Chợ phiên giữa phố vẫn trật tự, văn minh
“ Chợ Bưởi một tháng sáu phiên/ Ngày tư ngày chín cho duyên đèo bòng”. Cứ mỗi phiên chợ, người mua kẻ bán lại được dịp sống trong không gian của một phiên chợ quê thuần chất, ở đó người ta mua, bán đủ thứ hàng hóa. Đảm bảo cho trật tự của những phiên chợ này có đóng góp không nhỏ của lực lượng Công an cơ sở.
Tổ công tác CAP Bưởi tuyên truyền việc duy trì thực hiện tuyến phố văn minh trên phố Trích Sài
“Mưa dầm thấm lâu”
Cứ đến phiên chợ, bắt đầu từ 6 giờ sáng, chợ Bưởi tấp nập với những hàng cây cảnh, chó mèo, chim cá nhộn nhịp khách mua, người bán. Thượng úy Lê Ngọc Bách, Phó Trưởng CAP Bưởi cho biết: “Chính cái nét riêng của chợ phiên này khiến công tác quản lý văn minh trật tự đô thị không dễ dàng. Tuy nhiên, sau một thời gian lực lượng công an kiên trì thực hiện nhiều biện pháp, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, hoạt động của chợ đã có bước tiến khả quan. Khu vực chợ vẫn đông, vẫn nhộn nhịp nhưng khá quy củ, đảm bảo trật tự đô thị”.
Trước đây, những người buôn bán ở đây chủ yếu là bà con ở quanh vùng kẻ Bưởi, gồm Trích Sài, Võng Thị, Yên Thái. Nhiều người vẫn quen nếp cũ xưa của làng xã nên việc xử lý vi phạm phải cân nhắc, lựa sao cho hài hòa. Để tập trung giải quyết vấn đề mỹ quan khu vực, sao cho bà con thực sự “tâm phục khẩu phục” thì không thể ngày một, ngày hai mà cần “mưa dầm thấm lâu”. Từ định hướng ấy, BCH CAP Bưởi đã quán triệt, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, chiến sỹ, ngoài công tác cơ bản, phải có những cách thức tuyên truyền thấu tình đạt lý để người dân thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn mỹ quan, văn minh trật tự đô thị. Không riêng tổ trật tự mà tất cả CBCS đều thực hiện tuyên truyền cho bà con khu phố qua nhiều “kênh” để bà con “thông” và nhận thức đầy đủ việc giữ gìn trật tự văn minh đô thị là trách nhiệm của mỗi người. Cùng với đó, BCH CAP Bưởi đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phối kết hợp với các phường giáp ranh như Vĩnh Phúc (quận Ba Đình), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy)… để tạo sự đồng bộ trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, hạn chế tối đa sự lạm dụng địa bàn giáp ranh để vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Video đang HOT
Người dân đồng tình
Ngoài công tác phối hợp, tuyên truyền, việc tuần tra, nhắc nhở, xử lý luôn được vận dụng tốt. Chế độ này được duy trì đều đặn theo các “múi giờ” từ 7 đến 11h và từ 14 đến 19h30 tại các “nút nóng” như tuyến chợ Bưởi, phố Lạc Long Quân, Võng Thị và đường kè ven hồ Tây. Từ việc đảm bảo tốt trật tự đô thị, trật tự công cộng tại chợ Bưởi, CAP Bưởi đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền cơ sở đăng ký thực hiện, xây dựng nhiều tuyến đường, phố văn minh đô thị, trong đó có tuyến Lạc Long Quân.
Ông Nguyễn Văn Đạt, trú ở số nhà 140 Lạc Long Quân chia sẻ: “Tôi rất đồng tình với việc phường xây dựng tuyến phố Lạc Long Quân là tuyến phố văn minh đô thị. Mong sao các tuyến phố trên toàn phường đều văn minh, để Hà Nội ngày càng xanh, sạch, đẹp”. Bác Mai Đức Bằng, chủ cửa hàng bán xe đạp tại phố Trích Sài vui vẻ: “Tuyến phố này giờ ổn lắm. Trước đây, ngay bên cạnh cổng trường học Đông Thái thường hay có hàng quà; phía trên gần di tích chùa Trích Sài có hàng giải khát vứt vỏ dừa, bã mía rất mất mỹ quan. Sau khi được lực lượng chức năng phường nhắc nhở, xử lý, giờ tất cả đã vào nề nếp”.
Theo Trung tá Nguyễn Hồng Cương, Trưởng CAP Bưởi, chính sự đồng tình, ủng hộ của người dân đã giúp công tác đảm bảo, duy trì TTGT-ĐT của lực lượng chức năng thêm hiệu quả.
Theo ANTD
Hướng đến mục tiêu văn minh, trật tự hơn
Từ 1-7, Hà Nội sẽ thí điểm trông giữ xe ô tô dưới lòng đường trên tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo. UBND TP cho hay, việc này nhằm tổ chức, sắp xếp lại trật tự lòng đường, vỉa hè, thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị" trên địa bàn thành phố.
Sơn, kẻ lại vạch đỗ xe trên phố Lý Thường Kiệt
Trông giữ xe một bên đường, thu phí theo giờ
Theo Tờ trình của liên ngành CATP Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội về việc tổ chức thí điểm trông giữ ô tô dưới lòng đường tại phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo, liên ngành đã khảo sát và nhận thấy, hai tuyến phố này có đủ điều kiện tổ chức trông, giữ xe dưới lòng đường. Cụ thể, phố Lý Thường Kiệt lòng đường rộng 15m, hè phố trái và phải đều rộng từ 6-7m, còn phố Trần Hưng Đạo lòng đường rộng 13-15m, hè phố hai bên rộng 5-6m. Tuy nhiên, theo Sở GTVT Hà Nội, hiện trên 2 tuyến phố này đang có 20 điểm đỗ xe không thu phí, không có người điều hành xe ra vào và 5 điểm trông giữ phương tiện do 3 đơn vị thực hiện, thu phí 1 lần, không theo giờ. Ngoài ra, còn nhiều điểm có đủ điều kiện trông giữ xe ô tô nhưng chưa được khai thác. Trong khi đó, trên hai tuyến phố này tập trung nhiều đơn vị, cơ quan Nhà nước, việc trông giữ xe không thống nhất do nhiều tổ chức quản lý đã tạo nên sự lộn xộn.
Do đó, liên ngành GTVT và CATP đã kiến nghị UBND TP giao cho Sở GTVT thu hồi 20 điểm đỗ xe và 5 điểm trông giữ xe, giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe lập phương án trông, giữ ô tô thống nhất trên toàn tuyến; giao cho đơn vị này tổ chức trông, giữ nhằm sắp xếp lại trật tự ATGT trên hai tuyến phố. Thời gian đầu, CATP sẽ bố trí lực lượng cùng phối hợp. Đặc biệt, tại Tờ trình này, liên ngành cũng đề xuất UBND TP tổ chức thu lệ phí theo giờ đối với xe ô tô gửi trên 2 tuyến phố này. Mức thu theo quy định của TP, lập đường dây nóng và phối hợp với VOV giao thông quốc gia thường xuyên thông báo các vị trí đỗ xe đã hết hoặc các vị trí còn trống tại nơi tổ chức trông giữ ô tô trên hai tuyến phố này để lái xe biết.
Căn cứ vào thực tế khảo sát, liên ngành đề xuất, tổ chức trông, giữ xe tại một bên đường, sắp xếp đỗ xe chéo 45 độ theo mép đường, sát vỉa hè, đầu xe hướng ra ngoài. Cụ thể, trên phố Lý Thường Kiệt, từ nút giao Lý Thường Kiệt - Lê Thánh Tông đến nút giao Lý Thường Kiệt - Bà Triệu sẽ tổ chức trông, giữ ô tô phía bên số nhà lẻ; đoạn từ nút giao Lý Thường Kiệt- Bà Triệu đến nút giao Lý Thường Kiệt - Lê Duẩn sẽ tổ chức trông, giữ xe ô tô phía bên số nhà chẵn. Còn trên phố Trần Hưng Đạo, đoạn từ nút giao Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông đến nút giao Trần Hưng Đạo - Bà Triệu sẽ tổ chức trông, giữ xe ô tô bên phía nhà chẵn; đoạn từ nút giao Trần Hưng Đạo - Bà Triệu đến nút giao Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn sẽ tổ chức trông giữ xe bên phía số nhà lẻ.
Sẽ nhân rộng nếu có hiệu quả
CATP Hà Nội cũng đã có báo cáo gửi Chủ tịch UBND TP về việc triển khai thực hiện, trong đó nêu rõ, việc thí điểm trông giữ xe dưới lòng đường trên hai tuyến phố phải chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, ATGT, thuế, tài chính, vé và lệ phí... Việc thu phí trông giữ ô tô là bình đẳng, công bằng với mọi đối tượng, thành phần, trước mắt vận dụng theo quyết định hiện hành của UBND TP. Tuy nhiên, cần có hình thức thu phí linh hoạt với ô tô của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Nhà nước có trụ sở dọc 2 bên tuyến phố. Đặc biệt, Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe không được giao lại cho các đơn vị, cá nhân khác tổ chức trông, giữ xe trên hai tuyến phố này.
Ông Bùi Đăng Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe cho hay, đơn vị này đã lên kế hoạch cụ thể về việc tổ chức trông, giữ xe thí điểm trên 2 tuyến phố này. Từ 8h sáng nay 1-7, các đơn vị sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, tiếp nhận trông xe, phát hành vé theo quy định. "Việc thí điểm trông giữ xe dưới lòng đường ở 2 tuyến phố này nhằm mục đích sắp xếp lại trật tự giao thông, đô thị, thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị" trên địa bàn TP" - ông Bùi Đăng Thắng nói.
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã có quyết định thu hồi 25 giấy sử dụng tạm thời đường phố để đỗ xe, trông giữ xe ô tô đã cấp cho các đơn vị trên 2 tuyến phố. Sau thời gian thí điểm, UBND TP Hà Nội yêu cầu CATP chủ trì, phối hợp với Sở GTVT tổng kết, đánh giá mô hình thực hiện thí điểm để làm cơ sở sắp xếp các tuyến phố, điểm trông giữ xe đủ điều kiện trông giữ xe ô tô dưới lòng đường theo quy định.
Theo ANTD
Phúc Thọ, Hà Nội: Chuyển biển tích cực về trật tự giao thông Kể từ khi lực lượng công an xã tăng cường nhắc nhở, tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm hành chính trên các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân ở Phúc Thọ (TP Hà Nội) đã có sự chuyển biến. 100% công an xã được tập huấn Nhằm...