Cho rằng bị “lừa đảo”, hàng chục khách hàng đòi gặp Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn
Bức xúc vì cho rằng bị “ lừa đảo”, chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng trong 15 năm, hàng chục khách hàng mua căn hộ dự án Thái Sơn 2 (tên gọi khác là dự án Phước Kiển 2) của chủ đầu tư Tổng Công ty Thái Sơn ( TCty Thái Sơn) – Bộ Quốc Phòng đã tập hợp tại trụ sở TCty này (số 3, đường 3 Tháng 2, quận 10, TP.HCM) để khiếu nại, yêu cầu gặp Tổng Giám đốc để “tìm câu trả lời thỏa đáng”.
Lúc 9h15 sáng 24/7, hàng chục người dân mặc áo đồng phục in dòng chữ `”Tổng công ty Thái Sơn – BQP đã lừa dối người dân”, tập hợp tại trụ sở TCty Thái Sơn, yêu cầu được gặp Tổng Giám đốc theo lịch đã hẹn.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, ông Nguyễn Duy Hiền (đại diện người dân mua dự án) cho biết: “Chúng tôi đến đây với mong muốn được gặp ông Phạm Gặp, Tổng Giám đốc TCty Thái Sơn. Trước đó, chúng tôi đã gửi thư, báo ngày giờ, xin hẹn gặp nhưng phía họ (TCty Thái Sơn – PV) không trả lời cụ thể. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo Công ty Thái Sơn có câu trả lời thỏa đáng về dự án Thái Sơn 2, đã nhận cọc của chúng tôi từ 15 năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được nền, nhà”.
Đại diện TCty Thái Sơn cho biết Đại tá Phạm Gặp, Tổng Giám đốc hiện tại đã đi công tác, không thể gặp người dân. Đến khoảng 9h45, ông Cung Đình Minh, Phó Tổng Giám đốc và ông Đỗ Vũ Kiên, Trưởng ban quản lý dự án Phước Kiển xuất hiện dưới sảnh để làm việc với người dân.
Phó Tổng Giám đốc Cung Đình Minh cho rằng người dân có dấu hiệu “gây rối”.
Theo ông Minh, hàng chục người dân có mặt ở đây có dấu hiệu “gây rối”. Ông Minh cho biết về vụ việc này, TCty Thái Sơn đã nhiều lần trao đổi, làm việc với người dân và về phía công ty cũng đang đưa ra phương hướng giải quyết.
Không đồng ý với câu trả lời của ông Minh, người dân lên tiếng phản đối, cho rằng phía TCty Thái Sơn đã nhiều lần lập lờ, cố tình trì hoãn. Nên lần này, họ yêu cầu gặp trực tiếp ông Tổng Giám đốc để được giải quyết dứt điểm.
“Chúng tôi không đồng tình với câu trả lời của ông Phó Tổng Giám đốc, chúng tôi không gây rối, chúng tôi đã được hứa hẹn quá nhiều lần nhưng kết quả cuối cùng cũng chẳng có gì. Họ cố tình trì hoãn, thậm chí lập lờ, có hành vi gian lận lừa đảo tại dự án này. Hôm nay chúng tôi ở đây chờ ông Tổng Giám đốc về, trả lời dứt điểm, họ có còn muốn thực hiện dự án hay không? Hoặc nếu đền bù thì mức phí đền bù như thế nào chứ mức giá ba trăm triệu đồng họ đưa ra trong khi giá trị lô đất của tôi rơi vào khoảng 4 tỷ là điều tôi không chấp nhận được” – bà Hà, một người dân có mặt tại trụ sở Thái Sơn cho biết.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng trước cổng TCty Thái Sơn trước khi vào phía trong công ty.
Để tránh việc người dân tụ tập đông, gây mất trật tự tại trụ sở làm việc, lúc 10h30, Đại tá Nguyễn Kim Thọ, Phó Tổng Giám đốc TCty Thái Sơn đã thay mặt ban lãnh đạo đối thoại, làm việc với đại diện người dân. Buổi đối thoại nhằm tìm ra tiếng nói chung trong việc người dân tập trung quá đông tại trụ sở, sắp xếp lịch hẹn gặp cụ thể với Tổng Giám đốc.
Được biết, tại buổi đối thoại, ông Thọ và ông Minh đã thay mặt ban lãnh đạo TCty hứa sẽ giải quyết dứt điểm cho khách hàng mua dự án Thái Sơn 2. Cùng với đó, hai bên cũng thống nhất cuộc gặp giữa Tổng Giám đốc – Đại tá Phạm Gặp với đại diện người dân. Dự kiến, cuộc gặp sẽ diễn ra từ ngày 13-17/8.
Trước đó, Báo Người Tiêu Dùng đã từng phản ánh vụ việc trong bài viết “Nghi án lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại dự án Thái Sơn 2″.
Theo bài viết này, UBND huyện Nhà Bè khẳng định, về mặt pháp lý, hiện nay, không có dự án Thái Sơn 2 nào do Công ty Thái Sơn làm chủ đầu tư. Như vậy, hơn 10 năm qua, hàng trăm khách hàng bỏ tiền đặt cọc, thậm chí thanh toán đến 70, 80% giá trị nền đất tại dự án Thái Sơn 2 cho Công ty Thái Sơn chỉ để mua chiếc bánh vẽ hoàn hảo do chính công ty này tạo nên. Năm 2005, TCty Thái Sơn đã xin chính quyền địa phương chấp nhận dự án nhưng bất thành.
Biên bản cuộc gặp giữa hai bên ngày 24/7.
Đăng Kiệt – Ảnh: Hiếu CT
Theo Thanhnien
Người dân thiệt hại do thiếu hiểu biết khi đầu tư
Làm thế nào để người dân không bị mất tiền vì thiếu hiểu biết? PV NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Anh Tuấn - Viện phó viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân.
Ông Đặng Anh Tuấn - Viện phó viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân.
Tiền ảo hiện nay chưa được chính thức công nhận tại Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư, vì sao lại có sự hấp dẫn không tưởng này?
- Các nhà đầu tư bị hấp dẫn bới mức lãi suất cao từ khoản đầu tư của họ, đồng thời triển vọng của dự án kếu gọi đầu tư được thổi phồng quá mức đã chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư cả tin. Các vụ lừa đảo này đều có điểm chung là người chơi các loại tiền ảo này đều được hứa hẹn với mức lãi suất cực khủng.
Đặc biệt, xu hướng lôi kéo của những ông trùm tiền ảo mở rộng về vùng nông thôn, bởi người dân nông thôn mức độ tiếp cận thông tin còn thấp, kiến thức công nghệ nhiều hạn chế. Trong khi đó, ham làm giàu nên dễ nghe theo những lời dụ dỗ.
Đơn cử như đồng tiền ảo AOC lãi suất siêu khủng, lên tới 180% mỗi năm, gấp 20 lần gửi ngân hàng, thậm chí lên tới 300% giống như cam kết Sky Mining đã hứa hẹn.
Theo ông, nhà đầu tư tham gia đầu tư tiền ảo sẽ đối mặt với những rủi ro gì?
- Các mức lãi suất cao gấp 5-10 lần thậm chí 20 lần lãi suất tiền gửi ngân hàng có sức hấp dẫn mạnh, nhưng đây là các khoản đầu tư rất rủi ro, thậm chí là lừa đảo theo cơ chế Ponzi (cơ chế nhận tiền của người gửi sau để trả cho người gửi trước) và sau đó là người huy động vốn bỏ trốn với một số tiền nợ lớn huy động từ những người góp vốn.
Ở Việt Nam đã từng xảy ra các vụ việc tương tự. Ngoài ra, hoạt động đầu tư vào tiền ảo chứa đựng nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn gây thiệt hại cho người đầu tư.
Tại Việt Nam, bài học đầu năm 2018 khi nhiều sàn giao dịch tiền ảo trên thế giới đóng, giá Bitcoin lao dốc thảm hại và đã có hàng nghìn nhà đầu tư "tay trắng" vì đầu tư tiền ảo.
Làm thế nào để hạn chế nhà đầu tư, nông dân thiếu hiểu biết tham gia đầu tư tiền ảo?
- Nhà nước cần truyền thông rõ về rủi ro khi đầu tư vào tiền ảo và rủi ro của thanh toán khi sử dụng Bitcoin. Chúng ta sẽ không chấp nhận Bitcoin là tiền tệ nhưng có thể quản lý Bitcoin như một hàng hóa đặc biệt có thể được mua bán, trao đổi.
Cần có cơ chế quản lý các sàn tiền ảo và các giao dịch chuyển đổi từ tiền tệ (VND, USD hoặc vàng) sang tiền ảo và ngược lại để có thể giám sát được các giao dịch này.
Cần lưu ý, do tính bán ẩn danh nên tiền ảo có thể được sử dụng như một phương tiện để chuyển tiền, ngoại tệ ra nước ngoài mà Nhà nước khó có thể kiểm soát.
Gần đây một số phần mềm mã hóa dữ liệu tống tiền có liên quan đến việc yêu cầu nạn nhân thanh toán bằng Bitcoin. Đây là những dấu hiệu cho thấy việc quản lý tiền ảo có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động phòng ngừa tội phạm tiền điện tử và an ninh tiền tệ.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cuộc chơi 1% may mắn, 99% rủi ro Khi làn sóng đầu tư tiền ảo ồ ạt về nông thôn, không ít nông dân mất tiền tỷ vì đào Bitcoin với kỳ vọng lợi nhuận lên tới 300%. Cuộc sống làng quê vốn an bình, bỗng dưng bị xáo trộn bởi những lời mời lợi nhuận hấp dẫn của những ông trùm tiền ảo đến và đi "ôm" theo tiền của...