Chợ Mới sạt lở diễn biến phức tạp
Năm 2020, toàn huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) xảy ra 200 đoạn sạt lở lớn, nhỏ trên tuyến đê bao, đường giao thông, ước tổng thiệt hại khoảng 88,5 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2021, xảy ra 13 đoạn sạt lở lớn, nhỏ; tổng chiều dài sạt lở 449m, di dời 14 hộ dân, ước kinh phí khắc phục hơn 21,7 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, huyện có 213 đoạn sạt lở lớn, nhỏ, đã thực hiện gia cố được 21 đoạn, trong đó tỉnh đang hỗ trợ khắc phục đoạn sạt lở Tỉnh lộ 946 tại xã Long Điền B với kinh phí 3,5 tỷ đồng.
Trong tháng 6-2021, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã 2 lần ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở nghiêm trọng bờ rạch Ông Chưởng, trên tuyến Tỉnh lộ 946. Đó là Quyết định số 1179/QĐ-UBND, ngày 2-6, ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ rạch Ông Chưởng đoạn Km21 934 – Km21 974, Tỉnh lộ 946.
Tại khu vực này (ấp Long Hòa, xã Long Điền B), ngày 21-5, xảy ra sạt lở nghiêm trọng với chiều dài hơn 40m, độ sâu từ -0,3m đến -1m, lấn sâu vào mép nhựa hơn 4m. Đoạn sạt lở không thiệt hại về người. Tuy nhiên, đây là một trong những tuyến đường giao thông chính của huyện Chợ Mới, ảnh hưởng lớn đến giao thông, vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân.
Ngày 14-6, UBND tỉnh có Quyết định số 1289/QĐ-UBND ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở nghiêm trọng bờ rạch Ông Chưởng đoạn Km16 250 – Km16 300, Tỉnh lộ 946. Tại khu vực này (ấp Long Hòa 1, xã Long Kiến), ngày 8-6, đã xảy ra vụ sạt lở đất bờ sông Ông Chưởng dài hơn 60m, ăn sâu vào nền đường 2m. Tại đây tiếp tục sụp lún thêm và xuất hiện nhiều vết nứt từ 0,2-0,5m, làm 11 căn nhà có dấu hiệu sạt toàn bộ xuống sông và sụp đổ hoàn toàn mái ta-luy nền đường… Chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời tài sản và tháo dỡ nhà của các hộ dân đến nơi an toàn.
Video đang HOT
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường, đoạn sụp lún nằm trong khu vực cảnh báo sạt lở cấp độ nguy hiểm, độ sâu đoạn sông theo cảnh báo phổ biến khoảng 8-10m.
Cần kinh phí khắc phục
Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Nguyễn Hồng Đức cho biết, trong 13 đoạn sạt lở trong 6 tháng đầu năm 2021, ước kinh phí khắc phục hơn 21,7 tỷ đồng. Hiện, tỉnh đang hỗ trợ khắc phục đoạn sạt lở Tỉnh lộ 946 tại xã Long Điền B với kinh phí 3,5 tỷ đồng. Còn 12 đoạn sạt lở, chiều dài sạt lở 409m, chưa khắc phục (ước kinh phí khắc phục hơn 18,2 tỷ đồng), nâng tổng số trên địa bàn huyện còn 191 đoạn gia cố, khắc phục với kinh phí hơn 96 tỷ đồng. Trong đó, có 39 đoạn cần khắc phục ngay với kinh phí gần 35,3 tỷ đồng. Huyện Chợ Mới kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí khắc phục 39 đoạn sạt lở này.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Ngô Hoàng Hiếu cho biết, tình hình sạt lở trên địa bàn diễn ra phức tạp; sạt lở cục bộ ở một số nơi, gây thiệt hại nặng đến nhà cửa và đường giao thông… Trên địa bàn huyện hiện có 18 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài 47.580m từ mức độ nguy hiểm đến đặc biệt nguy hiểm. Theo thống kê sơ bộ, huyện Chợ Mới hiện có trên 2.000 hộ dân sinh sống trong khu vực cảnh báo sạt lở cần phải di dời. Riêng, sông Ông Chưởng có 11 đoạn cảnh báo nguy hiểm với chiều dài hơn 10km, trong đó có trên 350 hộ dân cần phải di dời.
Do đó, huyện Chợ Mới kiến nghị UBND tỉnh sớm đầu tư 6 cụm dân cư với 1.109 nền để di dời các hộ bị ảnh hưởng sạt lở vào nơi ở an toàn, gồm: cụm dân cư xã An Thạnh Trung, cụm dân cư ấp Long Hòa (thị trấn Chợ Mới), cụm dân cư thị trấn Mỹ Luông, cụm dân cư ấp Phú Thượng 2 (xã Kiến An), cụm dân cư xã Kiến Thành, cụm dân cư xã Mỹ Hiệp với tổng kinh phí khoảng 282 tỷ đồng.
Hỗ trợ tái định cư
Khảo sát tình hình và làm việc với lãnh đạo huyện Chợ Mới, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã thống nhất cho huyện điều chỉnh quy hoạch, bố trí nền khu dân cư vượt lũ Long Bình (xã Long Kiến), ưu tiên cho các hộ dân sạt lở vào ở. Đồng thời, khẩn trương rà soát toàn tuyến, nắm chính xác các điểm sạt lở, để có kế hoạch khắc phục trước khi sạt lở; quản lý nghiêm không để phát sinh nhà ở trên sông, rạch.
Để khắc phục lâu dài, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện phối hợp các sở, ngành nhanh chóng hoàn tất hồ sơ triển khai nhanh đường kênh xáng AB, để giảm tải giao thông trên tuyến Tỉnh lộ 946, cùng với quy hoạch các cụm, tuyến dân cư. Đối với điểm sạt lở tại Km16 250 xã Long Kiến, sở, ngành tỉnh cần bố trí kinh phí khắc phục nhanh. Các điểm sạt lở còn lại xử lý theo thứ tự ưu tiên. Về lâu dài, Sở Xây dựng cần xây dựng các khu tái định cư, khu dân cư để giải quyết cho các hộ sạt lở trên toàn tỉnh.
Trước đó, khảo sát tình hình sạt lở trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cho rằng, cần chủ động quan trắc, kiểm tra trên toàn tuyến, phát hiện các điểm nguy cơ sạt lở để cảnh báo sạt lở, dự báo tình hình để có hướng khắc phục, sớm gia cố kịp thời, vừa giảm chi phí, vừa không ách tắc giao thông, ảnh hưởng sản xuất, giao thông và cuộc sống của người dân. Đồng thời, có kế hoạch, biện pháp lâu dài hỗ trợ di dời các hộ dân đến nơi ở an toàn…
An Giang phát triển hạ tầng du lịch để thu hút, "giữ chân" du khách
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định: "Khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của địa phương trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế .
Phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đồng thời, xác định khâu đột phá: đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch (DL)". Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, UBND tỉnh vừa ban hành Chương trình hành động 300/CTr-UBND về phát triển hạ tầng DL tỉnh (giai đoạn 2021-2025).
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, để ngành DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng, điều kiện sẵn có, cần phải xây dựng một hệ thống hạ tầng phục vụ DL hoàn chỉnh, gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ... Do đó, việc ban hành chương trình hành động về phát triển hạ tầng DL với hệ thống giải pháp phát triển đồng bộ là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiện nay và giai đoạn tiếp theo.
Những năm tới, An Giang tiếp tục xác định DL là động lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời, xác định khâu đột phá, gồm: đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và DL. Phát triển mạnh mẽ thế mạnh về thương mại, dịch vụ và DL. Phát triển đồng bộ các loại hình DL tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng. Đa dạng hóa các sản phẩm DL, khuyến khích những loại hình văn hóa, giải trí về đêm... nhằm thu hút, "giữ chân" du khách. Xây dựng hạ tầng DL phù hợp với quy hoạch tỉnh, có chiến lược, trọng tâm, trọng điểm. Phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành DL; phát triển ngành DL tỉnh theo hướng "DL văn hóa tâm linh" trọng điểm của cả nước.
An Giang phát huy lợi thế du lịch tâm linh
Phát triển DL gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Việc đầu tư phát triển hạ tầng DL vừa đảm bảo khai thác lợi thế vùng giáp biên, vừa đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biên giới. Đổi mới mạnh mẽ phương thức kêu gọi đầu tư trong phát triển hạ tầng DL; trong đó chú trọng áp dụng hình thức xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng DL.
Mục tiêu của giai đoạn 2021-2025 là "giữ chân" du khách, phấn đấu đón 42 triệu lượt khách trong 5 năm. Riêng năm 2025, lượng khách đến An Giang ước đạt 10 triệu lượt, trong đó khách lưu trú chiếm 30%. Giai đoạn 2021-2025, ngành DL An Giang dự kiến thu 27.800 tỷ đồng. Riêng năm 2025, tổng doanh thu từ DL đạt khoảng 7.000 tỷ đồng. Đến 2025, có thêm ít nhất 1 khu DL văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn; có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao; có các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn tại các khu DL trọng điểm cũng như ở đô thị TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc.
Khu du lịch rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên). Ảnh: THANH HÙNG
Để thực hiện đạt các mục tiêu này, ngành DL tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ, như: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ và đường thủy), đảm bảo các tuyến đường đến các khu, điểm DL trọng điểm của tỉnh được thông thoáng; đảm bảo các khu DL đều đầu tư xây dựng bãi đỗ xe theo quy định; ưu tiên đầu tư xây dựng cầu tàu, hệ thống thuyền DL phục vụ du khách tham quan các tour đường thủy, tuyến vùng cù lao. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà hàng, khách sạn (đạt chuẩn từ 4 sao trở lên), trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, khu vui chơi, giải trí tại các trung tâm, thành phố lớn của tỉnh.
Đầu tư, nâng cấp chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan, xây dựng hình ảnh môi trường xanh - sạch - đẹp tại TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc; phát huy cảnh quan tự nhiên sông nước tại TP. Long Xuyên, nâng cấp xây dựng công viên văn minh, hiện đại, sạch, đẹp, thu hút du khách đến tham quan. Nâng cấp, tu bổ, bảo tồn các công trình văn hóa tiêu biểu, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia, như: nhà thờ, tiểu thánh đường, chùa Khmer, các đình, chùa, trước hết phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, sau là để phục vụ khai thác DL văn hóa, DL tâm linh. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại trong phát triển DL, hướng đến thực hiện chương trình chuyển đổi số tỉnh An Giang... Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ DL chất lượng cao, có kỹ năng nghề, có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng mục tiêu phát triển DL An Giang là ngành kinh tế trọng điểm.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm DL được quy hoạch của tỉnh, chủ yếu tập trung vào 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng, gồm: khu DL quốc gia núi Sam - miếu Bà Chúa Xứ (TP. Châu Đốc), khu DL núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên), khu DL Mỹ Hòa Hưng - cồn Phó Ba (TP. Long Xuyên) và khu di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Khai thác đặc trưng riêng của từng địa phương, hình thành "một địa phương một điểm đến"...
Đê biển Tây Cà Mau xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng Từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50m và mất đi khoảng 450ha đất và rừng phòng hộ. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau , do ảnh hưởng của cơn...