâm từ kết nối của báo Tuổi Trẻ mà tôi chưa bao giờ thấy có sự chối từ hay e ngại.
Mất việc mùa COVID có làm bạn giảm giá trị khi tìm việc mới?
Với một lượng lớn người lao động tự do gia nhập vào thị trường trong khi nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh vì COVID-19, thị trường việc làm đang cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Thị trường lao động đang mất cân bằng lớn sau giãn cách xã hội, nhu cầu tìm việc rất lớn nhưng các doanh nghiệp cần thời gian để tái cơ cấu, phục hồi sau dịch nên việc làm không nhiều - Ảnh: Vietnamworks
Hàng triệu người đã mất việc do COVID-19. Theo một khảo sát mới đây của mạng việc làm Vietnamworks, đã có 40% người lao động bị mất việc làm sau dịch bệnh. Là một trong số những người bị cắt giảm, liệu họ có bị "giảm giá trị" khi đi tìm việc?
Hơn nữa, để các doanh nghiệp có thể phục hồi kinh doanh, sản xuất, có thể mất đến nhiều tháng. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng nếu bạn vẫn thất nghiệp, điều đó có khiến các nhà tuyển dụng đánh giá thấp hay không?
Đó là một trong những vô vàn băn khoăn của người đi làm khi đi tìm việc hậu COVID-19 được các giám đốc nhân sự - cũng chính là các nhà tuyển dụng chia sẻ với các bạn trẻ tại diễn đàn trực tuyến Drama công sở do mạng việc làm Vietnamworks tổ chức.
Các nhà tuyển dụng đều chung quan điểm rằng việc mất việc làm trong dịch COVID-19 "tất nhiên tạo ra một vết gợn" ở họ đối với ứng viên.
"Mặc dù dịch bệnh tạo ra khó khăn khiến doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, nhưng chúng tôi sẽ đặt câu hỏi tại sao người được chọn cắt giảm là bạn, còn những người khác vẫn ở lại? Hiệu quả làm việc của bạn như thế nào? Mối quan hệ với mọi người xung quanh như thế nào để dẫn đến kết quả này?" Ông Nguyễn Thành Hưng - giám đốc nhân sự của Acecook Việt Nam - bày tỏ quan điểm.
"Nếu công ty bị giải thể, ai cũng nghỉ thì không có gì để nói. Nếu bạn là người bị cắt giảm do công ty thu hẹp thì có thể người được chọn ở lại họ đáp ứng được những yêu cầu của "trạng thái bình thường mới", còn bạn thì không", ông Tăng Gia Hải Lam - giám đốc điều hành Buzzmetrics - cũng có cùng quan điểm.
Nhưng ông Lam cho rằng ứng viên hoàn toàn có thể "đánh bay" vết gợn đó bằng cách thể hiện rằng họ đã có sự chuẩn bị, có sự thay đổi để không bị chọn nếu xảy ra tình huống dịch bệnh COVID-19 lần nữa.
"Bạn có biết trạng thái bình thường mới trong lĩnh vực của bạn là gì chưa? Bạn đã đáp ứng được cái mới đó bằng cách nào chưa? Thị trường lao động nhiều lắm, mất việc nhiều lắm. Nhiều người giỏi mất việc vì công ty giải thể. Hãy cho tôi biết lý do tôi chọn bạn trong trạng thái bình thường mới. Bạn phải thuyết phục tôi là bạn đã cải thiện, nâng cấp để có sự thích ứng để nếu câu chuyện lặp lại, bạn sẽ không phải người bị loại lần nữa", ông Lam chia sẻ.
Ông Lam cho rằng trong trạng thái bình thường mới, bản thân người lao động phải xác định cái mới cho họ là cái gì.
"Với Buzzmetrics, một công ty công nghệ, chúng tôi yêu cầu nhân viên có nhiều kiến thức hơn về dữ liệu, về ứng dụng dữ liệu vào marketing. Nếu trước đây chỉ cần thao tác đúng, giờ chúng tôi sẽ ưu tiên chọn người có kiến thức, kỹ năng tốt hơn về digital, dữ liệu...", ông Lam nói thêm
Ông cũng cho rằng ông cũng sẽ không ngần ngại phá khung lương để chọn người giỏi vào team mình. "Nhưng nếu không tìm được người giỏi hơn, chỉ có người có kỹ năng tương đương, chúng tôi sẽ không sẵn sàng trả mức lương bằng với lúc trước, vì người như thế đó chúng tôi có, mùa này nhân tài nhiều", ông chia sẻ.
Theo kết quả khảo sát trên 3.500 người lao động và hơn 400 doanh nghiệp của Vietnamworks mới công bố, 30,5% các doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự, trong đó có tới 10,8% các doanh nghiệp đã phải thực hiện cả cắt giảm nhân sự lẫn lương, phúc lợi của người lao động.
Đồng thời có đến 70% số người được khảo sát trả lời đang bị ảnh hưởng về thu nhập hoặc mất việc, trong đó 39,6% người lao động đã mất việc và chỉ 1,1% trong số họ đã có công việc toàn thời gian trở lại.
'Công dân trẻ' của thành phố nghĩa tình - Kỳ 3: 'Ông giáo' Cải đỡ bước học trò nghèo "Cậu học trò nghèo nhất huyện Củ Chi" một thời là cách mà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dùng để gọi tên cậu học trò hiếu học Nguyễn Văn Cải mỗi dịp tiếp xúc cử tri ở quê hương đất thép thành đồng. Thầy giáo Nguyễn Văn Cải bên "vườn lan thầy giáo Cải" để có thêm nguồn trang trải cho gia...