Chó Shiba nổi tiếng vì hay cười
Uni, 9 tháng tuổi, thuộc giống chó Shiba Inu sở hữu đôi mắt biết nói, nụ cười ngọt ngào khiến đối phương ‘ tan chảy’ ngay khi nhìn thấy.
‘Cậu bé’ Uni sống với gia đình chủ nhân ở Tokyo, Nhật Bản với nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi.
Có thể bạn đang tự hỏi tại sao nó lại cười nhiều như vậy, thì đó là vì nó được chủ cho ăn ngon. ‘Cậu bé’ may mắn sống trong gia đình được chủ yêu thương và có nhiều đồ chơi. Thế nhưng, điều khiến Uni hạnh phúc nhất vẫn là khi được ăn ngon.
Thật vậy, con chó con không thể ngừng mỉm cười mỗi khi chủ nhân bày ra một món gì đó trông ngon lành trước mặt.
Thậm chí, đối với ly sinh tố hay tô mỳ ý vốn không thuộc về Uni, nếu vô tình nhìn thấy thì ‘cậu bé’ cũng sẽ nở một nụ cười toe toét nhất có thể.
“Uni đẹp không chỉ vì nó luôn cười”, chủ nhân của nó nói, “Đôi chân ngắn cũn cỡn và bàn chân thì trắng khiến nó trông như đang đi tất!”.
Vẻ ngoài tươi tắn là vậy, thế nhưng Uni cũng là một ‘cậu bé’ ngoan. “Nó hành xử rất tốt và biết rằng nó cần phải im lặng hơn mỗi khi chúng tôi ra ngoài”, chủ nhân của nó nói thêm.
“Khi ở nơi công cộng, nó bình tĩnh, không sủa hay chạy nhảy xung quanh khiến chúng tôi rất hài lòng và thoải mái mỗi khi ra đường”.
Nhắc đến thức ăn, chủ nhân của con chó con cho biết nó không kén chọn chút nào, Uni thích mọi thứ, đặc biệt là khoai tây que.
Video những khoảnh khắc hài hước của chó Shiba
Hố rộng gần 200 m xuất hiện ở Siberia
Các nhà khoa học cho rằng chiếc hố khổng lồ là kết quả của việc khí hậu ấm lên và tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy.
Khu vực phát hiện chiếc hố mới rộng gần 200 m. Ảnh: SIberian Times.
Hố rộng gần 200 m, sâu 20 m và chứa đầy bùn xuất hiện tại bán đảo Gydan, Siberia, Newsweek hôm 18/9 đưa tin. Vài tuần trước, một chiếc hố lớn cũng hình thành trên bán đảo Yamal gần đó.
Oleg Shabalin, trưởng làng Gyda, phát hiện chiếc hố mới và thông báo với các chuyên gia. Shabalin cho rằng có thể nó hình thành sau một vụ nổ giải phóng khí methane. "Những vụ phun khí dạng này ngày càng phổ biến ở vùng lãnh nguyên Nga", ông nói.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chiếc hố mới có thể hình thành do nhiệt độ ấm lên, băng mắc kẹt trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan ra và khiến đất sụt xuống. "Đây có khả năng là thermocirque, loại hố sụt hình thành khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy", Marina Leibman, chuyên gia tại Viện Băng quyển Trái Đất thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, cho biết.
"Chúng tôi đã nghiên cứu thermocirque nhiều năm. Chúng tích cực phát triển trong năm 2012 ấm áp. Thermocirque giống như một vùng lở đất hình bán nguyệt lớn với những khối băng trồi lên. Trước đây loại hố này thường xuất hiện gần biển, nhưng giờ chúng tiến sâu hơn vào đất liền. Chúng liên quan đến các lớp băng và sự ấm lên", bà bổ sung.
Một ví dụ nổi tiếng của hiện tượng đất sụt này là miệng hố Batagaika, hay Cổng địa ngục, ở miền đông Siberia. Đây là hố tầng đất đóng băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới, dài hơn 975 m và sâu 90 m. Tháng 7, các chuyên gia phát hiện tốc độ mở rộng của chiếc hố này tăng lên. Họ cho rằng nguyên nhân là sự ấm lên toàn cầu.
Mùa hè nóng hơn và mùa đông bớt khắc nghiệt đồng nghĩa tầng đất đóng băng hàng nghìn năm bắt đầu tan chảy. Khi băng tan, đất rút xuống. Các chuyên gia dự đoán nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến việc nhiều hố khác xuất hiện ở vùng lãnh nguyên Bắc Cực trong những năm tới.
Các hố hình thành từ vụ nổ giải phóng khí methane cũng có thể xuất hiện nhiều hơn trong tương lai. Loại hố này hình thành do khí methane tích tụ trong những lỗ hổng chưa đóng băng dưới mặt đất. Vụ nổ sẽ xảy ra khi áp suất đủ lớn, khiến băng và đất văng xa khỏi tâm chấn hàng trăm mét. Nhiệt độ ấm lên có thể khiến nhiều lỗ hổng phát triển dưới mặt đất hơn. Tuy nhiên, vì đa số hố dạng này mới chỉ được phát hiện trong thập kỷ qua nên các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa chúng với biến đổi khí hậu.
Hố sụt khổng lồ bất ngờ xuất hiện ở Siberia Một bong bóng khí mê-tan phồng lên bên dưới lớp băng vĩnh cửu tan chảy của Siberia không biết có từ bao giờ đã vỡ ra để tạo thành một miệng hố như cái phễu khổng lồ sâu đến 50 mét. Hình ảnh hố sụt xuất hiện ở Siberia. Hố khổng lồ lần đầu tiên được phát hiện khi các nhà khoa học...