Chợ nổi Cái Răng – điểm đến hàng đầu của du khách khi đến Cần Thơ
Với nét sinh hoạt đặc trưng gắn liền với sông nước, Chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc không chỉ riêng cho TP Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn được công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Chợ còn được bình chọn “là một trong 10 khu chợ nổi nhộn nhịp nhất thế giới” và nằm trong “top 6 chợ nổi đẹp nhất Châu Á”. Đây cũng là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách khi đến TP Cần Thơ.
Sáng ngày 9/7, tại điểm dừng chân Chợ nổi Cái Răng (đường Võ Tánh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ), UBND quận Cái Răng phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”.
Hoạt động văn nghệ tại Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (9/7) và là một trong những hoạt động nhằm thiết thực chào mừng 3 năm “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây cũng là lần thứ 6 sự kiện tiếp tục được tổ chức sau 2 năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Diễu hành tàu trong Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
Với chủ đề “Bảo tồn và phát triển văn hoá chợ nổi Cái Răng”, Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” diễn ra từ 9-11/7. Năm nay, lễ hội được tổ chức quy mô khá lớn với rất nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Chương trình văn nghệ chào mừng Ngày hội Du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”; diễu hành tàu từ Bến Ninh Kiều đến Chợ nổi Cái Răng; triển lãm sách và đố vui; giải vô địch Karate miền Nam; đờn ca tài tử trên Chợ nổi; hội thi tạo hình, trang trí từ các sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng địa phương; quảng bá xúc tiến du lịch; giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, thương mại, ngành nghề truyền thống…
Lãnh đạo TP Cần Thơ tham dự Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
Trong khuôn khổ sự kiện, TP Cần Thơ còn tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy Chợ nổi Cái Răng”, qua đó đề ra những nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, hạn chế nhằm hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng trong thời gian tới.
Du khách thích thú tham gia Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thực Hiện – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đề nghị UBND quận Cái Răng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch, đặc biệt là người dân ở Chợ nổi Cái Răng hiểu sâu về giá trị văn hóa chợ nổi để phát triển du lịch. Đồng thời cần hướng dẫn, tập huấn người dân kiến thức, kỹ năng làm du lịch; tạo sinh kế cho người dân từ hoạt động du lịch trên chợ nổi.
Video đang HOT |
Du khách khám phá nét đẹp “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
UBND Quận cũng cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng, khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và cộng đồng tham gia các hoạt động mua bán sản phẩm phục vụ khách du lịch; xây dựng môi trường du lịch an toàn – thân thiện, nâng cao thái độ ứng xử văn minh để thu hút du khách đến chợ nổi Cái Răng ngày một nhiều hơn.
Du khách thích thú check-in tại gian hàng trong Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, trục đường thủy chiến lược sông Hậu – Kênh xáng Xà No rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng ĐBSCL. Trung bình mỗi ngày có khoảng 200-250 chiếc ghe, tàu mua bán, trao đổi hàng hóa; có lúc lên đến 300-400 chiếc, trong đó số lượng neo đậu cố định khoảng 150 chiếc và từ nơi khác đến khoảng 100 chiếc.
Du khách thích thú thưởng thức các loại bánh dân gian tại Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (Ảnh: Minh Trung). |
Cũng theo ông Cường, đa phần du khách trong và ngoài nước khi du lịch đến TP Cần Thơ đều có nhu cầu tham quan Chợ nổi Cái Răng không chỉ vì chợ nổi này có nét văn hóa độc đáo của cư dân địa phương, mà còn mang nét văn hóa sông nước rất đặc trưng của vùng Nam bộ. Chính vì thế, Chợ nổi Cái Răng đã trở thành thương hiệu du lịch của TP Cần Thơ. Hầu hết khách du lịch quốc tế và nội địa đều cho rằng Chợ nổi Cái Răng là điểm đến hấp dẫn.
Sắc xuân trên chợ nổi lớn nhất miền Tây
Những ngày giáp Tết, chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) thu hút hàng nghìn du khách trong ngoài nước đến tham quan, khám phá văn hóa sông nước.
Chợ nổi Cái Răng sôi động một khúc sông Cần Thơ.
Giáp Tết, chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) rất nhộn nhịp, đây là khu chợ nổi trên sông được du khách trong và nước yêu thích. Chợ nổi họp chợ bằng các phương tiện xuồng, ghe lớn nhỏ ở khắp nơi tụ họp về thành một khu chợ kéo dài 1 - 1,5 km. Trong những ngày cận Tết (từ 20 - 30 âm lịch) chợ nổi trên sông càng sầm uất hơn, xuồng ghe tấp nập.
Những ngày giáp Tết là thời điểm sôi động nhất của chợ nổi Cái Răng. Chợ bắt đầu sôi động từ rạng sáng; các thuyền, ghe chở hàng được bày trí bằng những cây bẹo treo cao để thu hút mọi ánh nhìn. Chợ nổi Cái Răng còn nổi tiếng với các loại cây trái đặc sản miền Tây, cùng các món ăn truyền thống.
Hàng chục năm sống gắn bó với nghề mua bán nông sản, chị Huỳnh An Nhiên (tiểu thương chợ nổi Cái Răng) chia sẻ: Những ngày giáp Tết, chợ nổi Cái Răng sôi nổi lên với lượng lớn du khách đổ về tham quan trải nghiệm văn hóa chợ trên sông, việc buôn bán của các tiểu thương cũng khấm khá hơn.
Theo chị Nhiên, buôn bán trên chợ nổi những ngày bình thường gia đình chị thu nhập khoảng 200.000 - 250.000 đồng. Dịp Tết, việc mua bán có phần tốt hơn, mỗi ngày gia đình thu được khoảng 400.000 - 500.000 đồng. Chi phí đó đủ để gia đình chị phục vụ sinh hoạt trong những ngày đón năm mới sắp tới.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi ở miền Tây sông nước còn hoạt động và đón khách du lịch. Đây không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, còn là biểu tượng văn hóa sông nước.
Một số hình ảnh chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) những ngày giáp Tết:
Chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp với hàng trăm ghe và thuyền chở hàng, tạo thành một bức tranh sôi động trên sông Cần Thơ.
Người bán hàng trưng bày những loại hoa quả tươi ngon trên các gian hàng với màu sắc rực rỡ thu hút ánh nhìn của du khách và người dân địa phương.
Thương hồ cười vui trong quá trình mua bán tại chợ nổi, thể hiện sự gần gũi và ấm áp của văn hóa miền Tây.
Thuyền, ghe chở hàng đang bày bán các loại đặc sản và hàng hóa truyền thống của miền Tây trên dòng sông, tạo nên cảnh quan độc đáo của chợ nổi Cái Răng.
Phụ nữ trổ tài làm "tài công" chinh phục sông nước mưu sinh.
Ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng thu hút du khách.
Tàu chở du khách tham quan đổ về khu vực chợ nổi Cái Răng để mua sắm và trải nghiệm văn hóa miền Tây trong ngày giáp Tết.
Nụ cười thân thiện, ấm áp của du khách trong không gian của chợ nổi.
Các loại trái cây tươi ngon trưng bày trên gian hàng, làm bừng sáng không gian chợ nổi.
Những hình ảnh thường nhật của chợ nổi Cái Răng trong dịp Tết.
Khung cảnh chợ nổi Cái Răng lúc bình mình.
Bình Định sắp có điểm 'check in' tuyệt đẹp trên cung đường ven biển Dự án Điểm dừng chân ngắm cảnh phía Nam đèo Vĩnh Hội trên cung đường ven biển tỉnh Bình Định nhằm hình thành điểm dừng chân ngắm cảnh phục vụ cộng đồng và du khách, tạo điểm đến mới phục vụ du lịch tại địa phương. Chiều 10-5, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định đã ra thông báo về việc...