‘Chợ’ Sài Gòn
Có thể ví Sài Gòn như một cái chợ, nơi gặp gỡ của những con người mang những mục đích, ước vọng khác nhau.
Có người đến “chợ” để mua cho mình một ước mơ, mua cho mình một cơ hội; cũng có người đến để bán sức lực, bán tuổi trẻ đổi về miếng cơm, manh áo, đổi về tương lai cho con cháu.
***
Sài Gòn – thành phố trẻ trung, sôi động với bao con người mang những giọng nói, màu da, dân tộc khác nhau. Sài Gòn – nơi tấp nập xe cộ vào những buổi sáng sớm và những lúc tan tầm. Sài Gòn – nơi chúng ta gặp nhau trong cuộc mưu sinh bận rộn. Sài Gòn – “chợ” của những con người từ những cùng quê xa lạ. Để rồi khi phiên chợ vãn, mỗi người về một nơi khác nhau, Sài Gòn lại lặng lẽ đưa tiễn và mong chờ.
Những ngày cận Tết, bến xe, sân bay, ga tàu lại đầy ấp những con người háo hức về quê ăn Tết sau một năm vất vả làm việc và học tập. Những con đường thường ngày vẫn đông đúc người qua lại của Sài Gòn dường như vắng lặng hơn. Những góc phố nhỏ nơi những xe hàng rong nghi ngúc khói giờ đây cũng trở nên lạnh lẽo. Vắng đi tiếng gõ quen thuộc của xe hủ tiếu, màn đêm như cô độc vì mất đi một người bạn.
Có thể ví Sài Gòn như một cái chợ, nơi gặp gỡ của những con người mang những mục đích, ước vọng khác nhau. Có người đến “chợ” để mua cho mình một ước mơ, mua cho mình một cơ hội; cũng có người đến để bán sức lực, bán tuổi trẻ đổi về miếng cơm, manh áo, đổi về tương lai cho con cháu. Tấp nập với kẻ bán, người mua làm người ta tưởng rằng chợ lúc nào cũng là nơi đông đúc và sôi động nhưng mấy ai biết rằng chợ “lặng lẽ” biết mấy khi chỉ có một mình.
Video đang HOT
Tết là dịp đoàn viên của gia đình, bè bạn, là dịp để nghỉ ngơi và cũng là thời gian để người ta nhìn lại. Những chuyến xe, chuyến tàu từng mang những con người với ước mơ, hy vọng, thanh xuân đến với Sài Gòn giờ lại mang tình yêu, sợ mong nhớ và cả hy vọng trở lại với những vùng quê trên khắp các nẻo đường đất nước. Có những người đã mua được phần nào cái họ muốn ở “chợ” Sài Gòn, cũng có những người chưa tìm được thứ vừa ý nhưng rồi có một nơi mà họ cần phải trở về sau bao bon chen, vất vả được gọi là nhà, là quê hương.Chỉ cần có bạn có một nơi như thế, chỉ cần bạn có những con người mong chờ, nhung nhớ thì bạn đã là một con người may mắn và hạnh phúc trong những con người đến với “phiên chợ” rồi.
“Chợ” Sài Gòn có thể giúp người ta bán kinh nghiệm, sức lực, cũng có thể giúp người ta mua được tri thức, kỹ năng nhưng cũng là nơi của những con người “lạc”. Đâu phải ai cũng mua được hay bán được thứ mình cần, cũng đâu phải ai cũng biết mình muốn mua gì hay có thể bán những gì. Cũng bon chen trong “chợ” với bao người nhưng khi chợ tan, khi những đua chen là vô nghĩa bởi họ không có một mục tiêu trong đời, họ mới nhận ra mình chẳng có gì trong tay và lại tiếp tục đợi chờ phiên chợ kế tiếp.
Đúng vậy, chợ thì vẫn là chợ. Hết phiên chợ này thì lại đến phiên chợ khác, mỗi phiên chợ lại có những câu chuyện, những mảnh đời khác nhau. Trãi qua bao thế hệ con người Việt Nam, chợ Sài Gòn vẫn không ngừng đông đúc. Dù có những lúc vãn chợ, thưa người, “chợ” trầm mặc, yên tĩnh làm người ta có cảm giác khác lạ nhưng “phiên chợ” ấy sẽ vẫn đông khi vẫn còn có những con người cần mua và bán.
Trịnh Tuyết Hạ
Theo blogradio.vn
Mùi nhựa hàn dép, mùi Tết của tôi
Mưa phùn nhẹ, tiết trời se se lạnh, sắc hoa vạn thọ, mai vàng ngập tràn trước ngõ... đã là Tết chưa?
Với tôi, được nghe mùi bánh thuẫn, mùi thịt heo rọng mắm, mùi bánh tráng nướng, mùi thịt gà thưng do chính tay má làm hay chỉ là mùi của rau é quế, hành ngò, rau muống, xà lách trộn chung trong rổ cũng đủ để lòng rộn ràng Tết.
Mà thôi, tạm quên chuyện mùi liên quan đến cái bao tử, thử một lần đến phiên chợ quê nghèo nơi tôi sinh ra và lớn lên để nghe lại mùi nhựa từ hàng hàn thau, dép hiếm hoi còn sót lại... Thành là tên chợ - người xưa lấy từ Thành An Thổ, nơi sinh cố Tổng bí thư Trần Phú (thôn An Thổ xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).
Lúc bấy giờ, chợ họp 5 ngày một phiên vào các mùng 4, 9, 14, 19... Âm lịch. Riêng những ngày cận Tết chợ họp liên tục, tuy nhiên vào ngày phiên chính thì mua bán nhộn nhịp hơn, chợ tan cũng muộn hơn. Chợ nhỏ nhưng sản vật phong phú lắm, đủ các loại cây trái từ các xã miền núi đưa xuống, tôm cá từ biển lên hay gà vịt ở xuôi.
Thợ hàn dép đứt, thau bể tại chợ Thành (Ảnh chụp năm 2018 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Ảnh: Trần Trọng Tri.
Nằm cuối nhà lồng chợ là một gian hàng nhỏ chuyên nghề hàn thau, dép, xoong chảo... có mặt ở chợ này cũng ngót hơn 40 năm. Đấy là theo tôi biết, chứ nghe đâu trước đó đời cha đã gắn bó với nghề này và chỉ một trong số hơn chục người con nối nghiệp. Làm nghề lâu, lại là người duy nhất làm công việc này nên khách hàng đông không kể hết. Hàng nhiều, có khi tan buổi chợ còn phải chở lỉnh kỉnh về nhà làm tiếp để phiên chợ sau trả khách.
Gần Tết, nhà người ta dắt con ra chợ thử dép để mua. Riêng chị em nhà tôi lấy dép cũ ra chà rửa thật sạch, hong khô để mang ra chợ cho thợ hàn những chỗ đứt. Mấy đôi dép nhựa đứt ngang dọc, nhiều vết hàn chồng chéo nhau không theo trật tự nào. Nhà tôi là "khách hàng thân thuộc", quen đến độ ông thợ hàn nhìn là biết dép của nhà nào, còn nói chính xác cả tên họ của phụ huynh.
Ngày 24 Tết năm nào không nhớ nỗi, chỉ nhớ đó là một buổi sớm mưa phùn, người đi chợ đông nối hàng dài theo cầu tre, tôi cỡi xe đạp ra chợ, trên ghi đông là giỏ nhựa đựng mấy đôi dép. Một người lớn tuổi ở khác thôn thấy tôi xách mớ dép đứt tới thì bảo: "Dép thế này thì hàn chi nữa, quăng đi là vừa". Ở tuổi lên 10 nhưng tôi hiểu thế nào là vừa với gia cảnh của mình. Cha mẹ ai không muốn sắm sửa cho con mình đôi dép, bộ quần áo mới; nhất là ngày Tết. Đằng này, cái ăn còn không có thì lấy đâu ra mua dép mới. Ông thợ hàn thì vui vẻ, hàn hai đôi chỉ lấy tiền một đôi, lắm lúc chẳng lấy đồng nào vì... Tết mà.
Ra chợ, ôi thôi đủ thứ mùi quyện vào nhau nhưng mùi nhựa hàn là "mạnh" nhất, như kéo người ta về với ngày cũ. Từ đầu chợ, nghe mùi nhựa cháy ngai ngái thoảng trong gió là biết ngay ông thợ vừa vùi que sắt vào lò lửa than nóng rồi quệt lên mẫu nhựa. Lần đi chợ phiên hàn dép, tôi thường ngồi bệt bên chậu than đang cháy đỏ, thích thú nhìn ông thợ vùi cây sắt vào tro, cẩn thận cắt từng miếng nhựa rồi áp vào chỗ dép đứt, tay lướt nhẹ để tạo "nét thẩm mỹ".
Ngoài những phiên chợ, sau thời gian "chạy chợ" trước Tết, thợ còn đi hàn dạo ở khắp làng. Chỉ vài tiếng rao ban đầu "hàn dép, thau nhựa, nồi xoang... bể... hông?", xe thợ dừng lại ở một điểm nào đó là có hàng làm cả buổi. Người qua lại thấy báo với người này người kia ở xa, gần chỉ cần nghe mùi nhựa hàn là biết mà mang đồ ra, không phải đợi đến ngày ra chợ.
Chỉ non hai tháng trước, tôi về quê trùng với phiên chợ và hẳn nhiên dành cả buổi sáng đi dạo. Ở góc chợ quen thuộc, ông thợ hàn vẫn còn đó, cần mẫn với nghề đã gắn bó mấy mươi năm nhưng khách đã thưa rồi. Hỏi chuyện thu nhập, mặt ông thợ buồn rười rượi: Đồ nhựa bây giờ rẻ quá, đôi dép chỉ hơn 20 ngàn đồng, xài đứt thì bỏ, thi thoảng hàn cái thau nhựa, xoong nhôm cho đỡ nhớ nghề chứ làm không đủ ăn. Nói xong, ông thợ chỉ vào đôi giầy mọi tôi đang mang: "Đấy! ai cũng mang giầy như chú thì tôi hàn cho ai?"
Bàn cà phê sáng nay đều là những người tha phương. Người nhắc quãng tuổi thơ cùng mẹ đi chợ Tết; hay bảo được về nhà là thấy Tết. Người khác nói được đi chợ Tết hẳn có Tết. Ai cũng có lý. Với tôi, đi chợ quê Tết không khó, khó là không phải quê mình. Đi chợ Tết quê mà không được nghe Mùi nhựa hàn dép thì chẳng ra mùi Tết.
TRẦN TUY AN
Theo thegioitiepthi.vn
Hướng dẫn trang điểm mắt tông hồng đậm cuốn hút Tiết xuân vẫn đang thì nhưng với nhiều gia đình, tết chẳng còn bởi những đứa con của họ giờ đây đang tất tả trên những chuyến xe hoặc đã yên vị nơi thành phố xa hoa, bắt đầu cuộc mưu sinh mới. Mờ sáng, khi hơi lạnh còn phảng phất, má đã cặm cụi dưới bếp kho vài con cá với cải...