Chợ Mới tâm huyết đầu tư phát triển du lịch
Huyện Chợ Mới (An Giang) có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch (DL) so với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL, với khá nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh và quốc gia, có quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo cùng với các làng nghề truyền thống mang đậm nét dân tộc. Đặc biệt, DL tại 3 xã cù lao Giêng, với nét độc đáo của văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, tập trung nhiều các cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng vẫn chung sống hòa hợp trên một cù lao nhỏ giữa bốn bề sông nước tạo nên những điểm tham quan DL hấp dẫn.
Công ty TNHH MTV Dương Khang đang đầu tư xây dựng các sản phẩm tại khu du lịch sinh thái ở thị trấn Mỹ Luông và xã Tấn Mỹ
Chợ Mới có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh và quốc gia, như: di tích lịch sử Cột Dây Thép, chùa Bà Lê, đình thần Tấn Mỹ, phủ thờ họ Dương, phủ thờ Nguyễn Tộc… Ngoài ra, còn có quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo: nhà thờ cù lao Giêng, tu viện chúa Quan phòng, tu viện Phanxico, chùa Thành Hoa, chùa Phước Thành, nhà thờ Rạch Sâu; với các làng nghề truyền thống mang đậm nét dân tộc; con người Chợ Mới hiền hòa, lịch sự và hiếu khách, tiềm năng phát triển DL sinh thái cộng đồng kết hợp DL về nguồn và DL văn hóa, lễ hội, DL tâm linh.
Phát triển DL luôn được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Đảng ủy, chính quyền các cấp, bước đầu đã có những chính sách để hỗ trợ, thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển DL. Cơ sở hạ tầng được đầu tư cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng hạ tầng giao thông, đảm bảo kết nối tour, tuyến DL đường thủy lẫn đường bộ. Chợ Mới đã đẩy mạnh mời gọi đầu tư, xúc tiến nhanh các thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp sớm triển khai thực hiện đầu tư các dự án DL trên địa bàn, tạo điểm nhấn thu hút du khách, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ, DL khác.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Dương Khang đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư 2 khu DL sinh thái tại thị trấn Mỹ Luông và xã Tấn Mỹ để tạo điểm nhấn thu hút du khách, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ, DL khác trong thời gian tới, như: DL sinh thái, DL miệt vườn, ẩm thực, homestay…
Tại khu DL sinh thái kết hợp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao The Lugar An Giang Resort and Spa (nằm tại bãi bồi, trầm thủy cồn Tấn Long, thuộc ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ) rộng 6,6ha, công ty đầu tư thi công tiến độ công trình đạt 60% khối lượng, gồm các hạng mục: định vị cắm mốc phân khu chức năng từng hạng mục, thi công đào đất đắp đê kết hợp đóng cừ gia cố chân đê, bơm cát nâng cao độ hiện trạng; thi công gia công tại xưởng các bungalow nghỉ dưỡng gồm nhiều kích thước, nhiều tranh gỗ trang trí, gia công nhà tham quan, nhà nghỉ dưỡng trên cây… để tạo ra khu DL nghỉ dưỡng đạt chuẩn 3 sao phục vụ cho khách DL trong nước và quốc tế. Trưng bày các sản phẩm truyền thống của 3 xã cù lao và của huyện Chợ Mới cho khách DL biết và hiểu được giá trị nhân văn.
Tạo ra sân chơi mới lành mạnh là tắm biển nhân tạo, bãi biển tự nhiên và các trò chơi dân gian. Khu vườn cây, hoa màu trải nghiệm, làm vườn câu cá phục vụ khi có nhu cầu. Khu trưng bày, trò chơi dân gian chủ yếu phục vụ tham quan và vui chơi; kết hợp xây dựng khu vui chơi giải trí, dịch vụ nghỉ dưỡng ven sông, làng nghề truyền thống…
Tại khu DL thị trấn Mỹ Luông, công ty TNHH MTV Dương Khang đang ráo riết thực hiện; phấn đấu cuối năm 2020, sẽ đưa vào khai thác các hạng mục thuộc giai đoạn 1. Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Dương Khang Nguyễn Văn Nghỉ chia sẻ: “Gần 10 năm nay, tôi đã có ý tưởng đầu tư cho Chợ Mới một dự án DL độc đáo, lạ, tạo điểm nhấn thu hút khách DL trong nước và quốc tế, nên đã sưu tầm rất nhiều sản phẩm cổ độc, lạ. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian đậm chất văn hóa miền Tây, nhiều điểm nhấn tái hiện không gian xưa và nay, hòa quyện nhiều công trình hiện đại, sang trọng. Cùng với thưởng ngoạn nhiều sản phẩm DL khác lạ so những nơi khác”.
Tham quan 2 khu vực đang đầu tư, tại đây đang xây dựng hệ thống hơn 10 nhà trên cây hoàn toàn bằng gỗ thiên nhiên, hàng trăm cây cảnh, tiểu cảnh, xây dựng homestay, quầy bar trên cao. Tại thị trấn Mỹ Luông, xây dựng nhà trưng bày xe cổ, đồ cổ, hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, làm sàn dưới hồ để tạo cảnh quan chụp ảnh. Đường đi quanh khu DL hút tầm mắt, dưới nền trồng cỏ thảm, bên trồng hoa sứ và cây sưa, cùng với các điểm hình trái tim. Dưới lòng hồ thả cá; dọc 2 bên làm 12 cung hoàng đạo đại diện 12 chòm sao bằng khung sắt, gỗ… theo chủ đề. Khu vực trong phía trong là phong cách gỗ, 12 con giáp, tượng Phật làm bằng gỗ, kết hợp với núi nhân tạo; trang trí trồng nhiều bon-sai, tạo nhiều điểm cho khách chụp ảnh…
Video đang HOT
Tại cồn Én đã đóng các trụ làm bãi tắm, đã chuẩn bị ráp xích đu võng dưới nước, hơn 10 nhà trên cây làm hoàn toàn bằng gỗ thiên nhiên. Hiện, công ty đã chuẩn bị 24 con giáp làm bằng gỗ rất lớn và các tượng khác nhau, mặt bàn dài 24m và tấm tranh dài 24m bằng gỗ… hứa hẹn cù lao Chợ Mới sẽ có khu DL độc, lạ…
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, phát triển du lịch ở cù lao Giêng
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng, nhà vườn..., tại 3 xã cù lao Giêng có lợi thế để phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch tâm linh.
Cù lao Giêng. (Nguồn: angiang.gov.vn)
Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, gồm 3 xã là Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, nằm giữa sông Tiền, một nhánh của sông Mekong, có chiều dài 12km và chiều rộng 7km.
Nơi đây từ lâu được biết đến là một "cù lao xanh," vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của của người Việt vùng sông nước Nam Bộ, đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng đồ sộ.
Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang, với diện tích tự nhiên gần 370km2, trung tâm hành chính của huyện cách thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 29km theo đường tỉnh lộ 944, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu, với hệ thống sông, rạch chằng chịt.
Những năm qua, An Giang đã quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, từng bước đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Nhiều tour, tuyến du lịch đến huyện Chợ Mới có thể kết nối cả đường thủy lẫn đường bộ, là điểm thuận lợi để xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc thù của huyện.
Trong đó, 3 xã cù lao Giêng được xem là địa điểm hấp dẫn và thuận lợi trong việc đón các hãng tàu du lịch quốc tế, trên hành trình khám phá dòng sông Mekong đi Phnom Penh (Campuchia).
So với các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 3 xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch khi có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia như Di tích lịch sử Cột Dây Thép, Chùa Bà Lê, Đình thần Tấn Mỹ, Phủ thờ họ Dương, Phủ thờ Nguyễn Tộc...
Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu nhiều quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo như Nhà thờ cù lao Giêng, Tu viện Chúa Quan phòng, Tu viện Phanxico, Chùa Thành Hoa, Chùa Phước Thành, Nhà thờ Rạch Sâu và các làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc..., tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.
Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho biết năm 2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, quảng bá, giới thiệu các tour du lịch nội tỉnh (trong đó có 3 xã cù lao Giêng) trong các dịp hội chợ, sự kiện...
Để phát triển loại hình du lịch văn hóa, tham quan di tích, Sở đã tích cực tham mưu Ủy ban Nhân dan tỉnh đầu tư, nâng cấp các di tích lịch sử quốc gia, di tích lịch sử cấp tỉnh; nâng cấp, chỉnh trang các điểm tham quan trên địa bàn 3 xã cù lao Giêng như Tu viện Chúa Quan phòng, Nhà thờ cù lao Giêng, Chùa Thành Hoa, Chùa Phước Thành, vườn sinh thái Út Hùm... để thu hút du khách.
Theo Quy hoạch phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đến năm 2020, sản phẩm du lịch của 3 xã gồm Du lịch văn hóa, tham quan di tích (du lịch tâm linh), du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch ẩm thực và mua sắm đặc sản, du lịch trải nghiệm thế giới sông nước.
Mục tiêu đến năm 2020, cù lao Giêng đón 320.000 lượt khách du lịch. Theo thống kê, từ khi triển khai thực hiện Quy hoạch vào cuối năm 2017 đến cuối tháng 5/2020, cù lao Giêng đã đón gần 110.000 lượt khách, trong đó có gần 4.200 lượt khách quốc tế (tăng hơn 2.700 lượt so với năm 2017) và hơn 99.400 lượt khách nội địa.
Số liệu trên cho thấy du lịch cù lao Giêng có rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển.
Để phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã đưa Dự án Khu du lịch 3 xã cù lao Giêng vào danh mục xúc tiến mời gọi đầu tư tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2018 và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh có ý kiến để chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển du lịch của 3 xã như Dự án Khu du lịch Cồn Én, Dự án Khu du lịch Tân Long, Dự án cù lao Giêng - Xứ sở thần tiên...
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cũng chấp thuận cho Công ty Du lịch Đời sống Đông Dương mở 5 tuyến du lịch trên địa bàn 3 xã cù lao Giêng và mở rộng ra các địa phương lân cận như Tuyến Nhà thờ cù lao Giêng đi làng xuồng Mỹ Hiệp; Nhà thờ cù lao Giêng đi Tu viện Phanxicô và Vườn sinh thái Út Hùm; Nhà thờ Cồn Phước (Mỹ An) đi Làng nghề đan đát và Vườn sinh thái Út Hùm; Chùa Thành Hoa đi Nhà thờ cù lao Giêng - Chùa Phước Thành về Vườn sinh thái Út Hùm; Vườn sinh thái Út Hùm đi Chùa Phước Thành.
Ngoài ra, các công ty du lịch, lữ hành của các tỉnh, thành phố Vĩnh Long, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức đoàn khách trong nước, quốc tế về tham quan cù lao Giêng bằng xe đạp.
Ông Ngô Hoàng Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới cho biết với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng, nhà vườn..., tại 3 xã cù lao Giêng có lợi thế để phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch tâm linh.
Cuối năm 2017, Hội đồng Nhân dân tỉnh An Giang đã thông qua Quy hoạch tổng thể du lịch 3 xã cù lao Giêng là cơ sở để phát triển du lịch tại đây. Từ đó, nhận thức của chính quyền, cộng đồng địa phương về phát triển du lịch ngày càng nâng cao; nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư vườn cây ăn trái, nghề thủ công truyền thống, các cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú; chủ động thực hiện các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở địa phương để phục vụ khách du lịch.
Dịch vụ du lịch tại 3 xã cù lao Giêng hiện có bước khởi sắc, thu hút ngày càng nhiều du khách. Các hộ nhà vườn, các cơ sở kinh doanh mua bán nhỏ lẻ trên địa bàn từng bước được hình thành, tạo nguồn thu nhập thường xuyên cho các hộ dân. Cơ sở hạ tầng ở 3 xã cù lao Giêng cũng được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, các điểm du lịch được chỉnh trang, ứng xử văn hóa du lịch từng bước được nâng lên.
Tuy 3 xã cù lao Giêng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, nhưng hệ thống hạ tầng giao thông hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là hệ thống bến tàu đón khách và các dịch vụ du lịch đường sông do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế.
Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở lưu trú ở 3 xã còn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc; các dịch vụ du lịch khác chưa hình thành, thiếu những khu vui chơi, giải trí tại địa bàn du lịch.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, trên toàn huyện Chợ Mới hiện có khoảng 60 cơ sở kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn... Riêng địa bàn 3 xã cù lao Giêng và vùng lân cận có trên 20 cơ sở kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn, homestay... nhưng toàn bộ là tự phát, chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch về phục vụ khách du lịch.
Huyện Chợ Mới có ba cơ sở dịch vụ thường xuyên đón khách quốc tế là Happy Homestay An Giang (xã Bình Phước Xuân), Khách sạn Thanh Bình (thị trấn Mỹ Luông) và Khách sạn Lê Ngọc (xã Tấn Mỹ). Từ đầu năm 2020 đến nay, 3 cơ sở đón 300 khách quốc tế, trên 2000 khách nội địa, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2017.
Từ năm 2017 đến nay, lượt khách có lưu trú khi tham quan, du lịch tại 3 xã cù lao Giêng đạt khoảng 2.700 người, trong đó có 350 lượt khách quốc tế, 2.350 lượt khách nội địa, đạt khoảng 28% so với mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 đạt 9.600 lượt khách lưu trú.
Bên cạnh đó, 3 xã cù lao Giêng chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch có tính khác biệt cao trong vùng để thu hút du khách. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể, năng lực đầu tư thấp và chưa có kinh nghiệm thực tế để xây dựng sản phẩm cũng như chưa tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển du lịch.
Việc phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ở 3 xã cù lao Giêng còn chưa đi vào chiều sâu, chưa đủ nguồn lực đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế.
Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, cho biết để góp phần phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng, Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu các giải pháp, cân đối nguồn vốn để bổ sung danh mục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch do Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới đề xuất, đặc biệt là các tuyến đường kết nối các điểm tham quan du lịch trên địa bàn 3 xã; hướng dẫn huyện Chợ Mới nghiên cứu, xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư du lịch chi tiết để tổ chức thực hiện mời gọi đầu tư phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo.
Tỉnh cũng giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, phối hợp Ủy ban Nhân dân huyện nghiên cứu các tiêu chí để xây dựng hồ sơ công nhận điểm du lịch 3 xã cù lao Giêng trình Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận.
Trong thời gian tới, nếu đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ nâng cấp điểm du lịch 3 xã cù lao Giêng lên thành Khu du lịch cấp tỉnh.
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang giao Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới rà soát, công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho 5 loại dịch vụ gồm Dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ thể thao gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định.
Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cho 3 xã cù lao Giêng thông qua việc thuê đơn vị tư vấn đào tạo tại chỗ, tư vấn kỹ năng xây dựng du lịch cho 3 xã, đặc biệt là kỹ năng xây dựng, quảng bá và phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức tuyến kết nối du lịch từ thành phố Long Xuyên đến các điểm tham quan 3 xã cù lao Giêng, tuyến du lịch kết nối Đồng Tháp và các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang./.
Sức bật mới của ngành du lịch Long An: Đánh thức tiềm năng Nhận diện thế mạnh và có những giải pháp phát triển phù hợp, du lịch Long An đang tạo được sức bật mới, dần ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khu tưởng niệm và thờ tự Anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích Vàm Nhựt Tảo. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN) Là tỉnh...