Chờ lời nói thật về Sông Tranh 2
Sau khi nghe chủ đầu tư “điều trần” về sự cố thủy điện Sông Tranh, Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội đã chỉ ra 5 vấn đề chưa được chủ đầu tư làm rõ, đe dọa an toàn tính mạng người dân.
Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội cũng đã nhất trí với chỉ đạo của Chính phủ: Chưa tích nước hồ chứa.
Hoàn thành chỉ tiêu trên sự sợ hãi của người dân
Như báo Lao Động đã đề cập trong bài viết “Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm” (ngày 21.10), mặc dù Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo không tích nước ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc tác động của lũ và động đất đến công trình. Thế nhưng vào mùa mưa lũ, vì công trình không thiết kế cửa xả đáy, thiết kế cửa xả tràn ở mực nước 161m, nên buộc hồ chứa vẫn phải tích nước đến cao trình xả tràn.
Ông Nguyễn Tài Sơn – Tổng Giám đốc Cty tư vấn xây dựng điện 1 – đơn vị tư vấn thiết kế công trình giải thích lý do không có cửa xả đáy: Cửa xả đáy phải đặt ở dưới sâu mà nước dưới sâu thì rất nguy hiểm cho đập vì áp lực nước nên dễ bị phá hủy. Do đó nếu có cửa xả đáy thì phải đặt trên mực nước chết, nếu đặt dưới thì bùn sẽ bồi lấp. Hơn nữa, nếu có cửa xả đáy thì dung tích của thủy điện Sông Tranh 2 chỉ còn lại 250m3 nước.
Câu trả lời của ông Nguyễn Tài Sơn đã bộc lộ “lợi ích nhóm”, bởi cửa xả tràn của thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế ở mực nước 161m và dung tích đạt 450 triệu m3 nước, đảm bảo cho việc vận hành máy phát điện.
Người dân Bắc Trà My bức xúc vì BQL dự án thủy điện 3 vẫn cho tích nước và phát điện, đến nay BQL dự án thủy điện 3 đã hoàn thành 80% chỉ tiêu kế hoạch, kiếm hàng tỉ đồng từ việc phát điện, nhưng đền bù thiệt cho người dân thì EVN còn đắn đo.
Giải thích lý do không thiết kế cửa xả đáy của ông Nguyễn Tài Sơn không thuyết phục, bởi thủy điện Hòa Bình thiết kế 8 cửa xả đáy, chẳng lẽ công trình này không an toàn vì áp lực nước dễ phá hủy thân đập?
Video đang HOT
Trong khi động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vẫn liên tục xảy ra, người dân Bắc Trà My sống trong sợ hãi thì BQL thủy điện 3 đã hoàn thành chỉ tiêu phát điện. Họ không lỗ, chỉ có người dân mất quá nhiều cho công trình này: Nhường đất, nhường nhà và kể cả nhà hư hỏng do động đất cũng vẫn phải chờ đợi mòm mỏi để được…hỗ trợ.
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học – công nghệ và môi trường Quốc hội khảo sát thủy điện Sông Tranh 2 .Ảnh: Chinhphu.vn
Chờ đợi lời nói… thật từ EVN
Chỉ đến khi báo chí lật tẩy việc sao chép tài liệu thành nghiên cứu đánh giá động đất kích thích ở Sông Tranh 2 thì ông Nguyễn Tài Sơn mới thú nhận sai sót: “Bây giờ chúng tôi thừa nhận sai sót khi kết luận hồ khi tích nước không gây động đất kích thích, cái này là do trình độ. Chưa có kinh nghiệm thì phải mượn thế giới về dùng…”
Xã hội và các nhà khoa học lo ngại về sự cố nước chảy qua thân đập, thì cả chủ đầu tư (EVN) và Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương đều khẳng định độ an toàn của thân đập. Ông Nguyễn Tài Sơn còn mạnh”miệng” tuyên bố công trình chịu được động đất cấp 9.
Trong khi đó, các nhà khoa học (Hội Khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam) thực hiện đề án tư vấn phản biện lo ngại: Ngay khi đi vào tích nước, đập đã có hiện tượng thấm quá mức cho phép. Hiện nay được xử lý ở bề mặt bằng cách dán màng keo ngăn nước ở thượng lưu. Còn các lỗ hổng trong thân đập do thấm gây ra cần được đánh giá một cách nghiêm túc. Do vậy, việc lấy mẫu thân đập vừa qua ở lúc chưa tích nước để kiểm tra về cường độ là chưa đủ đảm bảo thân đập đã ổn định.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ – Môi trường Quốc hội đồng quan điểm với các nhà khoa học vì chủ đầu tư khắc phục sự cố khi ở mực nước chết (140m), nhưng việc thân đập &’thử sức” ở áp lực nước (cao trình 161m) chưa đủ khẳng định độ an toàn của thân đập sau khi khắc phục sự cố, chưa rõ khả năng chống thấm của đập. Báo cáo của Ủy ban cũng đề cập: Việc cam kết, bảo hành cũng như tuổi thọ phương án chống thấm này chưa thấy đề cập đến.
Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 do kích thích, kiến tạo hay do có sự cộng hưởng của cả 2 cũng được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng Quốc hội đặt câu hỏi.
Cho đến nay, về độ an toàn của công trình thủy điện Sông Tranh 2 vẫn có nhiều ý kiến trái ngược giữa chủ đầu tư, bộ ngành liên quan về trách nhiệm với các nhà khoa học. Trả lời phỏng vấn của báo chí bên lề Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Nghiêm Vũ Khải đã có đánh giá đồng thuận với các nhà khoa học về công trình này: Biểu hiện ở thủy điện Sông Tranh 2 là bất thường. Sự khác thường thì khoa học phải làm rõ.
Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh đến trách nhiệm trước sinh mệnh người dân: Dù chỉ đe dọa một mạng người cũng là trách nhiệm chúng ta phải làm.
Dư luận chờ đợi lời nói thật về chất lượng công trình. Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My nói rằng: An toàn của thủy điện Sông Tranh 2 cần được đánh giá một cách căn cơ, cần thiết phải tổ chức phản biện của các nhà khoa học trên tinh thần tích cực, không thể nói an toàn theo lý thuyết, người dân họ không tin.
Theo laodong
Động đất ở Sông Tranh 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Còn dưới nhiều mức giới hạn an toàn của đập
Sáng 30.10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) đã trả lời báo chí một số vấn đề về dự án thủy điện Sông Tranh 2 và việc tác động của công trình thủy điện đến môi trường. Theo Phó Thủ tướng thì Chính phủ sẽ kiên quyết loại bỏ những công trình không đảm bảo môi trường và có tác động tiêu cực đến đời sống người dân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Thưa Phó Thủ tướng, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 vẫn khiến người dân Quảng Nam và nhiều ĐBQH chưa yên tâm. Xin Phó Thủ tướng nói rõ hơn về nội dung này.
- Với sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ đã giao cho các bộ, hội đồng giám sát quốc gia và cả tư vấn quốc tế đánh giá thực trạng như thế nào để xử lý. Qua quá trình giám sát, đánh giá, nổi lên 2 việc.
Thứ nhất là hiện tượng thấm nước, đến nay đã xử lý được 99,9%. Vấn đề thứ 2 là ổn định thân đập. Việc này đã thuê tư vấn quốc tế đánh giá. Các kết luận đều khẳng định tiêu chuẩn về thiết kế bảo đảm, các số liệu về ổn định đập đều vượt chỉ tiêu cho phép, kể cả về số liệu động đất. Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã công bố đầy đủ việc này.
Tuy nhiên, thời gian qua liên tục xảy ra động đất ở khu vực Sông Tranh 2, qua nghiên cứu đã khẳng định động đất là động đất kích thích. Chính phủ đã quyết định không tích nước để theo dõi xem phản ứng của động đất kích thích với sự xuất hiện của hồ chứa thế nào.
Thiết bị chuyên dùng được đặt tại trạm quan trắc thuộc Ban điều hành thuỷ điện Sông Tranh 2.
Chính phủ cũng đã giao cho Viện Vật lý địa cầu lắp các trạm địa chấn với đủ các thiết bị quan trắc để theo dõi, đồng thời cũng giao viện này tiếp tục mời chuyên gia nước ngoài tham gia khảo sát đánh giá những đứt gãy, nền địa chất. Có ý kiến cũng cho rằng công trình đã hoàn thiện mà không đưa vào sử dụng thì sẽ lãng phí, nhưng chúng ta vẫn xác định phải đặt sự an toàn lên trên hết. Nếu loại bỏ hết các nghi vấn thì sẽ đưa vào hoạt động cho dù đến nay các kết quả giám định đều khẳng định là tốt, nhưng động đất vẫn đang xảy ra, thế thì vẫn cần tiếp tục theo dõi và chưa đưa vào hoạt động.
Trước khi có dự án này, khu vực này trong vòng 100 năm mới chỉ xảy ra 8 trận động đất, nhưng sau khi công trình hoàn thành và tích nước thì đã xảy ra tới trên 60 trận động đất lớn nhỏ, vậy có phải là do công tác khảo sát ban đầu chưa đánh giá được tác động của công trình?
- Trong tính toán không ai lường hết được, nhất là động đất kích thích. Người ta vẫn nói một hồ chứa khi tích nước sẽ gây động đất kích thích, nhưng có hồ chứa thì xảy ra hiện tượng này, có hồ thực tế không xảy ra. Việc đó phụ thuộc điều kiện địa chất khu vực có công trình xây dựng.
Về nguyên tắc, nếu đã động đất kích thích thì thường không vượt qua mức động đất chỉ đạo và có xu hướng tắt dần theo thời gian. Chúng ta có cả nghìn hồ mà không phải hồ nào cũng gây ra động đất kích thích. Chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm là nếu có động đất kích thích nó sẽ tắt dần theo thời gian, nên giờ cần phải theo dõi đánh giá. Nếu vượt giá trị cực đại thì phải xem xét hết sức nghiêm chỉnh và công trình không thể đưa vào vận hành được.
Khi chúng ta thiết kế thủy điện này đã tính toán rất nhiều số liệu về động đất, ngoài ra còn số liệu hết sức quan trọng đối với an toàn đập là gia tốc nền. Gia tốc nền ở đây theo thiết kế 150, nhưng khi thực hiện và được thử nghiệm lên đến 250. Còn vừa qua, trận động đất 4,6 độ richter là tương đương với gia tốc nền 108. Như vậy là còn dưới nhiều mức giới hạn đập có thể chịu đựng được. Chính vì thế động đất 4,6 độ richter vừa rồi thì khi kiểm tra cũng không thấy có dấu hiệu tác động gì đến đập.
Sau khi xảy ra sự cố ở Sông Tranh 2, một số ý kiến ở tỉnh Đồng Nai đã đề nghị nên dừng dự án thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai vì tác động môi trường quá lớn, quan điểm của Chính phủ thế nào về việc này?
- Đó là một ý kiến kiến nghị và đó cũng là một yếu tố đầu vào cho hội đồng thẩm định. Có rất nhiều yếu tố ở đây. UBND địa phương trên cơ sở quy hoạch nếu thấy các yếu tố tác động đến dự án thì hoàn toàn có quyền đề nghị dừng không làm công trình. Kể cả việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đã qua, nhưng khi di dân không tìm được đất hay ổn định dân cư không bảo đảm hay đất sản xuất mất nhiều quá không bố trí bù lại được thì cũng có thể yêu cầu không thực hiện, dù hiệu quả có thể tốt, động đất không có, địa chất ổn định... Những yếu tố thấy không đảm bảo được thì địa phương có quyền đề nghị.
Đặt ra tình huống nếu công trình được đầu tư rồi nhưng khi vận hành lại gây ra tác động môi trường lớn, vậy liệu Chính phủ có kiên quyết loại bỏ hay không, thưa Phó Thủ tướng?
- Nếu công trình đã xây dựng rồi nhưng sau đó thấy tác động tới môi trường, đời sống xã hội của nó lớn thì trước hết cần xem xét xem có cách nào khắc phục được không. Nếu tất cả các biện pháp được xét đến đều không được thì buộc phải đình chỉ công trình, vì bảo vệ môi trường và đời sống người dân là số một. Chúng ta đã có nhiều công trình làm vậy rồi, đã hoàn thành, thậm chí đã hoạt động nhiều năm nhưng khi xây thì không có dân, sau đó dân mới đến sống xung quanh rồi gây ô nhiễm thì mình cũng phải di dời công trình ấy.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo laodong
Vận hành tích nước thủy điện Đak Rông 3 trái quy định Ngày 29.10, ông Cao Văn Kết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Trị - đã ký văn bản số 353 "về việc kiểm tra chất lượng công trình và quy trình vận hành tích nước tại Nhà máy thủy điện Đak Rông 3" - nơi vừa xảy ra sự cố vỡ đập ngày 7.10. Đập thủy điện Đak Rông 3 bị...