Cho nhau một khoảng lặng
Tạm chia tay phải chăng là trì hoãn một kết thúc buồn vốn dĩ sẽ phải xảy ra?
Trong một chuyến du lịch với nhóm bạn thời đại học. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy Nga không đi cùng Hoàng, người yêu của cô vì cả hai nổi tiếng “dính như sam”. Thậm chí cô không hề gọi điện thoại nhắc tới anh ấy.
Nga bảo, sau 4 năm yêu nhau, không hiểu sao cảm xúc của cô cứ tuột dần. Mỗi lần ở cạnh nhau, cô không biết nói gì hay cứ lặp lại những điều cũ rích như: “ Hôm nay anh thế nào“. “ Lát mình ăn gì?” mà trong đầu đã biết sẵn câu trả lời.
Về phần Hoàng, anh cũng thú nhận những nụ hôn, cử chỉ thân mật của hai người không còn làm anh rạo rực hay xao xuyến nữa.
Cả hai chấp nhận cảm giác nhàm chán đó như một điều bình thường trong mối quan hệ lâu năm. Khi cha mẹ Hoàng hối thúc chuyện kết hôn. Nga thật sự không biết mình có muốn gắn bó với anh đến suốt đời không nên đề nghị tạm chia tay.
1. Khoảng lặng để biết ta cần nhau
Không ít người nghĩ tạm chia tay là cách nói tránh của cụm từ chấm dứt mối quan hệ từ đây để làm giảm sự đau khổ cho người trong cuộc. Qua những lá thư bạn đọc gửi về chia sẻ với chúng tôi, hầu hết các cặp đôi sau thời gian tạm xa nhau đều quyết định… chia tay thật sự.
Bởi vậy, khi nghe cô bạn của chúng tôi kể chuyện tạm chia tay người yêu. Chúng tôi băn khoăn liệu cô ấy có đang mạo hiểm. Rất có thể trong thời gian chia tay một trong hai sẽ có cơ hội đến với người khác. Cô nàng cười: “ Mình cũng muốn biết tình yêu có đủ lớn để kéo cả hai về với nhau không“.
Vài tháng sau, khi có dịp gặp lại, tôi không quên hỏi thăm kết quả giai đoạn thử thách. Nga vui vẻ cho biết hai người đã quyết định quay lại và đang lên kế hoạch cho đám cưới vào cuối năm.
Nga bảo trong những ngày xa cách, cô luôn nghĩ đến Hoàng và chợt nhận ra mình muốn gắn bó với anh ấy đến suốt đời. Bạn thấy đấy, thực ra, tạm chia tay vẫn có thể dẫn đến những kết quả tốt đẹp.
Theo tiến sỹ tâm lý học Bonnie Eaker Weil, tác giả cuốn Make Up, Don’t Break Up, hầu hết các cặp đôi đều cần trải qua giai đoạn tạm dừng để mối quan hệ tiến xa hơn một bậc như đi đến kết hôn và sinh con. Chưa hết, các cặp đôi ngoại tình cũng có thể hàn gắn vết thương và làm lại từ đầu bằng cách “chia tay để làm hòa”.
Cho nhau một khoảng lặng để cả hai biết mình cần gì trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Bà lý giải, việc chia tay tạm thời sẽ tạo nên những thay đổi tích cực để bạn có động lực giải quyết các mâu thuẫn trong mối quan hệ, bởi cảm giác sợ sẽ mất nhau giúp chúng ta quý trọng mối quan hệ hơn và cố gắng xây dựng nó.
2. Khoảng lặng để điều chỉnh lại hành vi của mỗi người
Khi yêu, các nàng thường làm tất cả vì người yêu để chàng cảm thấy mình là người đàn ông hạnh phúc nhất. Suy cho cùng, điều đó hoàn toàn đúng với quan điểm của phụ nữ Á Đông: thích chăm sóc, chiều chuộng, quan tâm đến người ấy để thể hiện tình thương và cống hiến hết mình vì tình yêu to lớn dành cho đối phương.
Theo nghiên cứu của tiến sỹ Donatella Mazzitrai, nồng độ serotonin của những người đang yêu tương đương với nồng độ serotonin thấp của bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi yêu, người ta thường có những hành vi kiểm soát hay thái độ quan tâm thái quá đến nửa kia là một diễn biến tâm lý rất bình thường.
Thế nhưng bạn chỉ mới là người yêu của anh ấy, hôn nhân vẫn còn là điều bí ẩn trong tương lai. Việc kiểm soát cuộc sống của người đàn ông độc thân dưới lớp vỏ bọc hy sinh vì tình yêu lúc này rất không ổn.
Video đang HOT
Khảo sát của tổ chức Original Volunteers ở Anh cho thấy 43,2% phụ nữ có xu hướng ích kỷ và thiếu cảm thông với người khác, trong khi con số ấy ở đàn ông chỉ có 38,6%.
Trong tình yêu, sự ích kỷ thường được thể hiện qua hành động giữ rịt người ấy cho riêng mình. Bạn quên mất anh ấy cũng cần có khoảng trời riêng để vẫy vùng. Đàn ông, ngoài tình yêu, còn quan tâm đến rất nhiều thứ khác trong cuộc sống.
Một anh chàng thú nhận với chúng tôi rằng đôi khi anh muốn một chút riêng tư để làm những điều mình thích hay chỉ đơn giản là ngồi quán cà phê một mình như sở thích khi còn độc thân.
Thế nhưng cứ mỗi lần anh ấy đi gặp gỡ các chiến hữu, cô bạn gái lại thút thít: “ Anh không thương em!“. Chúng tôi thật sự thông cảm với anh ấy khi cô người yêu luôn kè kè bên anh như… gác-dan!
Câu hỏi được đặt ra là tại sao bạn lại làm cho tình yêu phải giãy giụa vì bị thiếu dưỡng khí để rồi biến mất? Để tình yêu có một chút tự do đồng nghĩa với việc bạn cho chính bạn và anh ấy có những giây phút sống cho chính mình và cảm thấy hoàn toàn tự do khi bên cạnh nhau.
Lúc ấy, một khoảng lặng giữa hai người là điều rất cần thiết, giúp cả hai cảm nhận rõ hơn về nỗi nhớ, sự mong chờ gặp lại nhau. Điều ấy không phải sẽ tốt hơn trong việc nhấn F5 cho tình yêu của bạn sao?
3. Khoảng lặng để tìm lại chính mình
Khi thực sự yêu một ai đó, một số người chấp nhận thay đổi bản thân để phù hợp với người mình yêu. Nhưng việc đó có thật sự tốt như bạn nghĩ, hay chỉ là cơn say nhất thời khi lý trí bị thúc giục phải thay đổi bản thân quá mức vì người khác?
Anh ấy yêu con người thật của bạn hay vì một cô nàng hoàn hảo mà bạn đang cố gắng để trở thành? Thay đổi là tốt nhưng không khéo sẽ chẳng còn là chính bạn nữa. Điển hình trong việc vì tình yêu mà thay đổi tất cả đó chính là cô nàng Katie Holmes.
Từ một cô gái tràn đầy nhựa sống, vì Tom Cruise, cô ấy đã thay đổi cả tôn giáo và dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình.
Sau năm năm bên nhau, bây giờ bạn có thể thấy trên các website tin Katie Holmes rạng ngời hậu ly hôn.
Trở thành một người khác để làm hài lòng ai đó khó có thể giúp bạn hạnh phúc. Bạn nên tự tìm một khoảng lặng để sống là chính mình. Nếu người ấy không chấp nhận được con người thật của bạn, hãy xem lại liệu đó có phải là tình yêu đích thực không.
Tạm chia tay để hiểu rằng tình yêu mình dành cho nhau lớn lao tới mức nào (Ảnh minh họa)
4. Khoảng lặng để hiểu mình vốn dĩ không thuộc về nhau
Đừng bao giờ xem khoảng lặng như vị cứu tinh cho một mối quan hệ mà bạn thừa biết sẽ chẳng đi đến đâu. Nhất là khi bạn nhận ra mình không thể sống trong mối quan hệ với anh ấy bởi những khác biệt quá lớn không thể dung hòa về tính cách, sở thích, lối sống… và nó làm bạn thấy mệt mỏi.
Sau khi đã cho nhau một khoảng lặng, bạn cảm thấy rõ ràng tình cảm của mình cũng đã “lặng” thì đấy là lúc cả hai nên ngồi xuống nói chuyện cùng nhau.
Rất nhiều người sợ rằng khi cho nhau khoảng lặng thì mình sẽ mất đi “một nửa quý giá”. Một mối quan hệ không hòa hợp ví như một chiếc đầm ôm đắt tiền nhưng hoàn toàn không vừa vặn với bạn. Cái gì phải đến rồi cũng sẽ đến, dù sớm hay muộn.
Khi đã cho nhau khoảng lặng để hiểu đúng giá trị nhưng vẫn không thể giúp cải thiện mối quan hệ, đó là lúc cả hai nên dành cho nhau cái chào thân ái hơn sự níu kéo trong hững hờ.
5. Hãy biết kiểm soát khoảng lặng
Còn nhớ, trong bộ phim truyền hình Friends rất nổi tiếng thập niên 1990 của Mỹ, cô gái mê thời trang Rachel (do Jennifer Aniston đóng) và người yêu Ross, sau nhiều mâu thuẫn, hiểu lầm cũng quyết định tạm chia tay.
Thế nhưng họ trải qua khoảng thời gian đó mà không hề yên tĩnh như tính chất của nó mà đầy lộn xộn và rắc rối. Có lần, Rachel bắt gặp Ross qua đêm với cô gái lạ, cô mắng và kết tội Ross là người dối trá. Anh trả lời rằng mình có quyền làm điều đó vì họ đang trong thời gian “tạm chia tay”.
Thế là Rachel cũng trả đũa bằng cách cặp bồ với những anh chàng khác.
Chúng ta có thể tránh việc tạm chia tay diễn ra phức tạp và không có kết quả tốt đẹp bằng cách đưa ra những quy định chung. Trước tiên, cả hai phải cùng đồng ý với quyết định tạm chia tay cũng như thống nhất ý nghĩa của việc làm này.
Tạm chia tay nên có nghĩa là: “Tôi không muốn kết thúc mối quan hệ này nhưng tôi muốn làm rõ một số điều“. Như vậy, nó sẽ cho bạn thời gian và không gian yên tĩnh để quyết định xem cả hai thật sự muốn gì từ mối quan hệ này.
Tiếp theo, để có kết quả như ý muốn, bạn và người yêu nên thực hiện đúng các nguyên tắc đã đặt ra. Chẳng hạn, hai bạn có thể email hoặc được phép hẹn hò với người khác trong thời gian này không? Nếu được, đâu là giới hạn của việc đó? Và điều quan trọng nhất là thời gian kết thúc việc tạm chia tay và có quyết định cuối cùng: đi hay ở.
Đúng như nghĩa đen của từ “tạm”, hai bạn chỉ bên xa nhau một khoảng thời gian vừa đủ để nhớ nhau. Bởi nếu xa nhau quá lâu, khi gặp lại, có thể bạn sẽ cảm thấy đối phương đã thay đổi quá nhiều về quan điểm sống.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chồng ngoại tình hai người cùng lúc
Anh vừa dính đến người yêu cũ vừa ngoại tình với cô đồng nghiệp cùng công ty.
Hiện giờ em đang vô cùng đau khổ, không biết phải giải quyết vấn đề của mình như thế nào khi mà chồng em ngoại tình với cả hai người. Mong chị cho em một lời khuyên!
Trước khi cưới, em và chồng đã quen nhau 4 năm. Trong suốt thời gian quen nhau em biết chồng em trước khi quen em đã có người yêu ở quê. Không lâu sau khi quen em, anh ấy đã chia tay với người yêu và chị ấy cũng đi lấy chồng. Khoảng 2 năm sau em và anh kết hôn.
Cuộc hôn nhân của em hạnh phúc được 6 tháng thì em biết được người yêu của anh quay lại liên lạc với anh. Những lần em hỏi tới chị ấy, anh bực bội với em nhưng em cảm thấy mình không làm chuyện gì có lỗi cả. Em suy nghĩ kĩ rồi cho rằng rằng ai cũng có quyên riêng tư và vì thế em không can thiệp vào sâu mối quan hệ của anh. Cho tới khi em có thai, em lại biết được anh và chị ấy vẫn liên lạc mà lần này chị ấy còn cố tình để cho em biết là 2 người vẫn liên lạc và chọc tức em. Em hỏi anh giải thích với em là chị ấy đang gặp khó khăn, cuộc sống của chị rất khổ và anh giúp đỡ. Em biết anh nói vậy để cho qua chuyện mà thôi. Nhưng vì lúc đó em rất tin ở anh nên cũng không nói quá nhiều.
Có lần em muốn liên lạc với chị để hỏi thăm nhưng chị ấy không muốn gặp hay nói chuyện cùng em. Ngược lại chị lại nói với chồng em là em đang quậy phá cuộc sống của chị. Em không ngờ chị ấy lại thủ đoạn với em như vậy. Em thông cảm cho hoàn cảnh của chị ấy nên cũng không làm gì lớn chuyện, vả lại lúc đó em đang mang thai được 5 tháng nên cũng không muốn có chuyện phiền phức. Từ lúc đó trở đi em và chồng em thỏa thuận với nhau là không nhắc tới chị ấy nữa.
Thời gian đó ngày nào chồng em cũng đi nhậu, ngày nào anh cũng đi nhậu tới khuya mới về. Em khóc rất nhiều nhưng cũng không làm gì được anh. Thời gian đó trôi qua, tới lúc em sinh đẻ thì anh còn thậm tệ hơn đối với em. Anh không chăm lo cho em 1 ngày nào trong bệnh viện. Em sinh mổ nên rất đau nhưng đau vết thương thì ít mà đau lòng thì nhiều.
Sự cam chịu không phải là cách để bảo vệ hạnh phúc gia đình (Ảnh minh họa)
Trong khoảng thời gian nuôi con tới lúc con được 9 tháng em lúc nào cũng có cảm giác nghi ngờ anh đang ngoại tình vì những thái độ và hành động của anh mà em biết được. Rồi tình cờ em biết được trong suốt thời gian em nuôi con nhỏ thì anh lại đang yêu 1 người con gái khác trong chỗ làm. Em rất buồn nhưng cũng không biết phải là sao. Mỗi lần em nói tới chuyện người cũ và người mới thì anh lại cáu gắt đòi bỏ nhà đi, bỏ mẹ con em lại.
Em điều tra và biết được người tình mới trong chỗ làm đó không hề có tình cảm yêu đương gì với anh hết mà chỉ coi như anh em mà thôi. Khi em biết được sự thật và bắt buộc anh phải nói hết mọi chuyện cho em nghe thì anh nói là anh buồn vì không thể đến bên người tình mới nên anh xin chuyển nơi làm việc ở xa nhà. Em rất đau đớn khi con em còn nhỏ vậy mà anh đành lòng ra đi không hề nghĩ tới em một chút nào hết.
Người yêu cũ của chồng em biết đươc chồng em đi làm nơi xa thì lại tiếp tục liên lạc với anh và nhờ anh giúp đỡ chuyện tiền bạc. Vì đi làm ở xa nhà nên tiền lương của anh rất khá, vậy mà anh gửi tiền về để em nuôi con rất ít, không đủ đâu vào đâu cả. Anh đem tiền đó cho người yêu cũ của mình 1 số tiền cũng khá nhiều. Tuy em phát hiện ra mọi chuyện và làm lớn lên nhưng em chưa dứt khoát được chuyện gì cả. Em để im mọi chuyện nhưng đến nay em vẫn biết được anh vẫn thường hay liên lạc với người yêu cũ và người tình mới.
Em biết là để yên mọi chuyện thì em sẽ khổ tâm nhưng nếu làm lớn chuyện thì em được gì đây? Hiện em vẫn còn đang làm dâu và còn nuôi con nhỏ 14 tháng tuổi. Mọi việc trong nhà đều 1 tay em quán xuyến hết, anh chẳng giúp được gì cho em, mà em cũng cảm thấy là em không cần anh nữa. Nhiều lúc em muốn làm lớn chuyện luôn rồi để mọi chuyện tới đâu hay tới đó nhưng em không đủ can đảm để làm rồi em lại thôi. Em sống bên nhà chồng. Gia đình chồng em rất thương em, mà em cũng không cho bên gia đình ruột của em biết được cuộc sống của em như thế nào vì em sợ ba mẹ ruột của em buồn phiền.
Em cảm thấy rất bất công cho hoàn cảnh của em nhưng vì thương con em không biết phải làm sao đây? Nếu ly dị thì con của con rất bất hạnh (con của em là con gái), nhưng nếu sống như vậy em rất khó chịu. Bây giờ em rất ghét anh, đến nhìn mặt anh em còn không muốn nữa. Làm sao để mọi chuyện ổn thỏa? Em phải làm sao để anh không còn nhớ và liên lạc với người yêu cũ và người tình mới nữa? Mong chị giúp em giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay này. Em cảm ơn chị nhiều lắm! (Em gái)
Em không muốn ly hôn vì sợ con sẽ sống cảnh không có một gia đình trọn vẹn (Ảnh minh họa)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư chị hiểu rằng em là một người vợ bất hạnh khi chồng em không chú tâm lo cho gia đình mà vướng vào đủ mối quan hệ rắc rối với người cũ, người mới và làm khổ vợ con mình.
Em giống như rất nhiều trường hợp người phụ nữ Việt Nam khác mang trong mình sự cam chịu và nhẫn nhục cố hữu. Và phần lớn sự cam chịu như hoàn cảnh của em, kết cục thường chỉ đổi về nỗi đau và sự bất hạnh chứ hoàn toàn không khiến cho tình hình được khắc phục. Lúc này, sự mạnh mẽ và dám đối mặt với sự thật là điều cần thiết mà em phải làm.
Trước tiên, em hãy nói rõ mọi chuyện với chồng và yêu cầu một thái độ thay đổi tích cực từ phia anh ấy. Em có quyền của một người vợ để yêu cầu đó và hoàn toàn không có gì là quá đáng khi làm thế cả. Hãy yêu cầu anh ấy chấm dứt tất cả mối quan hệ và có trách nhiệm với gia đình, với vợ con. Hãy cho anh ấy một khoảng thời gian để thực hiện điều đó và nếu anh ấy không thay đổi, ly hôn là điều cần thiết để tốt hơn cho cuộc sống của em.
Em cũng có thể nói cho bố mẹ chồng biết và tìm cách giúp em thay đổi anh ấy. Hơn nữa làm vậy để gia đìh chồng em Đó cũng là hành động tích cực chứng tỏ em muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình rồi chứ không nhất thiết phải cam chịu và chấp nhận thiệt thòi như thế. Sau tất cả những động thái tích cực của em, hãy chờ đợi sự thay đổi từ phía anh ấy. Nếu không, em buộc phải tìm tới sự giải thoát.
Nói chuyện nghiêm túc và yêu cầu sự thay đổi từ chồng là điều cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình (Ảnh minh họa)
Em nghĩ rằng em cam chịu, chấp nhận tất cả là để cho con em một tổ ấm. Nhưng em có tin rằng tổ ấm được xây dựng bằng mối quan hệ phức ấy, người cha vô trách nhiệm ấy có thể mang tới cho con em cuộc sống tốt đẹp không. Đứa bé sẽ lớn lên và nó hoàn toàn có thể cảm nhận được tình cảm của vợ chồng em, thấy được sự thờ ơ, vô cảm và không có trách nhiệm với gia đình của người mà nó gọi là cha. Đứa trẻ khi ấy hẳn sẽ còn nhận về nhiều thương tổn hơn là chấp nhận sự thật bố mẹ không có tình cảm và chia tay.
Thực tế cuộc sống có rất nhiều người phụ nữ cam chịu như em để rồi đẩy tất cả vào vòng luẩn quẩn và bi kịch. Cách nghĩ và nhìn nhận của mọi người giờ đã thoáng hơn rất nhiều và chuyện ly hôn không phải là một điều ghê gớm. Một người chồng thiếu trách nhiệm và ích kỉ như vậy không bao giờ có thể trở thành một người chồng tốt được. Hãy đối diện với sự thật dù là sự thật nghiệt ngã.
Chúc em và con mạnh khỏe, hạnh phúc!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cho nhau niềm tin, một chút thôi! Tất cả còn lại bây giờ là ở anh, kết thúc cũng là anh, tiếp tục cũng là anh. Thiên thần của em! Hai năm trôi qua rồi, với lòng tin yêu mình đã vượt qua rất nhiều trở ngại, nhất là vượt qua được chính mình để được nghĩ về nhau, để yêu thương, quan tâm, chăm sóc, để có được những...