Cho phép Vietnam Airlines vay 4.000 tỷ đồng lãi suất thấp
Trong phiên bế mạc chiều nay (17/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 10, trong đó có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
“Vietnam Airlines có thể được cho vay lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải nhà nước cấp thẳng tiền” – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay (17/11).
Vietnam Airlines được “gỡ khó” về vốn
Nội dung liên quan đến việc trên trước đó đã được Quốc hội đã xem xét, thảo luận riêng vào chiều 12/11.
Cụ thể, có hai nội dung được Quốc hội thống nhất là cho phép Vietnam Airlines được vay 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, thông qua 1 tổ chức tín dụng của nhà nước chứ không phải nhà nước cấp thẳng.
Như thế, Vietnam Airlines vẫn phải đảm bảo đủ điều kiện là có tài sản đảm bảo. “Hiện doanh nghiệp này có hơn 5.000 tỷ và nhà nước chỉ cho vay 4.000 tỷ thôi” – ông Sinh thông tin.
Lãi suất ưu đãi cho khoản vay này vào khoảng 4%/năm và Vietnam Airlines có trách nhiệm trả nợ trong ba năm, khoảng 480 tỷ đồng.
Giải pháp nữa, cũng được Quốc hội đồng ý thông qua, là để Vietnam Airline phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng, dự kiến giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua cổ phần thuộc quyền mua của Nhà nước.
Video đang HOT
“Quá trình đề xuất, thẩm tra đề xuất hỗ trợ cho Vietnam Airlines cũng còn nhiều ý kiến cho rằng tại sao nhà nước không cấp thẳng ngân sách, hay phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, song giải pháp nói trên được cho là tối ưu”, theo ông Sinh.
Tại Quốc hội, khi thảo luận cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên xây dựng bộ tiêu chí, tập đoàn nào, doanh nghiệp nào đáp ứng được thì được hỗ trợ, để cho những doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi.
Nhưng theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, cái khó là ngân sách hiện nay không được dồi dào nên ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp nào Nhà nước đang nắm cổ phần lớn.
Nêu quan điểm cá nhân về việc này, ông Sinh phân tích: “Vietnam Airlines là Hãng hàng không quốc gia, với hơn 86% cổ phần do Nhà nước nắm giữ, trước đại dịch Covid-19 vẫn hoạt động hiệu quả, các nước khác cũng có chính sách hỗ trợ tương tự thì việc Quốc hội quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp này cũng là cần thiết. Cũng cần nói rõ đây là hỗ trợ chứ không phải cho không”.
Vẫn theo đại biểu Sinh, khi tham gia thẩm tra, ông đã đề nghị Chính phủ cần xây dựng kịch bản tổng thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tác động lớn bởi dịch covid -19.
“Ngoài hàng không còn có dịch vụ lưu trú, khách sạn… nên có kịch bản tổng thể để cân đối được nguồn lực hỗ trợ, trên cơ sở đó trình Quốc hội có chủ trương chung và giao cho Chính phủ điều hành theo nguyên tắc đó, chứ mỗi vụ việc lại trình Quốc hội thì cũng bị động cho Chính phủ, vì Quốc hội một năm chỉ họp hai kỳ” – ông Sinh lưu ý.
Mặc dù đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vietnam Airlines trong quý III/2020 vẫn giảm đến 70% so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 7.600 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tại thời điểm 30/9/2020, tiền gửi ngắn hạn của Vietnam Airlines giảm mạnh từ 3.579 tỷ đồng, xuống còn 656 tỷ đồng, trong khi khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hiện ở mức 11.684 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm.
Theo một đại diện của Vietnam Airline, nếu không nhờ các giải pháp tiết giảm chi phí khắc khổ và việc giãn, hoãn thanh toán các khoản công nợ, dòng tiền của Vietnam Airlines có thể cạn ngay từ tháng 8/2020.
Cận cảnh Vietnam Airlines trước thềm được giải cứu
Phương án "giải cứu" Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại cuộc họp đầu tuần qua, trước khi đưa ra trình Quốc hội.
Ảnh Internet
10 tháng, lỗ 13.000 tỷ đồng
2020 có thể nói là năm đại hạn của ngành hàng không. Đại dịch Covid-19 lan ra toàn cầu và lệnh đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội triển khai ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đã giáng một đòn mạnh vào các hãng hàng không quốc tế. Theo Công ty nghiên cứu dữ liệu hàng không Cirium, đã có 43 hãng hàng không thương mại ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm dừng từ tháng 1 năm nay. Công ty này cũng dự báo sẽ có thêm nhiều hãng hàng không tạm ngưng hoạt động hoặc phá sản vào quý cuối năm nay và quý đầu năm sau.
Tại Việt Nam, do đường bay quốc tế chưa mở cửa trở lại, nhu cầu di chuyển nội địa hạn chế, nên kết quả ccủa các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines sụt giảm mạnh.
Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng của Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu giảm 56,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 32.410 tỷ đồng, thua lỗ 10.675 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lỗ 10.471 tỷ đồng.
Tiền gửi ngắn hạn của Vietnam Airlines đã giảm mạnh từ 3.579 tỷ đồng về còn 656 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong khi đó, theo số liệu lãnh đạo Vietnam Airlines đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước mới đây, trong 10 tháng, Tổng công ty lỗ tới 13.000 tỷ đồng.
Trước khi đại dịch diễn ra, Vietnam Airlines Group (bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) khẳng định vị trí chủ lực tại thị trường nội địa với 51,7% thị phần vận chuyển hành khách. Trong 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines Group đã thực hiện an toàn tuyệt đối 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách và 146.000 tấn hàng hoá. Tuy quý III/2020 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực về sản lượng vận chuyển hành khách so với quý II, nhưng do các hãng hàng không trong nước tăng tải ồ ạt, đồng thời thực hiện nhiều chương trình kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch theo mục tiêu lớn của Chính phủ và thị trường hàng không quốc tế chưa được khai thác trở lại nên hiệu quả trực tiếp cho Vietnam Airlines Group còn ở mức độ rất hạn chế.
Tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines trong ngắn hạn dự báo vẫn tiếp tục khó khăn, do đường bay quốc tế khó có thể được mở lại trong bối cảnh dịch bệnh tại châu Âu đang có xu hướng bùng phát trở lại, trong khi 60% doanh thu của Vietnam Airlines đến từ khai thác các đường bay quốc tế.
Chỉ có mảnh đất nội địa để khai thác, các hãng hàng không đang đua nhau cạnh tranh giảm giá bán, kích thích tiêu dùng nên biên lợi nhuận mỏng dần đi.
Ngập trong nợ vay
Nguồn thu sụt giảm mạnh, để cân đối bài toán dòng tiền, một mặt Tổng công ty phải giảm lương, cắt giảm việc làm, mặt khác phải gia tăng nợ vay. Tính đến hết ngày 30/9/2020, nợ phải trả 55.759 tỷ đồng, cao gấp 8,4 lần vốn chủ sở hữu (6.610 tỷ đồng). Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tính đến 30/9 là hơn 11.684 tỷ đồng, tăng 79,5% so với hồi đầu năm, tương đương tăng 5.177 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 27.871 tỷ đồng. Tổng hợp các khoản vay và nợ thuê tài chính của Vietnam Airlines tính đến thời điểm 30/9 là 39.555 tỷ đồng, tăng gần 24% so với hồi đầu năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, chi phí tài chính mà Vietnam Airlines phải chi trả là 1.386 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí lãi vay hơn 725 tỷ đồng.
Tiền gửi ngắn hạn của Tổng công ty đã giảm mạnh từ 3.579 tỷ đồng về còn 656 tỷ đồng.
Gần đây, lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, đơn vị này đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu Vietnam Airlines và báo cáo Ủy ban Quản lý vốn, báo cáo Chính phủ để đảm bảo tăng vốn là một những giải pháp để thực hiện tái cơ cấu Vietnam Airlines. Các bước chuẩn bị được khẩn trương thực hiện suốt thời gian qua và đến nay, SCIC đã sẵn sàng cho việc đầu tư vào Vietnam Airlines.
Theo nhu cầu tăng vốn mà Vietnam Airlines xây dựng, Tổng công ty có nhu cầu bổ sung hơn 10.000 tỷ đồng thông qua hai nguồn tái cấp vốn và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. SCIC sẽ tham gia mua cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines.
Dù SCIC cho biết đã sẵn sàng và với tình trạng hoạt động của Vietnam Airlines hiện tại, việc tăng vốn là rất cần kíp, nhưng với quy mô lớn, gói "giải cứu" Vietnam Airlines có được triển khai hay không còn phụ thuộc vào lá phiếu biểu quyết của Quốc hội trong kỳ họp này.
SCIC nhận sở hữu 36% vốn điều lệ Sabeco từ Bộ Công Thương Qua giao dịch, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã nhận sở hữu cổ phần tại Sabeco từ Bộ Công Thương, ngày điều chỉnh có hiệu lực là 04/11. Trước khi chuyển nhượng, Bộ Công Thương sở hữu 36% vốn điều lệ Sabeco- Tổng Công ty Cổ phần Bia- R ượu- Nước giải khát Sài Gòn (mã...