Chợ ngầm dưới lòng đất, giữa trung tâm Sài Gòn
Nằm ngay trung tâm quận 1 ( TP.HCM) sầm uất, tồn tại 1 khu chợ dưới lòng đất đầu tiên của thành phố, phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống cho người dân và khách du lịch.
Chợ thương mại và ẩm thực nằm dưới lòng đất ở khu B công viên 23/9, quận 1, TPHCM. Trước đây, khu vực này là hầm giữ xe cũ của sân khấu Sen Hồng nhưng được cải tạo lại thành chợ mua sắm, ẩm thực. Với tổng diện tích tầng hầm rộng 11.000 m2, khu chợ dưới lòng đất dành hơn 6.000 m2 làm bãi đậu xe với sức chứa khoảng 150 ôtô và 600 xe máy, 5.000 m2 còn lại là chợ ẩm thực và mua sắm.
Khu ẩm thực được đặt tên là Asiana Food Town. Với ý tưởng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, khu ẩm thực được trang trí đẹp mắt, ấm cúng, gợi nhớ về một không gian ẩm thực đường phố châu Á xưa. Tại đây có gần 100 cửa hàng, bán các món ăn của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ,… và có hơn 300 chỗ ngồi cho khách hàng thưởng thức các món ăn.
Mỗi cửa hàng mang một phong cách bày trí riêng, kết hợp với những đèn lồng trang trí của toàn khu ẩm thực, tạo thành một khu vực ăn uống mang đậm văn hoá truyền thống phương Đông với đầy đủ tiện nghi và hiện đại. Nằm cạnh khu Asiana Food Town là khu mua sắm Taka Plaza với hơn 400 gian hàng lớn nhỏ, cung cấp đa dạng các mặt hàng, trong đó “thế mạnh” là thời trang quần áo, giày dép, túi xách, đồ lưu niệm…
Ở khu chợ này có hệ thống cửa hàng tiện lợi, quầy dịch vụ viễn thông, chuyển đổi ngoại tệ… nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, trao đổi của đa dạng khách tham quan và mua sắm nhất là du khách nước ngoài đến với khu chợ trải nghiệm, mua sắm.
Khu chợ dưới lòng đất nằm ở khu B công viên 23/9, quận 1, TPHCM.
Khu chợ được cải tạo từ hầm giữ xe, có lối kiến trúc độc đáo và lạ mắt. Nơi đây là chốn ăn uống và mua sắm của người dân và du khách nước ngoài.
Với tổng diện tích tầng hầm rộng 11.000 m2, khu chợ dưới lòng đất dành hơn 6.000 m2 làm bãi đậu xe với sức chứa khoảng 150 ôtô và 600 xe máy, 5.000 m2 còn lại là chợ ẩm thực và mua sắm.
Khu ẩm thực với nhiều món ăn ngon.
Video đang HOT
Các món ăn đường phố từ các nước Châu Á như Nhật Bản, Lào, Việt Nam…
Khu mua sắm với hơn 400 gian hàng lớn nhỏ.
Bày bán các loại hàng về quần áo, mỹ phẩm, thời trang.
Lối kiến trúc hiện đại, thức ăn đa dạng và sạch sẽ. Mỗi cửa hàng mang một phong cách bày trí riêng, kết hợp với những đèn lồng trang trí của toàn khu ẩm thực
Những bức vẽ đường phố đặc trưng của Việt Nam bên trong khu chợ.
Nơi đây còn có cửa hàng bán sách báo và các đồ lưu niệm.
Khu vực ăn uống mang đậm văn hoá truyền thống phương Đông với đầy đủ tiện nghi và hiện đại.
Nơi đây còn là địa điểm “check-in” cho các bạn trẻ.
Khu chợ dưới lòng đất hoạt động từ 10h-22h mỗi ngày.
Khu chợ dưới lòng đất trong tương lai hứa hẹn là nơi mua sắm và ăn uống mới của người Sài Gòn cũng như khách du lịch khi đến với TP.HCM
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Chợ cua đồng hoạt động lúc nửa đêm trên vỉa hè Sài Gòn
Gần 50 năm, cứ giữa đêm, chợ cua gần ngã ba Ông Tạ lại nhộn nhịp, hàng tấn cua được phân loại đem đi bỏ mối khắp thành phố.
Trải dài hơn một km trên đường Cách Mạng Tháng 8, từ giao lộ đường Hòa Hưng lên đến ngã ba Ông Tạ (TP HCM)), có gần chục vựa cua đồng được bày bán hai bên vỉa hè mỗi đêm.
Những tiểu thương cho biết, chợ cua bắt đầu hoạt động từ khoảng hai giờ, chủ yếu bán sỉ. Khoảng 3h30 là thời điểm nhộn nhịp kẻ bán người mua nhất trước khi trả lại mặt bằng vỉa hè thông thoáng vào sáng sớm.
"Không rõ chợ hình thành từ bao giờ nhưng từ hồi trước năm 1975, mẹ tôi đã bán ở đây rồi. Khu này gần với chợ Ông Tạ, nơi nhiều người miền Bắc sinh sống. Họ sành mấy món ăn từ cua đồng nên có chợ này. Ban đầu chỉ vài người bán, dần dà thì nhộn nhịp và trở thành điểm bỏ mối cua khắp thành phố", bà Bùi Thị Mỹ (60 tuổi, chủ vựa cua) giải thích.
Cua phần lớn được chuyển từ vùng lũ An Giang, Đồng Tháp lên. "Đêm chỉ có khoảng hai chuyến xe giao cho các vựa ở đây. Mỗi bao tải cua nặng 20 cân, tùy nhu cầu mà có vựa từ vài bao cho đến mấy chục bao", anh Thanh Tuấn (người bán) cho biết.
Khi các xe tải chở cua đồng đến, nhiệm vụ đầu tiên của tiểu thương là phân loại cua sống, cua yếu. Đối với cua sống, sẽ phân thành những bao nhỏ để chở đến bỏ mối cho các chợ, nhà hàng, tiệm ăn.
"Mỗi đêm vựa nhập về cả tấn cua nên người làm phải phân loại thật nhanh, cho kịp trước khi trời hừng sáng", anh Hồ Quốc Việt (30 tuổi) nói.
Những con cua gãy chân càng, ốm yếu được lột mai, bỏ yếm chỉ giữ lại phần thịt. "Phần cua này thường bán cho mấy gánh bún riêu, quán ăn nhỏ. Riêng những con chết hay phần mai, yếm cua thì mấy người chăn nuôi họ hay mua về xay cho heo, gia cầm ăn", chị Thoa (34 tuổi) cho biết.
Cua sống giá chừng 40.000 đồng một ký, còn cua yếu sau khi đã sơ chế chỉ còn khoảng 30.000 một ký. "Đó là giá sỉ khi miền Tây vào mùa nước nổi nên cua đồng có nhiều, còn những ngày nắng hạn, dịp Tết thì giá cao hơn nhiều", bà Bùi Thị Mỹ lý giải
"Đêm nào tôi cũng ra đây mua một bao rồi tiện đường tạt xuống chợ Hòa Hưng lấy rau về bán lẻ trong hẻm gần nhà", chị Thanh (quận Tân Bình) chia sẻ.
Trong khoảng 3 giờ lao động tại chợ cua mỗi đêm, một lao động cua có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Kẹt xe khủng khiếp ở SG, người dân "bó gối" hàng giờ trên đường Nhiều người Sài Gòn như "hóa điên" khi kẹt xe kéo dài hàng giờ trên các con đường cửa ngõ vào thành phố. Sáng 6.10, hàng ngàn phương tiện xếp hàng kéo dài cả km trên đại lộ Phạm Văn Đồng - con đường nội đô đẹp nhất TP.HCM Các loại xe xếp ken đặc, nhích từng chút để di chuyển trên đường...