Chớ tin “lang vườn” trên mạng
Nhiều phương pháp “dân gian”, “gia truyền” cho rằng có thể phòng và trị được Covid-19. Tuy nhiên, việc tin và thực hành theo là cực kỳ nguy hiểm
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở nhiều quốc gia, vì vậy trên mạng đang lan truyền một số bí quyết tự chăm sóc bản thân cho rằng có thể phòng bệnh, thậm chí mau khỏi bệnh.
Những “bí kíp” phản khoa học
Vừa qua, trên kênh YouTube “Pham Tien Huynh” đăng tải một video clip trong đó một người đàn ông xưng tên Phạm Tiến Huynh, làm trong ngành y gần 20 năm, chia sẻ cách tạo “ kháng thể nội sinh” bằng việc dùng máy sấy tóc sấy trên đỉnh đầu, cột sống, bẹn, nách, từ gáy đến vùng xương cùng… sẽ làm “tăng bạch cầu” để đẩy lùi Covid-19. Video đã nhận được rất nhiều lượt like.
Trước đó, một “bí quyết dân gian” chia sẻ trên mạng bài tập thở bụng, qua đó, trong khi thở cố dùng ống hút thổi không khí qua một chai nước muối sẽ giúp phòng Covid-19. Một số dân cư mạng khác thì chuyển cho nhau bí quyết xông tinh dầu chanh, sả… để trị Covid-19 tại nhà và cho rằng thông tin này do một bác sĩ (BS) từ Mỹ hướng dẫn.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), các “bí kíp” nói trên đều phản khoa học, tin và làm theo những cách phòng, chữa bệnh Covid-19 không được khuyến cáo bởi cơ quan y tế là hết sức nguy hiểm.
“Bạch cầu có sẵn trong tủy xương, lá lách chỉ được huy động khi cơ thể có mầm bệnh xâm nhập. Không có chuyện trời nóng hay sấy người cho nóng mà có thể “tăng bạch cầu” hay giúp cơ thể đầy lùi virus corona được. Thở bụng mà tống được virus cũng vô lý không kém. Với đặc tính cư trú trong vùng hầu họng, dù thở kiểu nào cũng không thể làm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 văng ra ngoài được” – BS Khanh giải thích.
Để phòng chống Covid-19, cách tốt nhất là tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Trong ảnh: Một góc Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ, TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa) – Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Với việc xông tinh dầu, BS Khanh tư vấn như sau: xông tinh dầu là phương pháp giải cảm dân gian sử dụng độ ẩm, độ ấm và đặc tính của tinh dầu (như một dạng kháng sinh thực vật) sẽ giúp diệt bớt tác nhân gây hại. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy tinh dầu có thể diệt được virus SARS-CoV-2.
Vừa qua, có thông tin cho rằng “việc cố nhịn thở 10 giây có thể giúp… tự chẩn đoán Covid-19″. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định việc nhịn thở không giúp chứng minh phổi bạn khỏe. Covid-19 chỉ có thể được xác định bằng xét nghiệm. Về thông tin này, BS Trương Hữu Khanh giải thích thêm: “Nếu đến lúc mà nhịn thở vài giây cũng không nổi, là bệnh nặng lắm rồi. Hoàn toàn không có cách nào phân biệt giữa triệu chứng Covid-19 với bệnh cảm cúm thông thường. Đừng cố gắng làm cách này cách khác để tìm hiểu xem mình bị cảm cúm hay Covid-19. Có triệu chứng hô hấp, nghi ngờ mình bệnh, hãy đến cơ sở y tế ngay”.
Video đang HOT
Muốn tăng miễn dịch chỉ có phương pháp 4 T
Trở lại với video clip của ông Phạm Tiến Huynh, trong đó ông Huynh cho rằng Covid-19 là một dạng virus, mà virus thì kháng sinh không thể tiêu diệt được, còn vắc-xin thì chưa biết bao giờ mới có. Vậy nên chỉ có thể chủ động tăng cường hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu trong cơ thể. Các hệ này gọi là “quân đội”, khi quân đội khỏe lên, tăng số lượng lên, “địch” đến, “quân đội” sẽ tiêu diệt được “địch”. Theo ông Huynh, cách đơn giản nhất là dùng máy sấy tóc hơ sấy các nơi trên cơ thể để kích thích tăng cường bạch cầu, hệ bạch huyết. Mỗi ngày sấy 1 lần sẽ sản sinh bạch cầu nhiều gấp 100 lần, giúp cơ thể chống lại virus.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang – Phó Khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện quận 2, TP HCM – khẳng định cách dùng máy sấy hơ những vùng nói trên là không có tác dụng gì mà còn có nguy cơ gây phỏng da nếu hơ quá nhiều. ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cho biết trong đông y chưa bao giờ có cách tăng cường hệ bạch huyết như vậy. Chỉ có phương pháp chườm nóng nách, bẹn để làm ấm kinh lạc, hỗ trợ trị bệnh chứ không có tác dụng tăng bạch cầu.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cũng cảnh báo về “kiểu thở bụng” đang lan truyền trên mạng xã hội, kiểu thở này hoàn toàn không ngăn chặn được Covid-19, ngược lại thở sai cách có thể dẫn tới đột quỵ.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cho biết trong y học cổ truyền, muốn tăng cường hệ miễn dịch, duy nhất chỉ có phương pháp 4T. Đó là: thực dưỡng, thuốc, thể thao và tinh thần. Trong những ngày này chỉ cần những bài tập thể dục phù hợp mỗi ngày tại nhà, không đi đâu xa, tinh thần lạc quan, ăn đầy đủ chất là đã tăng cường đầy đủ sức đề kháng cho cơ thể.
Một chuyên gia quản lý chất lượng Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM cũng cho biết lần đầu mới nghe thấy tăng đề kháng bằng hơ sấy. Theo vị chuyên gia huyết học này, với một số trường hợp bệnh lý về máu, muốn tăng bạch cầu phải dùng thuốc để kích thích sinh bạch cầu hoặc bạch cầu hạt từ người cho. Dùng máy sấy tăng bạch cầu hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Covid-19 hiện chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thứ “vắc-xin” duy nhất chúng ta có chính là ý thức cộng đồng và việc rửa tay phòng bệnh” – BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
ANH THƯ – NGUYỄN THẠNH
Sai số test nhanh Covid- 19, có cần thiết tiếp tục triển khai trên diện rộng?
"Phương pháp xét nghiệm nhanh (xác định một người có mắc Covid-19 hay không- PV) hay xét nghiệm khẳng định đều có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp", ông Trần Đắc Phu nói.
Có nên triển khai trên diện rộng test nhanh Covid- 19 ?
Hôm trước xét nghiệm dương tính, hôm sau âm tính Covid- 19 là điều dễ hiểu
Giải thích lại vì sao có 3 mẫu được thực hiện bằng phương pháp test nhanh tại Quận Đống Đa hôm 31/3 cho kết quả dương tính, nhưng sau khi xét nghiệm khẳng định bằng RT- PCR lại cho kết quả âm tính, ông Nguyễn Nhật Cảm GĐ TT kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho rằng, kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại các tác nhân vi rút. Phải có thời gian nhất định thì mới có kháng thể.
Khi có kháng thể, có nghĩa rằng cơ thể mình có thể đã xuất hiện vi rút xâm nhập, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể và là dấu hiệu cảnh báo để chúng ta sàng lọc.
Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được nhiễm bệnh, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được nhiễm bệnh. Chính vì vậy, nếu test nhanh có kết quả là dương tính thì cần tiếp tục xét nghiệm khẳng định bằng RT- PCR.
Đồng tình với quan điểm này, BS Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho rằng đó là "điều dễ hiểu".
Nguyên nhân của tình trạng này theo BS Khanh là do khi sàng lọc, bản thân người đó có thể mắc bệnh mà không hề biết, có thể mới nhiễm, đang trong thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa sinh ra kháng thể; cũng có thể có liên quan tới nồng độ virus trong máu.
Kháng thể lấy ra dương tính có thể bệnh nhân đã khỏi bệnh từ rất lâu và đã có kháng thể (IgG) trong cơ thể. Nguyên tắc khi lấy máu xét nghiệm nhanh, virus phải ảnh hưởng tới hệ thống huyết học, hệ thống miễn dịch mới tạo ra kháng thể chống con virus. Còn xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR thì lấy mẫu bệnh phẩm từ vùng dịch hầu họng để tìm virus, độ nhạy hơn, đặc hiệu cao hơn.
Trả lời VietNamNet câu hỏi, với những sai số như vậy, có nên tiếp tục thực hiện việc test nhanh trên diện rộng hay không, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, test nhanh là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực phòng, chống dịch Covid-19 do đó, nên triển khai để xác định mức lây nhiễm cộng động và sàng lọc người nghi ngờ.
TS Nguyễn Huy Nga cũng lưu ý, vì độ chính xác không cao do đó với những trường hợp được xác định dương tính bằng phương pháp test nhanh nên cách ly tại nhà hoặc cơ quan. Các đối tượng tiếp xúc gần cũng được thông báo để tự cách ly ngay.
"Chờ kết quả chính xác, đối chiếu với xét nghiệm RT-PCR để xác định độ tin cậy của nó, thì xử lý theo ổ dịch. Như vậy thì đỡ xáo trộn xã hội và tiết kiệm được tiền bạc", TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Hà Nội tiến hành test nhanh trên diện rộng
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm, hiện nay, Trung tâm đã triển khai xét nghiệm chẩn đoán xác định kỹ thuật sinh học phân tử trên máy Realtime RT-PCR. Đây được xem là kỹ thuật hiện đại, chẩn đoán chính xác có mắc dịch bệnh Covid-19 hay không.
Tuy nhiên, để tổ chức sàng lọc phát hiện sớm những người nghi ngờ nhiễm dịch bệnh Covid-19 thì thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh (nhập khẩu từ Hàn Quốc) cho kết quả sau 10 phút.
Việc thực hiện test nhanh góp phần phát hiện sớm những trường hợp nhiễm bệnh để thực hiện các biện pháp phòng dịch kịp thời như: cách ly, điều trị, xét nghiệm khẳng định, khoanh vùng, xử lý ổ dịch... không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.
Hà Nội đã thực hiện triển khai ở những điểm liên quan đến các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở khu vực có ổ dịch, cụ thể ở đây là khu vực Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian từ ngày 10/3/2020.
Đến thời điểm này, Hà Nội đã triển khai lắp đặt các trạm test nhanh trên diện rộng, phục vụ tất cả người dân ở các quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai...
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, đối với việc chẩn đoán dịch bệnh Covid-19, để khẳng định phải dùng xét nghiệm Realtime RT-PCR theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Và toàn thế giới hiện nay đều áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, để sàng lọc phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ để cách ly y tế và xét nghiệm khẳng định thì việc xét nghiệm nhanh tại cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Test nhanh có 2 loại, 1 loại là phân loại kháng nguyên, 1 loại là phân loại kháng thể.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khuyến cáo, khi test nhanh có kết quả âm tính, nếu trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh dưới 7 ngày mà kết quả âm tính thì chưa khẳng định được là có nhiễm bệnh hay không và cần tiếp tục cách ly tại nhà, khoảng 5-7 ngày sau tiến hành xét nghiệm lại.
Trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh từ 7 ngày trở lên rồi, mà xét nghiệm âm tính về cơ bản có thể yên tâm, nhưng nguyên tắc vẫn phải tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định và khi có biểu hiện ho, sốt cần báo cho nhân viên y tế tại địa phương để thực hiện xét nghiệm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nhấn mạnh, phương pháp xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm khẳng định đều có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Mỗi phương pháp sẽ có những tính ưu việt riêng. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp. Ngay cả các nước tiên tiến trên thế giới cũng làm như vậy với mục đích tìm ra phương pháp ngăn chặn dịch Covid-19 một cách kịp thời nhất.
N. Huyền
Độ nhạy test nhanh Covid-19 đạt 65-80%, có dương tính giả Thứ trưởng Y tế cho biết, độ nhạy của test thử nhanh Covid-19 dao động từ 65-80%, có dương tính giả do phản ứng chéo với kháng thể đã có. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm Covid-19....