Chó mèo đã tiêm vaccine cắn có thể lây bệnh dại?
Khi bị chó, mèo cắn nếu con chó, mèo này đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại thì người bị cắn có cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại hay không?
Khi bị chó, mèo cắn nếu con chó, mèo này đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại thì người bị cắn có cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại hay không?
Bác sĩ Nguyễn Quý, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật/HIV, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc (Đắk Lắk)
Trên thế giới từng phát hiện chó đã tiêm phòng vẫn tử vong do dại và chưa có nghiên cứu nào khẳng định chó, mèo đã tiêm phòng thì người bị cắn, cào sẽ không mắc bệnh dại.
Mặc dù vaccine tiêm cho chó, mèo giúp giảm tỷ lệ dại trên vật nuôi, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu 100% con vật đã tiêm phòng sẽ không mắc bệnh dại.
Hiệu quả miễn dịch ở động vật sau khi tiêm phòng dại phụ thuộc nhiều vào yếu tố chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm, thời điểm tiêm, tiêm có đúng phác đồ và có tiêm nhắc lại mỗi năm hay không. Vì vậy, khi bị chó cắn, mèo cào người dân cần sơ cứu tại chỗ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hướng dẫn tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Bệnh dại có quá trình ủ bệnh rất phức tạp, có thể chỉ trong vòng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trên 1 năm, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí vết cắn của động vật. Điều này dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, khó theo dõi và điều trị sau khi bị chó mèo cào, cắn.
Trong các trường hợp vết cắn nặng, nhiều vết cắn hoặc vết cắn ở vị trí gần thần kinh trung ương, như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục …thì virus dại phát tán rất nhanh.
Video đang HOT
Nếu không được xử trí vết thương đúng cách, tiêm huyết thanh và vaccine kịp thời, người bị chó, mèo cào, cắn sẽ tử vong trong thời gian ngắn. 100% người lên cơn dại sẽ tử vong.
Khi bị chó mèo cào, cắn mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45-70%, rượu mạnh hoặc cồn iod …để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn.
Sau đó, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine và huyết thanh theo từng trường hợp, tình trạng và số lượng vết cắn, vị trí bị cắn.
Đặc biệt lưu ý, khi tiêm vaccine phòng dại, cần loại bỏ suy nghĩ tiêm một mũi rồi thôi. Nhiều trường hợp đã tử vong do tiêm không đủ liều.
Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước.
Người dân có tâm lý chủ quan, e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
1. Tiêm vaccine phòng dại có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay quá trình phát triển không?
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại.
Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô não chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân.
Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an toàn, tinh khiết và hiệu quả cao, không có tác dụng phụ nguy hiểm đến hệ thần kinh và sự phát triển nói chung.
2. Tiêm vaccine phòng dại có gây tác dụng phụ gì không?
Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vaccine ngừa bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao. Vaccine dại ở Việt Nam đang sử dụng được nhập khẩu hoàn toàn, chính là vaccine tế bào an toàn và hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh dại cao, không có hại cho sức khỏe.
Vaccine dại không có chống chỉ định trong bất kỳ tình huống nào, kể cả các bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mạn tính, cấp tính... nếu bị chó mèo cắn đều tiêm chủng được mà không ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của người tiêm chủng.
Một số phản ứng sau tiêm ít gặp tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm hoặc có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nghiêm trọng không ghi nhận có trong 20 năm trở lại đây kể từ khi dùng các loại vaccine công nghệ mới này.
Vì vậy, những người bị chó mèo cắn có thể hoàn toàn yên tâm tiêm chủng vaccine dại hiện nay.
Cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó mèo cắn.
3. Bị chó mèo cắn sau bao lâu thì cần tiêm vaccine phòng dại?
Trường hợp bị chó mèo cắn, cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6h đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Cũng giống như bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào, người tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau đây khi tiêm vaccine phòng dại:
Tuân thủ phác đồ tiêm chủng đầy đủ.
Kiêng dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Vì khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm chức năng, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất lượng kháng thể vừa đủ để duy trì sự ổn định của cơ thể sau khi tiêm phòng dại.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.
Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá...
Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc.
Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ...
Đà Nẵng tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại Thực hiện Công điện số 22-CĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 1028/BYT-DP từ Bộ Y tế về việc thực hiện nghiêm và triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND các quận, huyện và các cơ quan đơn vị...