Chợ sâu bọ ‘độc nhất’ ở Sài Gòn
Giữa trung tâm Sài Gòn, có một góc phố chuyên bán đủ loại cào cào, châu chấu, sâu bọ… Gần 15 năm nay, góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại.
Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ… Chợ chỉ là một góc vỉa hè chưa đến 30m2 nằm bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5, TP.HCM). Gần 15 năm nay, những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu… ở H.Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về đây buôn bán. Bao năm qua chợ khiêm tốn ở một góc phố phục vụ khách hàng – là những người nuôi chim, cá.
Chợ đông từ sáng sớm đến chiều tối, ngoài bán các loài côn trùng còn bán cả thức ăn cho chim; một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Vừa bốc xong một lon sâu cho khách, chị Lê Thị Oanh (quê Tiền Giang), cho biết : “Hình như cả Sài Gòn chỉ có chợ công trùng này. Bán mấy con dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày”.
Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, côn trùng. Chợ tự phát rộng chưa đến 30m2.
“Đặc sản” chính của khu chợ độc đáo này là sâu bọ, cào cào, dế, châu chấu…
Khách hàng là những người nuôi chim, cá…
Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc.
Các loài sâu được bán theo lon. Trong ảnh là sâu quy được bán với giá 10.000 đồng/lon. Loài sâu này chủ yếu lấy ở những trại nuôi sâu ở Q.8, H.Bình Chánh (TP.HCM).
Những người bán đến từ H.Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và các tỉnh miền Tây. Có người thuê phòng trọ ở lại, có người sáng đi, chiều về.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Oanh, quê Tiền Giang, lên đây bán đã được 2 năm. Sáng nào chị cũng dậy sớm, chạy từ Q.Bình Thạnh đến mối lấy hàng, đến 9h về đây bán đến khoảng 16h chiều.
Khách hàng thường mua mỗi ngày một lần cho chim, cá ăn. Mỗi lần mua chỉ từ 2.000 – 10.000 đồng.
Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.
Người đàn ông này ngày nào cũng dậy từ sớm đi bắt châu chấu ở Long An rồi mang đến chợ. Ngày trước, anh cùng bạn bè hay bắt ở Bà Điểm (H.Hóc Môn), H.Bình Chánh nhưng giờ châu chấu ở đây ít nên phải xuống tận Long An.
Bên cạnh đó, một góc chợ trở thành nơi mua bán, trao đổi các loài chim. Khu chợ độc đáo này không chỉ là nơi mưu sinh mà đã trở thành một nét thú vị của Sài Gòn.
Theo Infonet
Bọ đậu đen ùn ùn "bao vây" nhà dân
Thời gian gần đây, hàng trăm hộ dân ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) sống không yên vì loài bọ đậu đen.
Sụt cân, mắc bệnh vì bọ đậu đen
Theo người dân ấp 2, xã An Viễn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, sở dĩ họ gọi loài bọ cánh cứng trên là bọ đậu đen bởi chúng có hình dạng và kích thước giống như hạt đậu đen. Cũng theo người dân, loài bọ này xuất hiện ở đây đã nhiều năm nay và những năm gần đây chúng xuất hiện ngày một nhiều, dày đặc hơn. Loài bọ trên đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân nơi khu vực trên.
Bọ đậu đen đậu kín kệ ti vi, bàn thờ
Bà Ngô Thị Thanh (55 tuổi), thuộc tổ 5, ấp 2, xã An Viễn cho biết: "Con dâu tôi và tôi tháng vừa rồi sụt gần 4kg vì loài bọ đậu đen này", giải thích lý do, bà Thanh nói tiếp: "Do bọ đậu đen quá nhiều, chúng bắt đầu vào nhà từ khoảng 20h tối đến 1h sáng hôm sau, chúng chui vào mùng, mền của gia đình rồi rúc vào người khiến nhiều đêm liền gia đình tôi không ngủ được phải thức đêm để diệt chúng nên bị sụt cân". Không riêng gì gia đình bà Thanh, nhiều người dân trong các gia đình ở tổ 5, 6 thuộc ấp 2, xã An Viễn cũng bị sụt cân, mất ngủ vì bọ đậu đen.
Không những thế, loài bọ trên khi đậu trên tường, trần nhà, giường, tủ... chúng còn tiết ra mùi rất hôi và hăng, ngoài ra chúng cũng thải ra những chất dịch màu vàng gây ra nhiều bệnh dị ứng cho người dân nơi đây. Chị Liên, một người dân ấp 2 cho biết: "Nhà có hai con nhỏ, mỗi khi lũ bọ đậu đen về nhiều, chúng thải ra mùi và chất dịch màu vàng khiến cho hai đứa con nhà tôi thường xuyên bị ho".
Bọ đậu đen đậu kín tường, cột nhà, khe hở trong nhà
Cùng chung tâm trạng lo lắng về sức khỏe của mình, bà Đinh Thị Chắt (56 tuổi) vén áo lên cho chúng tôi xem phần lưng và bụng rồi nói: "Đây là những vết mẩn đỏ sau mấy đợt tôi bị bọ đậu đen tấn công". Bà Chắt cho biết, những vết mẩn đỏ này thường gây ngứa, xót trên vùng ra. Bà Chắt cũng nói thêm, bọ đậu đen còn bò vào cả đồ ăn, nước uống khi ăn đồ ăn đó người dân thường bị tiêu chảy, nhất là các cháu nhỏ, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn.
Bắt hàng tạ bọ đậu đen mỗi tháng
"Mỗi năm, tính từ khoảng tháng 3 âm lịch cho đến hết mùa mưa, trung bình mỗi nhà dân nơi đây bắt, tiêu diệt hàng tạ bọ đậu đen. Tuy nhiên, việc làm này vẫn như muối bỏ bể bởi bọ đậu đen quá nhiều, người dân diệt không xuể", ông Nguyễn Võ Nhuần, ngụ ấp 2, xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nói.
Ông Nhuần bắt bọ đậu đen trong một tấm bạt
Người dân nơi đây cho biết, loài bọ trên thường xuất hiện khi bắt đầu vào mùa mưa và giảm dần khi hết mùa mưa, chúng hoạt động mạnh nhất là vào những ngày trăng sáng (từ 12 - 18 âm lịch). Buổi tối chúng ùa vào nhà thành từng đàn, y như đàn ong vỡ tổ và dù có đóng kín cửa chúng vẫn chui rúc qua các khe hở mái nhà, khe cửa... để vào. Anh Nguyễn Văn Sinh, một người dân tổ 6, ấp 2, cho biết: "Loài bọ đậu đen cũng có con đầu đàn, chúng thường to hơn và khi con đầu đàn vào nhà thì tất cả các con khác cũng vào theo".
Bọ bò ngổn ngang trong nhà, ngoài sân
Cũng theo ông Nhuần, có những gia đình ở đây đã quét và bắt hàng chục ký bọ đậu đen một ngày, chúng nhiều đến mức khi quét xong, khoảng 4 tiếng sau quét lại chúng lại bỏ lổm nhổm ở các hộc bàn, tủ, tường nhà... Mặc dù người dân nơi đây đã dùng nhiều cách để diệt như xịt thuốc, hay dùng nước rửa bồn cầu pha với nước để diệt nhưng số lượng bọ vẫn không hề giảm.
Người dân quét bọ đậu đen trong nhà, ngoài sân
Bà Ngô Thị Thanh cho biết: "Trước đây người dân thường xua đuổi chúng bằng cách lấy lá tàu bay phơi khô trộn với phân bò khô rồi đem đốt, hỗn hợp trên tạo ra mùi hăng, ban đầu chúng cũng đi những bây giờ có đốt nhiều đi chăng nữa chúng cũng không dời khỏi nơi cư trú trong nhà dân". Bởi vậy, người dân chỉ còn biết cách dùng chổi quét chúng xuống rồi gom lại đem đốt. Tuy nhiên, bà Thanh cũng cho biết: "Có quét cả ngày cũng không hết loại bọ này".
Bà Chắt lật tấm bạt nơi bọ đậu đen bám thành từng mảng
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngoài việc bọ đậu đen bám đen kịt trong các đồ dùng gia đình, chúng còn đậu thành từng lớp ở các khe tường, cột nhà hay các nhà kho nhiều củi, tấm lợp xi măng... nên việc tìm và diệt loài bọ này là một khó khăn không nhỏ của người dân nơi đây.
Những vết mẩn đỏ do bọ đậu đen gây ra trên bà Chắt
Bà con nơi đây cho biết, bọ đậu đen xuất phát từ những cánh rừng cao su gần đó, khi trời mưa chúng bắt đầu di chuyển theo chiều gió và vào những nhà dân quanh khu rừng cao su. Chỉ tính riêng ở tổ 5 và 6 ấp 2, xã An Viễn có khoảng gần 50 hộ dân bị ảnh hưởng bởi bọ đậu đen.
Được biết, trước tình trạng bọ đậu đen hoành hành tại khu vực trên, ngành y tế của huyện Trảng Bom và xã đã về ghi nhận tình hình, tuy nhiên đã nhiều tuần qua, chưa thấy cơ quan chức năng đến để giúp người dân giải quyết tình trạng trên. Ông Nguyễn Võ Nhuần cho biết: "Người dân chúng tôi rất mong các cấp chính quyền cấp cho thuốc về xịt để xua đuổi chúng đi, chứ để như thế này chúng tôi sinh hoạt rất kho khăn vì bọ ở khắp nơi trong nhà".
Theo 24h
Bảo tàng nông dân độc nhất xứ Thanh Suốt 30 năm qua, ông Nguyễn Hữu Ngôn (thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã dày công sưu tầm hàng nghìn hiện vật về nông nghiệp, nông thôn và người nông dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Chủ nhân "bảo tàng mi ni" giải thích lý do sưu tầm hiện vật xuất phát từ ý tưởng Việt...