Cho phép điều chỉnh kéo dài kỳ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Việc điều chỉnh kéo dài kỳ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm xi măng đến khi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Cụ thể, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 vẫn còn hiệu lực.
Cùng đó là Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 1065/2010/QĐ-TTg ngày 9/7/2010.
Bên cạnh đó, các nội dung khác cũng được giữ nguyên cho đến khi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 được ban hành.
Như vậy, hai quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm xi măng đều được ban hành từ năm 2008 vẫn còn hiệu lực cho đến khi quy hoạch tích hợp 2 loại khoáng sản này làm một quy hoạch được phê duyệt.
Trong giai đoạn này, Bộ Xây dựng tiếp tục tổ chức kiểm tra, hướng dẫn thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt; đồng thời khẩn trương thực hiện lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.
Video đang HOT
Đối mặt áp lực, tiêu thụ xi măng linh hoạt thích ứng
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), tiêu thụ sản phẩm xi măng trong 9 tháng của năm 2021 ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu đạt khoảng 77,47 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Công nhân Công ty cổ phần xi măng La Hiên - VVMI bốc xếp xi măng cho khách hàng. Ảnh tư liệu: Hoàng Thảo Nguyên/TTXVN
Nếu chỉ tính riêng tháng 9 thì sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường trong nước và xuất khẩu chỉ đạt 6,7 triệu tấn, giảm tới 1,31 triệu tấn so với tháng 8. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo phòng chống dịch, nhất là cụm các tỉnh thành phía Nam. Do đó, nhiều công trình xây dựng trên khắp cả nước đã phải tạm dừng thi công hoặc giãn tiến độ.
Lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa trong 9 tháng qua vẫn duy trì ở mức 45,58 triệu tấn - tương đương cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, lượng xi măng xuất khẩu xi măng trong 9 tháng vẫn đạt khoảng 31,89 triệu tấn và tăng 19%; trong đó, riêng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã xuất khẩu khoảng 14,45 triệu tấn. Tồn kho của cả nước chỉ còn khoảng 3,6 triệu tấn - tương đương từ 15 đến 20 ngày sản xuất và chủ yếu là clinker. Đối mặt trước nhiều áp lực nhưng ngành xi măng vẫn chủ động điều tiết linh hoạt trong tiêu thụ giữa thị trường nội địa và xuất khẩu để thích ứng.
Các chuyên gia nhận định, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với nỗ lực phục hồi nền kinh tế và biện pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công, các nhóm ngành được dự báo có thể sớm phục hồi là xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng... Đây cũng chính là yếu tố tích cực để kỳ vọng khi đầu tư xây dựng và đầu tư công tăng sẽ giúp tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa tăng tốc.
Theo ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, dự báo tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa sẽ tăng trưởng trở lại khi dịch bệnh được không chế, hoạt động xây dựng phục hồi và các công trình tiếp tục thi công sau nhiều ngày phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, theo quy luật thị trường, những tháng cuối năm sản lượng tiêu thụ xi măng thường tăng cao do rơi vào cao điểm của mùa xây dựng.
Ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đánh giá, ngành xi măng vẫn đang duy trì sản xuất và tiêu thụ khá trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế chịu tác động mạnh bởi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư; trong đó, kênh xuất khẩu có mức tăng tốt là do xi măng Việt Nam đã ít nhiều tạo được vị thế trên thị trường.
Trong quý IV và những năm tiếp theo, ngành xi măng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, với đà phục hồi chung của nền kinh tế và các hoạt động đầu tư xây dựng sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, kế hoạch tiêu thụ từ 104-107 triệu tấn xi măng trong năm 2021 là khả thi - chuyên gia này nhận xét.
Dưới góc độ tài chính, một số nhà đầu tư nhận xét, kể từ trung tuần tháng 8, thị trường cổ phiếu xi măng đã lấy đà để bật tăng nhanh khi đón nhận các thông tin tích cực từ thị trường. Cổ phiếu xi măng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BSC) nhận định, đầu tư công là "vũ khí" chống lại suy giảm kinh tế trong giai đoạn tới. Ngành vật liệu xây dựng như thép, xi măng, đá cát, nhựa, nhựa đường được xem là một trong ba nhóm ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ "sóng" đầu tư công. Đặc biệt, triển vọng tăng trưởng của nhóm ngành này vẫn còn khi mà cao điểm giải ngân đầu tư công vẫn nằm ở trung hạn giai đoạn 2022-2025.
Cũng có ý kiến cho rằng, nếu vốn đầu tư công được giải ngân mạnh thì cũng phải sang giai đoạn 2022 - 2023 doanh nghiệp xi măng mới thực sự "hưởng lợi" từ các dự án đầu tư hạ tầng bởi các công trình còn phải hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng. Do đó, các doanh nghiệp xi măng cần chủ động đẩy mạnh tiêu thụ, phát triển thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường chứ không thể chỉ trông chờ giải ngân vốn đầu tư công.
Tính chung toàn ngành xi măng, đến thời điểm này, cả nước có 24 dây chuyền được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.
Từ 2020 đến nay, chỉ có thêm 2 dây chuyền mới đi vào vận hành là dự án nhà máy Xi măng Tân Thắng (Nghệ An) và dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Long Sơn tại Thanh Hóa. Đến cuối năm nay, dự kiến sẽ có thêm một dự án dây chuyền 4 của Xi măng Long Sơn đi vào vận hành.
Đối mặt với áp lực, nhiều doanh nghiệp ngành xi măng đang tích cực ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất kinh doanh, số hóa chuỗi tiêu thụ và logistics; số hóa quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển xanh, bền vững...
Thậm chí, để kích cầu tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đưa ra những chiến lược cụ thể để tăng thị phần thông qua việc hạ giá thành sản phẩm, tái cơ cấu lại sản phẩm theo mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tối ưu hóa hạ tầng logistic, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý giá bán, kênh phân phối, hóa đơn điện tử...
Thêm một khó khăn khác đang "treo" trên đầu các doanh nghiệp xi măng là việc mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker từ mức hiện tại 5% lên 10% với lý do, trong bối cảnh hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất hai mặt hàng này chủ yếu dựa trên việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, đặc biệt là sử dụng điện với giá thấp.
"Điều này đi ngược lại với chiến lược phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam với ưu tiên hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoảng sản không tái tạo; trong đó, riêng clinker và xi măng không vượt quá 30% tổng công suất thiết kế trong giai đoạn 2021 - 2030", Bộ Tài chính lý giải.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, với quy mô công suất vượt 100 triệu tấn và khả năng sản xuất lớn hơn thế, ngành xi măng Việt Nam được coi là có quy mô và sức ảnh hưởng đáng kể tới các thị trường xi măng trong khu vực. Hiện Việt Nam đang xếp thứ 5 trên thế giới về năng lực sản xuất xi măng chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga. Nếu tăng thuế xuất khẩu clinker thêm 5%, từ 5% lên 10% thì khả năng sẽ không xuất khẩu được vì giá cả mặt hàng này biến động liên tục và nhiều khi "rớt" xuống rất thấp. Bởi vậy, ngành xi măng sẽ rất khó khăn nếu đề xuất này được thực thi.
Ông Nguyễn Quang Cung cho rằng, thuế phải là công cụ vừa tăng thu ngân sách vừa tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Với ngành xi măng, nếu tăng thuế như vậy sẽ không thể giúp ngành hàng phát triển bởi nếu doanh nghiệp không xuất khẩu được thì cũng sẽ không thể tăng thu ngân sách vì khi tăng thuế sẽ khiến sản lượng bị sụt giảm, ùn ứ và doanh nghiệp đứng trước thua lỗ cao. Như vậy, ngay cả sản xuất trong nước cũng sẽ chịu tác động.
Liên quan đến hoạt động xuất khẩu, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, doanh nghiệp xi măng cần cân nhắc, tính toán bởi thời điểm năm 2023, xi măng xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển cần đáp ứng yêu cầu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng ở mức thấp. Nếu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng cao như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế cao hơn...
Quảng Ninh không gia hạn khai thác mỏ đá vật liệu xây dựng Đây là một trong những nội dung được các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh thảo luận, biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 4 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 30-9. Quảng Ninh không gia hạn khai thác các mỏ đá vật liệu xây dựng tại nhiều khu vực quan trọng...