Chở thịt heo bằng xe máy, không đóng thùng sẽ bị xử phạt
Vận chuyển thịt và các sản phẩm động vật làm thực phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), việc dùng xe gắn máy, xe ba gác để chợ thịt heo đã giết mổ mà không có thùng kín cũng sẽ bị xử phạt.
Sáng sớm ngày 28.8, tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn ( huyện Hóc Môn, TP.HCM), Đội Quản lý ATTP số 9 (thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM) đã kiểm tra và phát hiện xe máy biển kiểm soát 94F9-8996 do ông Nguyễn Trần Văn Lộc (SN 1992, ngụ quận 8, TP.HCM) đang vận chuyển 300kg thịt heo từ sạp Bình Ngân P42 thuộc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn đi giao hàng cho khách.
Qua kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện và xử lý về hành vi vận chuyển sản phẩm thịt heo sử dụng vật dụng chứa đựng, bảo quản sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Đây là lần thứ hai, đối tượng vi phạm lỗi vận chuyển sản phẩm động vật bằng xe gắn máy, không sử dụng thùng kín để đựng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Đồng thời cũng nhắc nhở ông Nguyễn Trần Văn Lộc phải dùng thùng kín được vệ sinh sạch sẽ để vận chuyển thực phẩm và tuyệt đối không được để thực phẩm ở ba ga trước của xe để vận chuyển.
Việc chở thịt heo bằng xe gắn máy nhưng không đóng thùng kín sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo đại diện Ban Quản lý ATTP TP.HCM, vận chuyển là một khâu trong quy trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thịt heo. Để có sản phẩm đảm bảo an toàn, khâu vận chuyển được quy định phải sử dụng thùng kín, có nắp đậy.
Trong Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo của TP.HCM, việc vận chuyển cũng được quy định phải sử dụng thùng kín, được niêm phong vòng truy xuất nguồn gốc mới có thể nhập chợ và rời chợ đầu mối để phân phối về các chợ lẻ.
Trước đó, từ giữa năm 2017, TP.HCM đã triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt heo tại các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền…
Video đang HOT
Tại các chợ này, luôn có lực lượng liên ngành các cơ quan chức năng (thú y, quản lý thị trường, công an…) và và lực lượng địa phương kiểm tra theo hướng: Thịt heo được kiểm tra đầy đủ theo quy trình chăn nuôi sạch, sau khi xuất chuồng và xuất khỏi cơ sở giết mổ sẽ được lực lượng quản lý biết nhờ phần mềm ứng dụng gắn trên con heo.
Những loại thịt này sẽ được ưu tiên cho nhập chợ nhanh để thuận lợi cho bà con kinh doanh. Ngược lại, những xe thịt heo không đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc sẽ bị lực lượng chức năng cho dừng xe kiểm tra, nếu thịt heo không đủ thông tin truy xuất sẽ bị từ chối, không cho nhập hàng vào 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền.
Theo quy định, vận chuyển thịt heo sau khi giết mổ sẽ phải dùng xe lạnh, thùng kín, thùng lạnh… để đảm bảo ATTP.
Còn theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm thịt, cần hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Cụ thể, miếng thịt tiếp xúc với môi trường bên ngoài càng lâu, mức nhiễm vi sinh, vi khuẩn càng cao.
Lý do là ngay sau giết mổ, các biến đổi sinh hoá trong thịt vẫn tiếp tục xảy ra theo chiều hướng tự phân giải. Nếu thịt để lâu bên ngoài, chất lượng miếng thịt bị thay đổi, cấu trúc thịt lỏng lẻo hơn, thịt có mùi ôi, mức dinh dưỡng kém đi. Do đó, khâu vận chuyển cũng phải được chăm chút, đảm bảo hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
“Muốn miếng thịt được xem là an toàn, phải kiểm soát con heo trước giết mổ, tức quá trình nuôi, kiểm dịch thú y. Còn sau giết mổ là vấn đề bảo quản, trữ mát, vận chuyển, hạn chế tối đa tiếp xúc với con người và môi trường bên ngoài để tránh nhiễm chéo”, ông Thành nói.
Ở Việt Nam, hình ảnh các thương lái sử dụng xe gắn máy, xe ba gác để chở thịt heo từ cơ sở giết mổ hoặc từ chợ đầu mối đi phân phối đến các chợ lẻ… diễn ra thường xuyên. Chưa kể, bất kể trời mưa, nắng… các xe máy này vẫn được sử dụng để vận chuyển thịt heo mà không có thùng mát, thùng kín bảo vệ. Đây là một phần nguyên nhân khiến thịt heo bị nhiễm vi sinh, vi khuẩn và giảm chất lượng.
“Việc xử phạt thương lái dùng xe chở thịt không đảm bảo ATTP để nâng cao ý thức của người dân trong khâu vận chuyển sản phẩm thịt, đảm bảo vệ sinh và chất lượng cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng”, đại diện Ban Quản lý ATTP TP.HCM giải thích.
Theo Danviet
TP.HCM: Cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn kinh doanh thịt heo hết hạn
Một cơ sở kinh doanh thịt heo và thịt bò các loại có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hành chính theo quy định. Nhưng khi đoàn kiểm tra đến thì phát hiện có cả thịt heo đã hết hạn sử dụng và lượng lớn thịt pha lóc không nhãn mác, không ghi ngày sử dụng...
Chiều ngày 23.8, Đội Quản lý ATTP liên quận huyện số 7 (quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Meat Farm tại địa chỉ khu phố Hưng Phước 4 (đường số 6, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM), do bà Đào Gia Bảo Anh là người đại diện theo pháp luật.
Đoàn kiểm tra ghi nhận cơ sở có xuất trình đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy chứng nhận kiểm dịch cùng các hóa đơn chứng từ của sản phẩm động vật (thịt heo và thịt bò).
Về điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở có phân chia các khu vực kinh doanh, khu vực pha lóc đóng gói thịt và kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.
Lô 120kg thịt heo hết hạn sử dụng bị phát hiện tại cơ sở kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Meat Farm (quận 7, TP.HCM).
Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra Đoàn phát hiện cơ sở đang kinh doanh 120kg thịt heo đã hết hạn sử dụng (hạn sử dụng đến ngày 3.8.2018 và ngày 22.8.2018) cùng 2,5 tấn thịt heo đã pha lóc nhưng trên bao bì không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Đoàn đã tiến hành lập biên bản kiểm tra, lấy mẫu lô hàng 2,5 tấn thịt heo để kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy chuẩn đồng thời niêm phong toàn bộ 120kg thịt heo đã hết hạn sử dụng tại cơ sở chờ xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 22.8, Đội Quản lý ATTP số 8 (quận 6, 8 và huyện Bình Chánh), thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM, đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt muối tại phân xưởng Doanh nghiệp tư nhân sơ chế nông sản xuất khẩu Chí Cường (địa chỉ 7A/253-254-255 ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang thực hiện ngâm ớt bằng nước muối trong các bể chứa được xây dựng bằng xi măng và được nén bằng các thùng phi; thành hồ nén cáu bẩn, không được vệ sinh thường xuyên.
Ghi nhận ban đầu nước trong hồ có màu đen, sủi bọt và có lẫn xác côn trùng như ruồi, gián, cào cào; khu vực sản xuất không tách biệt với môi trường xung quanh và tách biệt giữa các khu vực chế biến thực phẩm; không có phương tiện phòng chống côn trùng và động vật gây hại. Cơ sở này có nuôi chó trong khu vực chế biến.
Ngoài ra, cơ sở sử dụng dụng cụ nén thực phẩm là các thùng phi, khối bê tông cáu bẩn, thiếu chế độ vệ sinh định kỳ; sản phẩm không có ngày sản xuất và hạn sử dụng... Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm, ghi nhận số lượng khai báo khoảng 30 tấn ớt muối sơ chế và 20 tấn ớt muối thành phẩm. Đoàn cũng lập biên bản và yêu cầu chủ cơ sở hoặc người đại diện được ủy quyền theo pháp luật đến làm việc tại Đội quản lý ATTP số 8 vào ngày 28.8.
Ớt ngâm trong tình trạng nước cáu bẩn, lẫn xác động vật như ruồi, gián, cào cào... vừa bị cơ quan chức năng phát hiện ở huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Liên tục trong những ngày qua, các đội kiểm tra thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP, từ những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu đến những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
Trao đổi với Dân Việt, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý ATTP TP.HCM cho biết, trong kế hoạch hoạt động, các Đội quản lý ATTP kiểm tra tình hình vệ sinh ATTP tại các nhà hàng, quán ăn, các cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thường xuyên. Đặc biệt, thời điểm gần các ngày lễ, tết như tết Trung thu, lễ 2.9 sắp tới, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm càng phải tuân thủ quy định về VSATTP.
Việc kiểm tra không nhằm triệt hạ hay gây khó dễ cho doanh nghiệp mà là để doanh nghiệp nhận ra lỗi sai và khắc phục. Việc kiểm tra cũng để đảm bảo cho người tiêu dùng TP.HCM có được những sản phẩm thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe, bà Lan nói.
Theo Dantri
Cháy cửa hàng tạp hóa, chồng chết vợ nguy kịch Một cửa hàng tạp hóa trên đường Trần Văn Mười (huyện Hóc Môn, TPHCM) bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến 2 vợ chồng mắc kẹt bên trong kêu cứu. Dù được cảnh sát cứu ra khỏi đám cháy, đưa đi cấp cứu nhưng người chồng đã tử vong. Sáng 23/6, lực lượng chức năng huyện Hóc Môn vẫn đang phong tỏa hiện...