Chợ Mây núi Cấm
Khách hành hương và du lịch mỗi lần lên đỉnh núi Cấm (An Giang) không khỏi ngạc nhiên khi đi ngang qua một khu chợ có tên chợ Mây.
Chợ nằm bên cạnh hồ Thủy Liêm, đối diện với chùa Phật Lớn, một bên là chùa Vạn Linh, một bên là tượng Phật Di Lặc, xa xa là núi rừng trùng điệp, mặt nước hồ Thủy Liêm gợn sóng xanh rì, tạo nên bức tranh quê mộc mạc yên bình ở nơi non cao.
Chợ Mây nhóm trên một bãi cỏ trống.
Có thể coi đây là nơi mua bán “độc nhất vô nhị” ở miền Tây vì chợ nhóm trên một đỉnh núi từng được mệnh danh là nóc nhà của BSCL. Gọi là chợ Mây vì chợ nhóm từ lúc gà gáy canh năm, sương mù hãy còn phủ trắng trên đỉnh núi. a số tiểu thương đều là phụ nữ dân tộc Khmer sống ở chân núi Cấm gánh hàng lên bán. Chị Neang Lương cho biết: ể đưa những gánh hàng lên tới chợ, chị phải thức dậy từ 3 giờ sáng, vượt hơn 4.000 mét đường đất đá vô cùng vất vả. Hôm nào hàng nhiều, chị đi đường tráng nhựa nhưng phải thuê xe ôm chở lên một đoạn dốc rồi tiếp tục đi bộ.
Ngoài tên chợ Mây, người dân địa phương còn gọi là chợ Chạy vì ngoài bán tại điểm chính, họ còn phải nhanh chân gánh hàng bán cho khách hành hương, khách du lịch tại các quán ăn và nhà trọ. Ngoài ra, còn có tên là chợ Chùa vì xung quanh khu vực này có nhiều ngôi chùa cổ kính, lâu đời.
Video đang HOT
Mặc dù là chợ nhóm trên núi khá đơn sơ nhưng số người mua bán thật rộn ràng, tấp nập vì đây là đầu mối giao lưu giữa các khu du lịch hành hương. Tại đây, người bán tự gánh hàng đến bày ra trên một thảm cỏ hoặc lề đường, hoàn toàn không có mái che, không có sạp, kệ.
Hàng hóa đa phần là sản vật địa phương, rau rừng, trái cây, khoai củ, mắm muối, nhang đèn, bánh trái… Hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa trong khoảng 2 tiếng đồng hồ là tan chợ. Sau đó, người họp chợ chia nhau mỗi người một ngả, tiếp tục quang gánh đi khắp các ngõ ngách trên đỉnh núi bán cho khách du lịch và nhà dân đến khi hết hàng mới xuống núi về nhà.
Tại đây, mọi người vui vẻ và cởi mở. Vì chợ họp trong chớp nhoáng nên người mua kẻ bán trả giá rất nhanh, gọn, không cà kê, kèo cò bớt một thêm hai. Bà Bích Thủy, chủ một nhà trọ cách chợ 500 mét cho biết, ngôi chợ này trước năm 1975 chỉ có khoảng chục người mua bán nông sản thực phẩm nuôi trồng trên núi, sau đó lần hồi tăng lên, đến nay ước tính có tới 70 gánh hàng, kể cả nhóm người bán đồ trái cây, nhang đèn dưới chân tượng Phật Di Lặc. Thịnh hành nhất là từ năm 2006, khi tượng Phật Di Lặc khánh thành, du khách ngày càng đông, ai ai cũng muốn tham quan, thưởng thức các món bánh dân gian tại ngôi chợ độc đáo này. ặc biệt, giới văn nghệ sĩ và báo chí cũng thường xuyên đến chợ Mây để quay phim, chụp ảnh và làm phóng sự.
Hiện nay, An Giang có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Một trong những hành trình du lịch nổi tiếng nhất là hành hương viếng chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và ượng Phật Di Lặc trên Thiên Cẩm Sơn. ặc biệt tại đây, nhờ có ngôi chợ Mây vừa là đầu mối giao lưu mua bán giữa các khu du lịch, vừa là một nét đẹp truyền thống, cho du khách thêm một trải nghiệm, khám phá, mua sắm và thư giãn.
Núi Cấm có tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn hay Thiên Cẩm Sơn, thuộc dải Thất Sơn (vùng Bảy Núi), xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, cách TP Long Xuyên khoảng 90km và TP Châu Đốc khoảng 37km. Núi Cấm hiện là ngọn núi cao nhất vùng ĐBSCL với độ cao hơn 700m so với mực nước biển.
Vòng quanh Bảy Núi
Bảy Núi với cảnh quan thiên nhiên núi non sông nước hữu tình, hoang sơ, kỳ bí cùng những di tích văn hóa, lịch sử cách mạng hào hùng của người xưa thời khai hoang, mở cõi và những món ngon độc đáo, hấp dẫn luôn là điểm đến thú vị thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá và trải nghiệm.
Thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang nhiều ngọn núi lớn nhỏ mọc lên giữa đồng bằng bao la, bát ngát. Người xưa đã chọn 7 ngọn núi tiêu biểu (2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ngày nay) để đặt tên cho cụm núi này là Thất Sơn hay còn gọi là Bảy Núi. Từ ngọn núi nhỏ nhất Thủy Đài Sơn (núi Nước) cho đến ngọn núi cao nhất Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) và ngọn có chu vi dài nhất là Ngọa Long Sơn (núi Dài Lớn), cùng các ngọn núi còn lại là Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Anh Vũ Sơn (núi Kéc), Liên Hoa Sơn (núi Tượng), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài nhỏ còn gọi là núi Dài Năm Giếng) đều có cảnh quan rất đẹp, hang động bí hiểm cùng với những huyền thoại, truyền thuyết về các bậc tu tiên, các loài thú dữ biết nghe kinh dưỡng tánh bảo vệ con người, những sự tích, câu chuyện kể dân gian ly kỳ hấp dẫn, những dấu ấn kỳ vĩ, thiêng liêng của người xưa từ thời khẩn hoang mở cõi.
Chùa Vạn Linh
Nằm cách TP. Long Xuyên hơn 50km theo Tỉnh lộ 941 là huyện Tri Tôn. Đây là địa phương sở hữu 4 ngọn núi trong dãy Thất Sơn huyền bí là Ngọa Long Sơn, Phụng Hoàng Sơn, Liên Hoa Sơn và Thủy Đài Sơn. Đến Tri Tôn, ngoài khám phá những ngọn núi này, không thể bỏ qua khu du lịch đồi Tức Dụp nổi tiếng với cái tên "Ngọn đồi 2 triệu đô-la" và gắn với trận đánh oai hùng 128 ngày đêm của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hay khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc theo tiếng Khmer có nghĩa là suối ông Sóc, con suối bắt nguồn từ đỉnh Ngọa Long sơn. Đây là nơi Tỉnh ủy An Giang chọn làm căn cứ chỉ huy các phong trào cách mạng, đánh địch trên các mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hoặc thăm nhà mồ Ba Chúc, nơi lưu giữ, trưng bày những bộ hài cốt của đồng bào bị bọn diệt chủng Pôn Pốt tàn sát trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Chùa Tam Bửu và Phi Lai là 2 ngôi chùa nằm cạnh nhau còn giữ được kiến trúc truyền thống, cổ xưa gắn liền với lịch sử khai hoang, lập làng của Đức Bổn Sư Ngô Lợi thời kháng chiến chống Pháp. Hay đến chùa Xvayton hơn 300 năm tuổi có nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp và là nơi lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer An Giang. Thắng cảnh nổi tiếng chùa Tà Pạ mang vẻ đẹp kỳ bí và hồ Tà Pạ nước xanh xanh màu ngọc bích được mệnh danh là "Tuyệt tình cốc miền Tây". Hồ Soài So, hồ Soài Chek và hồ Ô Thum nằm dưới chân núi Phụng Hoàng Sơn tạo nên một cảnh đẹp tĩnh lặng giữa núi rừng.
Hồ Tà Pạ
Giáp với Tri Tôn theo hướng Tỉnh lộ 948 là huyện Tịnh Biên, hiện đang sở hữu 3 ngọn núi còn lại trong dãy Thất Sơn huyền bí là Thiên Cấm Sơn, Ngũ Hồ Sơn và Anh Vũ Sơn. Trong đó, Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn, với độ cao khoảng 716m so với mực nước biển, được xem là "nóc nhà" của miền Tây Nam Bộ với nhiều câu chuyện dân gian truyền miệng linh thiêng, huyền bí và thưởng thức khí hậu trong lành, mát mẻ như tên gọi "Đà Lạt miền Tây". Bên cạnh đó là Ngũ Hồ Sơn trên đỉnh núi có 5 cái hố sâu nằm thẳng hàng trên mỏm đá to giống như 5 giếng nước. Và Anh Vũ Sơn trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, có hình dạng như đầu con chim két.
Một góc hồ Thủy Liêm
Khi đã đến Bảy Núi thì rừng tràm Trà Sư là điểm đến nhất định phải ghé thăm. Đây là khu rừng ngập nước nổi tiếng nhất ở miền Tây, có cảnh quan du lịch đặc sắc mỗi khi nhắc đến vùng đất An Giang. Rừng tràm Trà Sư là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, trong số này là những loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ. Và cũng đừng bỏ qua chợ Tịnh Biên nằm tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia, đây là chợ duy nhất miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, như: mối chúa, rắn trun, rắn mối, rết, bò cạp, tắc kè, nhện, bìm bịp, bọ rầy... được rất nhiều khách hàng tìm mua. Đến với Tịnh Biên, đừng quên ghé thăm và tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, như: miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp, chùa Phước Điền, chùa Thới Sơn, đình Thới Sơn, căn hầm bí mật Văn phòng Huyện ủy, chốt thép Nhơn Hưng... những nơi lưu dấu gắn liền với những câu chuyện ly kỳ, những chiến công hào hùng của các tiền nhân trong thời kỳ mở cõi và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Về Bảy Núi, không thể bỏ qua các món ăn được chế biến từ cây thốt nốt, như: nước thốt nốt, đường thốt nốt, mứt, chè, bánh bò, rượu, thạch thốt nốt... Thưởng thức bánh xèo rau rừng Bảy Núi với hơn 20 loại rau rừng cùng nhiều loại trái cây đặc sản, như: nho rừng, trâm rừng, hồng quân, vải rừng, bơ, mãn cầu, vú sữa, sầu riêng... Hay các món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, như: đu đủ đâm, gà nướng Ô Thum, ếch nướng mọi, bánh canh Vĩnh Trung, cháo bò trái chúc... thơm ngon, lạ miệng, cực kỳ hấp dẫn, ăn một lần là nhớ mãi.
Khảo sát tiềm năng du lịch tại Tri Tôn, Tịnh Biên Trong 2 ngày (6 và 7-10), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, cùng Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tổ chức hoạt động khảo sát tiềm năng du lịch tại 2 huyện: Tri Tôn và Tịnh Biên. Tìm hiểu kỹ thuật viết kinh bằng chữ Pali...