Cho ở tạm rồi bị chiếm đất, xây luôn nhà
Bị người khác chiếm dụng đất xây nhà ở, tòa án xử trả lại đất cho chủ đất nhưng người chiếm dụng vẫn ở. Gần 2 năm nay, chủ đất gặp nhiều rắc rối khi làm lại giấy tờ đất và đòi lại đất.
Căn nhà xây trên đất của ông Nghĩa hiện có nhiều người ở- Ảnh: THÁI AN
Ông Phương Hữu Nghĩa mua 54m 2 đất thuộc một phần thửa 103, tờ bản đồ số 15, ở P.Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM). Hiện ông Nghĩa gặp nhiều rắc rối từ lô đất này.
Cho ở tạm rồi bị chiếm
Tháng 3-2002, ông Nghĩa mua của ông Nguyễn Văn Tư lô đất tại địa chỉ trên. Do nhà ở xa, sau khi mua đất, ông Nghĩa có gửi cho ông Phạm Văn Hợi làm nghề thầu xây nhà trông coi. Ông Hợi để cho ông Huỳnh Trí Tài (làm thợ sắt) dựng nhà tạm lên lô đất này để chứa vật liệu và ở tạm. Dần dần, ông Tài làm nhà ở kiên cố trên đó.
Năm 2010, ông Tài làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Hồ sơ được niêm yết tại UBND P.Bình Hưng Hòa thì ông Nghĩa phát hiện, tố cáo và khởi kiện tại TAND Q.Bình Tân. Ông Nghĩa còn phát hiện trước đó, vào tháng 9-2010, ông Tài còn được Q.Bình Tân cấp số nhà trên lô đất của mình, với số 104/118 đường số 18, KP2, P.Bình Hưng Hòa.
Sau khi ông Nghĩa phản ánh việc này, UBND P.Bình Hưng Hòa rà soát hồ sơ xin cấp số nhà, đã phát hiện ông Tài cung cấp sai về hồ sơ nguồn gốc nhà đất. Phường kiến nghị Phòng quản lý đô thị của quận ra quyết định thu hồi số nhà trên.
Vụ việc được giải quyết theo bản án có hiệu lực pháp luật của TAND Q.Bình Tân (năm 2013). Dựa trên hồ sơ chứng cứ, tòa xác định ông Tư không bán lô đất trên cho ông Tài mà chỉ bán cho ông Nghĩa. Ông Nghĩa có gửi nhờ ông Hợi trông coi, và ông Hợi có cho ông Tài sử dụng tạm lô đất.
Tòa đã tuyên công nhận và tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất trên giữa ông Nghĩa và ông Tư. Ông Nghĩa được quyền liên hệ các cơ quan chức năng kê khai, đăng ký để được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến nay ông Nghĩa làm thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lô đất trên thì phát sinh nhiều rắc rối, mà gần 2 năm nay chưa giải quyết xong. Ông Nghĩa đã phải đi lại rất nhiều lần, liên hệ với các cơ quan liên quan để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Rắc rối kéo dài
Hiện nay, căn nhà xây trên đất của ông Nghĩa có vợ con ông Tài và những người khác được ông Tài cho ở nhờ.
Về phần mình, ông Nghĩa nhờ đơn vị đo vẽ hiện trạng lô đất (kèm hồ sơ liên quan) để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do ông chỉ có quyền sử dụng đối với lô đất nên chỉ đo vẽ phần đất trống mà không thể hiện có nhà trên đất.
Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai Q.Bình Tân trả lại hồ sơ vì cho rằng bản vẽ sơ đồ nhà đất thể hiện đất trống nhưng thực tế là có nhà trên đất. Cơ quan này đề nghị ông Nghĩa liên hệ với UBND phường để được hướng dẫn, xử lý phần hiện trạng không đúng với bản vẽ.
“Cán bộ địa chính phường hướng dẫn phải xử lý nhà cho đúng nguyên trạng là đất trống thì mới xác nhận bản vẽ đất trống để cấp giấy chứng nhận. Còn cơ quan thi hành án thì cho rằng tôi chưa có giấy chứng nhận chủ quyền đất và bản án tòa cũng không tuyên cưỡng chế xử lý nhà để trả lại nguyên trạng nên họ không có cơ sở thi hành án. Tôi loay hoay chạy các nơi mà chưa được giải quyết…” – ông Nghĩa nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ , ông Nguyễn Phước Bình – phó chủ tịch UBND P.Bình Hưng Hòa – cho hay phường đang giải quyết yêu cầu hướng dẫn của ông Nghĩa để ông xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất. Để có cơ sở kiến nghị, hướng dẫn, phường đã cho mời phía ông Tài cùng những người ở trong căn nhà trên lên để lập biên bản xác minh liên quan đến việc tạo lập, cư trú. Tuy nhiên, phường vẫn chưa nhận được đủ sự hợp tác của những người này.
“Để giải quyết bảo đảm quyền lợi của ông Nghĩa theo tinh thần bản án, phường sẽ tiếp tục khẩn trương làm việc với các bên liên quan để có văn bản hướng dẫn trong thời gian tới…” – ông Bình nói.
Nếu nhà xây dựng không phép thì phải xử lý
Luật sư Nguyễn Huy Việt (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng bản án là cơ sở rất quan trọng để ông Nghĩa làm thủ tục cấp chủ quyền đất.
Theo phán quyết, ông Nghĩa được quyền liên hệ các cơ quan chức năng việc kê khai, đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguồn gốc, pháp lý đất và nhà trên đất cũng đã được bản án ghi nhận cụ thể và minh bạch. Vì vậy, các cơ quan có liên quan cần căn cứ và rà soát thêm hồ sơ để giải quyết, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho ông Nghĩa chứ không thể vì hiện trạng mà bắt bí, đùn đẩy.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần lưu ý căn nhà được tạo lập khi không có chủ quyền đất hợp pháp thì cũng không được thừa nhận là hợp pháp. Đồng thời, nếu căn nhà xây dựng không phép thì địa phương có quyền xử lý vi phạm.
"Lướt sóng" chung cư lãi tiền tỷ, cặp vợ chồng trẻ may mắn mua được nhà đất ở Hà Nội
Vô tình tìm hiểu mua chung cư với ý định tậu cho gia đình chị H trở thành dân buôn từ lúc nào không hay. Với số vốn ban đầu chỉ 400 triệu đồng, chị thu lãi tiền tỷ rồi sử dụng nó mua được nhà đất tại Hà Nội.
Sau nhiều năm làm ăn và tích cóp, vợ chồng chị H (33 tuổi) hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội có trong tay 400 triệu đồng để tiết kiệm. Dự định của anh chị là sử dụng số tiền này để mua một căn hộ chung cư khoảng trên 1 tỷ đồng để có chỗ an cư, không phải chịu cảnh đi thuê nhà tạm bợ nữa.
Chị H có người bạn làm bất động sản tìm giúp, hai vợ chồng cũng đưa quyết định sẽ mua một căn chung cư ở Thanh Xuân (Hà Nội) có diện tích là 70 mét vuông với giá bán là 1,5 tỷ đồng.
" Số tiền này quá lớn so với khoản tiền 400 mà hai vợ chồng đã tiết kiệm được. Chồng tôi lúc đó cũng rất băn khoăn vì nghĩ rằng việc trả nợ sẽ rất khó khăn. Nhưng hi vọng có một không gian sống thuộc về mình, gần chỗ làm của hai vợ chồng hơn nên vẫn quyết nhanh. Nếu mua chỉ 1 năm sau sẽ được chuyển về sống nên cả hai vợ chồng đều háo hức vô cùng" , chị H chia sẻ.
Thế nhưng, thật bất ngờ, sau hơn 2 tháng ký hợp đồng mua căn hộ, người bạn đã giúp tìm mua căn hộ này lại gọi điện hỏi có bán không vì có người quen rất thích căn hộ này và chấp nhận trả chênh 200 triệu đồng.
" Ngay lúc bạn tôi gọi điện hỏi, tôi đã trả lời chắc chắn rằng không bán vì mục đích mua để ở, nhưng cả ngày hôm đó tôi làm việc không yên. Thật sự cứ nghĩ bỗng dưng mình được 200 triệu đồng nếu bán căn hộ nên tôi liền gọi bàn với chồng. Bất ngờ là chồng tôi lại để tôi tự quyết định, thế nên chỉ sau một đêm, tôi thông báo với bạn quyết định bán ", chị H nhớ lại.
Lý do để chị H quyết định bán nhanh như vậy là nghĩ đến số tiền lãi có thể thu về. Cộng thêm việc số tiền gốc có sẽ vẫn sẽ tìm được căn mới đỡ được một khoản tiền đi vay nên cảm thấy khá hợp lý. Sau khi bán căn hộ ở Thanh Xuân, hai vợ chồng lại bắt đầu lại từ đầu hành trình tìm nhà mới để mua.
Chị H vẫn nhờ người bạn thân đó tìm hộ căn chung cư ở dự án khác. Lần này đúng dịp mở bán lần đầu của dự án chung cư tại quận Cầu Giấy, chị H liền đi đến trực tiếp xem nhà mẫu và lựa chọn căn hộ.
Ảnh minh họa.
Rất nhanh chóng chị H đã "chốt" đặt cọc 1 căn hộ có diện tích 72 mét vuông, giá tầm 1,6 tỷ đồng. Chị tính toán với số tiền sẵn có chị sẽ phải vay thêm 1 tỷ đồng. Vừa cầm phiếu đặt cọc 50 triệu đồng trên tay, lại có vị khách cũng rất ưng căn hộ chị vừa đặt cọc và sẵn sàng trả chênh 80 triệu đồng để sang cọc luôn.
" 80 triệu đồng là số tiền bằng tiền lương thu nhập cả mấy tháng liền của hai vợ chồng tôi, nghĩ thế nên tôi đã quyết định sang cọc nhanh chóng cho vị khách đó ", chị H nói.
Sau lần ấy, chị H cảm thấy mình có chút duyên và cũng khá may mắn trong việc mua bán nhà đất nên đã tạm gác lại kế hoạch mua nhà để ở mà dùng tất cả số tiền sẵn có để cùng bạn đầu tư mua đi bán lại chung cư. Những căn hộ chung cư được chị Hiền và người bạn "nhắm" đến là các căn hộ diện tích vừa phải trên dưới 70 mét vuông và có tầm tiền trên 1 tỷ đồng.
" Tôi nghĩ các căn hộ với tầm tiền từ 1,5-1,8 tỷ đồng sẽ phù hợp với nhu cầu nhiều người nên chúng tôi chỉ đầu tư những căn hộ giá tiền trung bình cho dễ bán lại. Hơn nữa, khi thấy có chút lãi là sẽ chốt bán ngay, không để lâu và cũng không để đến lúc dự án hoàn thành vì như thế sẽ bị chôn vốn lâu. Song, cũng không phải dễ kiếm tiền, có căn hộ tôi phải bán mà không được lãi đồng nào để thu vốn về ", chị Hiền chia sẻ.
Đến cuối năm 2018, thị trường đã khó khăn hơn, chị H quyết định không cùng bạn "lướt sóng" chung cư nữa. Khi ấy chị đã "kiếm" thêm được hơn tỷ đồng nên quyết định tìm mua mảnh đất 50 mét vuông trong ngõ ở Thanh Trì, Hà Nội với giá 1,050 triệu đồng.
Cộng với số tiền 600 triệu đồng góp với bạn với chập chững lướt sóng ban đầu, chị lấy về đủ để xây căn nhà 2 tầng.
" Nghĩ lại tôi thấy khi ấy mình có duyên, khá may mắn và cũng nhờ quyết định nhanh chóng nên mới mua được đất và xây nhà ở mà không phải đi vay ngân hàng đồng nào.
Số tiền tích cóp từ lương và thu nhập hàng tháng, cộng với việc chi tiêu tiết kiệm, chúng tôi sẽ để dành đầu tư cho con cái học hành, chứ không dám "lướt sóng" chung cư nữa vì giờ thị trường khó chứ không dễ như trước ", chị Hiền nói.
Lật tẩy những quái chiêu lừa đảo dụ mua nhà đất khách ôm hận sập bẫy Nhà đất có giá trị lớn, nhiều người phải tích cóp rất lâu mới đủ tiền để mua. Thế nhưng nếu không cảnh giác, người mua rất dễ bị lừa, tiền mất tật mang bởi những "màn kịch" tinh vi. Một ngôi nhà, miếng đất bán cho nhiều người Đánh vào tâm lý chủ quan, nôn nóng của người đi mua nhà, đất,...