‘Chợ’ tín dụng sẽ thúc đẩy thị trường vay nợ
Giúp minh bạch hóa thông tin của người đi vay và người cho vay, “chợ” tín dụng vì thế được chuyên gia đánh giá sẽ thúc đẩy thị trường vay nợ.
Tại Hội nghị Mạng lưới trung tâm tín dụng châu Á lần thứ 3 – ACRN3 được tổ chức ngày 19/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, để đảm bảo công bằng, minh bạch trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư, giảm thiểu tối đa những rủi ro do thông tin bất cân xứng mang lại, việc phát triển hệ thống trung tâm tín dụng để kết nối với các nền kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2/3 doanh nghiệp chưa từng vay vốn
NHNN cho biết Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam ( CIC) đang áp dụng công nghệ mới vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ hiệu quả hệ thống ngân hàng.
Ngay sau khi CIC mở cổng thông tin kết nối khách hàng, chỉ tính riêng địa bàn Tp.HCM, “chợ” tín dụng này đã thu hút được 15 ngân hàng tham gia kết nối ngân hàng – doanh nghiệp (DN) và sẵn sàng tham gia chương trình của CIC.
Ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển và Marketing của CIC, cho biết tại Việt Nam có khoảng 40,6 triệu khách hàng đã và đang vay mà CIC lưu trữ hồ sơ, con số này mới chỉ đạt khoảng 54,8%; còn một số lượng khách hàng lớn chưa tiếp cận được các tổ chức tín dụng ( TCTD).
Cụ thể, theo thống kê của CIC, trong hơn 1 triệu DN mà CIC theo dõi có đến hơn 773.000 DN chưa tiếp cận tín dụng, chiếm 73,4%, mới có hơn 279.000 DN đã tiếp cận tín dụng, chiếm 26,6%.
Video đang HOT
Các chuyên gia đánh giá Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ DN cần vốn, mà ngay cả nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng đang tăng cao. “Chợ” tín dụng sẽ mở ra một kênh mới đầy hấp dẫn, minh bạch và vô cùng cần thiết cho người tiêu dùng và các TCTD.
“Khách hàng vay được khai thác thông tin tín dụng và điểm tín dụng miễn phí về bản thân, giám sát được các thông tin và mức độ tín nhiệm của mình, phòng tránh gian lận và được CIC tư vấn cải thiện điểm tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng tại các TCTD. Trong khi đó, các TCTD sẽ cập nhật được thông tin tín nhiệm của khách hàng, nhằm phòng tránh rủi ro về nợ xấu”, một chuyên gia chia sẻ.
Chị Minh Hoà (nhân viên văn phòng) cho biết trước kia, khi muốn vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải mất cả buổi lên mạng tìm kiếm thông tin về các gói vay, rồi “dò” xem mình thuộc đối tượng vay nào, vay được gói vay nào?… Sau đó cũng lại mất cả buổi đi đến các ngân hàng đã chọn để hỏi trực tiếp xem có được vay không?
“Nhưng nay, chỉ cần điền vào những thông tin cần thiết, Cổng thông tin sẽ kết nối các điều kiện của tôi đến trực tiếp với cán bộ tín dụng, đến ngân hàng phù hợp nhất. Việc này quá tiện lợi đối với những người ít hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng như tôi. Mặt khác, các khoản vay cũng có thể được xét duyệt nhanh hơn, qua đó đáp ứng được nhu cầu của người vay”, chị Hoà nói.
“Chợ” tín dụng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy cho vay tiêu dùng
Ba bên cùng có lợi
Theo một chuyên gia trong ngành, việc CIC tạo lập “chợ” tín dụng đạt được nhiều cái lợi: Ngân hàng sẽ tìm được khách hàng “sạch” ngay trên “chợ”, qua đó người dân “đi chợ tín dụng” sẽ có ý thức hơn giữ gìn “điểm” tín dụng của cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được nhu cầu vốn của nền kinh tế, xu hướng đầu tư của khách hàng thể nhân/ DN, từ đó sẽ có sự điều tiết phù hợp, nắn dòng kinh tế, các ngành hàng theo định hướng phát triển chung.
Đặc biệt, cả người dân, DN, cơ quan quản lý đều tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc…, bởi mọi thao tác đều có thể diễn ra trên smartphone hay trên laptop nhỏ gọn. Việc kết nối các nhu cầu cũng sẽ tạo ra sự thúc đẩy, luân chuyển nguồn vốn mạnh mẽ, nhanh chóng hơn xuống các thành phần kinh tế từ các thành phố lớn đến các vùng sâu, vùng xa…
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết NHNN sẽ định hướng kịp thời, tạo mọi điều kiện để CIC phát triển nghiệp vụ, áp dụng công nghệ mới vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ hiệu quả hệ thống ngân hàng và khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia.
Ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng Giám đốc CIC, chia sẻ CIC sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, công nghệ xác thực khách hàng điện tử… để hoàn thiện và phát triển cổng thông tin này cũng như tất cả các quy trình nghiệp vụ khác, đáp ứng đầy đủ yêu cầu khai thác sử dụng thông tin số của NHNN, TCTD và khách hàng vay.
Theo Hoàng Hà/Thời báo Kinh doanh
SPP: Thị giá chỉ hơn 2.000 đồng/cp, nợ quá hạn 644 tỷ đồng nhưng sắp bán 51% vốn cho nước ngoài thu về 50 triệu USD?
Hiện, SPP đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Với số tiền thu được, Công ty dự sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng.
Ghi nhận tại BCTC soát xét bán niên của Bao bì nhựa Sài Gòn (HNX: SPP), kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản vay và nợ thuê tài chính. Trong đó, SPP đang nợ quá hạn 644,5 tỷ đồng, bao gồm vay 399,5 tỷ từ BIDV - CN Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 50 tỷ từ Agribank - CN Phú Nhuận, 35 tỷ từ BIDV Tp.HCm, 30 tỷ từ Ngân hàng TNHH Indovina - CN Chợ Lớn và 129,9 tỷ từ Ngân hàng TMCP Quốc dân - CN Sài Gòn.
Đồng thời, Công ty chưa hạch toán đủ chi phí lãi vay phải trả cho kỳ kế toán 6 tháng đầu năm vào kết quả kinh doanh trong kỳ, tổng chi phí lãi vay ước tính 25,5 tỷ đồng. Theo như giải trình của Ban Giám đốc, trong kỳ Công ty chưa hạch toán đủ chi phí lãi vay phải trả cho kỳ kế toán 6 tháng đầu năm 2019 vào kết quả kinh doanh vì Công ty và các tổ chức tín dụng đang trong quá trình thương lượng và chưa có sự thống nhất về số lãi vay phải trả đối với từng hợp đồng tín dụng.
Giải trình về ý kiến trên, với nợ vay quá hạn ngân hàng, Công ty đang tái cơ cấu hoạt động SXKD, vì vậy Công ty gặp một số khó khăn về tài chính. Hiện, SPP đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Với số tiền thu được, Công ty dự sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng.
Trên thị trường, cổ phiếu SPP liên tục giảm, hiện chỉ giao dịch tại mức giá 2.200 đồng/cp.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Không nên siết trái phiếu doanh nghiệp Việc các ngân hàng chạy đua phát hành trái phiếu khiến cơ hội hút vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp thêm phần khó khăn. Trong điều kiện tín dụng trung và dài hạn bị siết, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu khó khăn, nếu siết trái phiếu doanh nghiệp, sẽ khiến các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng...