Chớ lầm tưởng về Covid-19
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) đang diễn ra phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta không nên hoảng sợ mặc dù đang phải đối phó với một căn bệnh mới và nghiêm trọng.
Trong lúc này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tránh những lầm tưởng về Covid-19 nhằm tránh những tác dụng ngược trong phòng, chữa bệnh.
Tăng cường dinh dưỡng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng chống các tác nhân gây bệnh.
Lầm tưởng trong phòng ngừa
Corona virus chủng mới Covid-19 là nguyên nhân phổ biến gây cảm lạnh và các tình trạng viêm đường hô hấp khác. Đây là một loại virus có thể gây nhiễm cho động vật và có thể lây truyền từ động vật sang người. Virus corona có thể lây truyền cho người, đặc biệt là nếu virus này bị đột biến.
Triệu chứng của Covid-19 có thể là ho, sốt, khó thở. Có một số ca bệnh không xuất hiện các triệu chứng hô hấp, nhưng lại xuất hiện các triệu chứng tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Rất nhiều người sẽ hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên, một số người, đặc biệt là trẻ em, người già, những người bị suy giảm miễn dịch sẽ phát triển các tình trạng nhiễm trùng nặng, hoặc viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Các nhà khoa học đang làm việc hàng ngày để hiểu rõ hơn về loại virus này, và các nhà chức trách y tế Trung Quốc đã công bố hệ gen hoàn chỉnh của loại virus này. Nhiều sự thật và hiểu nhầm xoay quanh việc bảo vệ bản thân trước sự lây lan của virus cũng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giải đáp. Theo đó, tới thời điểm hiện tại, không có một loại thuốc đặc biệt nào được khuyến cáo có thể dự phòng hay điều trị Covid-19. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được tiến hành và sẽ được thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sang. Trong khi đó, Vaccine phòng bệnh cúm, hay vaccine phòng phế cầu và vaccine Hib đều không thể bảo vệ bạn trước chủng virus mới này. Covid-19 là chủng virus mới do đó cần phải có vaccine riêng. Và mặc dù các vaccine phòng cúm hiện tại không có khả năng bảo vệ trước Covid-19. nhưng WHO đưa ra lời khuyên vẫn nên tiêm các vaccine này để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh đường hô hấp. Mặt khác, kháng sinh không có tác dụng trên virus, kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Covid-19 là virus, và điều này có nghĩa là không thể dùng kháng sinh để dự phòng hay điều trị.
Phòng ngừa, theo WHO, máy sấy tay không có tác dụng trong việc tiêu diệt virus corona. Để bảo vệ bản thân khỏi virus corona, bạn nên thường xuyên làm sạch tay bằng cồn, hoặc rửa tay kỹ với xà phòng và nước. Sau khi làm sạch tay, bạn hãy lau khô bằng khăn sạch hoặc máy sấy tay thổi ra khí ấm. Bạn cũng không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay, hoặc các vùng da khác trên cơ thể vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da. Nhiều người có thói quen dùng rượu, hoặc clo để diệt khuẩn, nhưng cách này không diệt được virus đã xâm nhập vào trong cơ thể. Không chỉ vậy, cách này còn gây hại cho mắt, mũi, miệng nếu làm sai cách. Lưu ý rằng, rượu và clo là những chất dùng để khử trùng bề mặt, nhưng để hiệu quả nhất chúng cần được sử dụng một cách phù hợp.
Hiện cũng không có bằng chứng cho thấy, việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể bảo vệ bạn khỏi virus corona. Một số bằng chứng cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, việc làm này chưa được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa các nhiễm trùng đường hô hấp. Không có bằng chứng cho thấy sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus corona. Một số sản phẩm nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định ở nước bọt trong miệng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi virus corona.
Hiện chưa có bằng chứng ăn tỏi có giúp bảo vệ cơ thể trước Covid-19. Tỏi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có các đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào đến thời điểm hiện tại về việc ăn tỏi có thể bảo vệ cơ thể trước căn bệnh này. Dầu mè cũng không có tác dụng diệt Covid-19 như đồn đại.
Cách phòng Covid-19 cho gia đình
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai- nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, miễn dịch là một hệ thống gồm cấu trúc và tiến trình sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh tật. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bằng hệ thống “hàng rào phòng thủ” dạng tầng có tính tăng dần từ cấp độ tế bào, mô tới các bộ phận. Trong phòng lây nhiễm, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc… sẽ hạn chế khả năng virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch tốt mới giúp loại trừ tác nhân gây bệnh. Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Trên cơ sở này sẽ gia tăng sự đáp ứng miễn dịch, hoặc tác động kích thích các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Bác sĩ Lê Bạch Mai cho biết, để có thể lực tốt, sức khỏe tốt, trước hết cần lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý thứ nhất là đủ các chất dinh dưỡng gồm các chất sinh năng lượng, như chất đạm, chất béo và chất bột đường cũng như các chất không sản sinh năng lượng bao gồm khoáng chất và các vitamin. Khi ăn rau thì chú ý chọn rau có nhiều màu hơn, đậm hơn để cơ thể có thêm chất chống oxy hóa. Tăng cường cá và hải sản để chúng ta có thêm kẽm. Sử dụng lòng đỏ trứng có thêm DHA…
Video đang HOT
Đi cùng chế độ dinh dưỡng cũng cần phải lưu ý đến việc tập luyện, rèn luyện cơ thể hằng ngày. Vấn đề thứ ba đó chính là giấc ngủ. Mất ngủ sinh ra rất nhiều gốc tự do tác nhân gây bệnh đối với tế bào, phá đi hàng rào bảo vệ cơ thể và khiến sức đề kháng kém đi. Tránh dùng các chất kích thích, hút thuốc lá.
Bên cạnh, phòng ngừa virus corona hiệu quả là giữ môi trường sống tự nhiên thoáng khí, bởi theo các chuyên gia y tế Covid-19 sợ ánh sáng, gió, nhiệt độ cao… Virus corona nói chung có thể tồn tại với độc lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày và mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút ở 56 độ C. Do vậy, mở rộng cửa sổ tạo luồng không khí lưu thông, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời sẽ giúp giảm đời sống virus.
Việc giữ vệ sinh cá nhân là cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tự ý thức giữ vệ sinh cá nhân, bên cạnh việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn như xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn… có thể ngăn 44% các bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua bàn tay. Sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng, nên rửa tay và vệ sinh cá nhân kỹ để hạn chế việc mang vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường ngoài vào nhà ở. Với những đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop… cũng nên lưu ý sát khuẩn thường xuyên.
Bạn cần hạn chế đến những nơi đông người. Việc đi đến những nơi đông người có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu ra ngoài, nên trang bị đầy đủ khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn để giữ vệ sinh cá nhân. Nên che kín miệng và mũi bằng khăn tay, khăn giấy… khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay ngay để tránh vi khuẩn, virus có thể lây lan qua đường dịch tiết.
Bạn cần vệ sinh nhà ở sạch sẽ. Đặc trưng của Covid-19 là không lơ lửng trong không khí mà bám trực tiếp vào các bề mặt gỗ, sắt, đá… Mầm bệnh có thể được mang theo từ bên ngoài về rồi vô tình phát tán qua các vật trung gian như nắm tay cửa, mặt bàn, các bề mặt tiếp xúc tại nhà… khi vô tình chạm vào mà chưa kịp rửa tay. Vì vậy, bên cạnh ý thức bảo vệ cá nhân khi ra ngoài cộng đồng, nên chú ý thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhất là khi học sinh đang trải qua kỳ nghỉ học kéo dài. Nhiều gia đình cũng được khuyến khích ưu tiên sinh hoạt tại gia để phòng dịch. Sử dụng các chất diệt khuẩn có chứa clo, phổ biến trong gia dụng là sodium hypochlorite là một trong những cách để khử khuẩn bề mặt, tường nhà, sàn nhà, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng nồng độ để đảm bảo an toàn cho gia đình, đồng thời mang đến hiệu quả diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm… Cụ thể, bồn cầu cần được vệ sinh hằng ngày cùng dung dịch tẩy rửa đậm đặc, không pha loãng. Không gian toilet, lavabo, sàn nhà, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầm xe đẩy, bề mặt inox quầy tính tiền… cần pha loãng dung dịch tẩy rửa theo tỷ lệ 13-15 ml với mỗi 2,5 lít nước. Những bề mặt có tiếp xúc nhiều cần lau chùi thường xuyên với tần suất 3-4 lần mỗi ngày.
Bạn cần trang bị kỹ năng, kiến thức phòng dịch trước diễn biến phức tạp của Covid-19, nhằm bảo vệ gia đình mình. Để tránh “tiền mất tật mang”, bạn chớ uống các loại thuốc phòng ngừa được quảng cáo tràn lan trên mạng internet, cũng như đeo các loại thảo dược mà chưa được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
Hiếu Dân (daidoanket)
Phòng chống dịch bệnh do nCoV: Chăm sóc dinh dưỡng và bảo đảm an toàn thực phẩm
Cho đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.
Ngoài việc thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm ngay trong mỗi gia đình cũng góp phần quan trọng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh này.
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Khi đi mua thực phẩm: Sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.
Uống đủ nước, cần uống nước sạch, uống từng ngụm nhỏ.
Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.
Chế biến thực phẩm tại nhà: Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.
Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn...).
Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm; không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát của mình, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác
Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Thực hiện tốt 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm phù hợp cho mỗi nhóm tuổi (theo Tháp dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi khác nhau do Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế ban hành).
Chú ý cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ...).
Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A; C; D; E; sắt; kẽm; selen. Đây là những vitamin quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển... giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp-lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh...
Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E...) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sĩ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Uống nước đúng cách góp phần phòng chống dịch nCov
Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lit nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.
Không được để miệng và cổ họng khô; Cân uống nươc sach, nươc đun sôi đê nguôi, uông chậm, uống tưng ngụm nhỏ va chia đêu trong ngay ngay ca khi không khat;
Không uống nước bi đun đi đun lại nhiều lân; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận, do vây, cân han chê.
Sử dụng găng tay khi chế biến thực phẩm.
Chế độ dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt
Đối với người cao tuổi: Đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ, nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng từ 1-2 cốc mỗi ngày.
Trẻ em: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Những người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson... cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Thực hiện vệ sinh - giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh
Không dùng chung đồ dùng cá nhân. Giặt khăn thường xuyên và giữ khăn luôn khô, sạch, không treo khăn mặt, khăn tắm ẩm ướt trong nhà tắm.
Tránh để tay tiếp xúc với mặt, mắt, miệng. Trong thời gian còn dịch bệnh, nên hạn chế bắt tay hoặc ôm người khác. Nên dùng khăn giấy sạch khi cần dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi đeo găng tay.
Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật. Rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh. Sau khi rửa tay, tránh tiếp xúc vào khoá vòi nước, tay nắm cửa (có thể lót tay bằng một chiếc khăn giấy sạch để khoá vòi nước hoặc để đóng/mở cửa, sau đó vứt khăn vào thùng rác). Tại gia đình, hãy chú ý thường xuyên lau chùi, vệ sinh các vật dụng như bàn phím máy tính, điện thoại để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, laptop...
Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Theo SK&ĐS
Thêm dấu hiệu đặc trưng của người nhiễm nCoV Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ông Norio Ohmagari, bác sĩ của Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM) của Nhật Bản, cho biết việc cảm thấy mệt mỏi và phờ phạc là một dấu hiệu đặc trưng của những người bị nhiễm chủng virus Corona mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (nCoV). Nhân viên y...