Chợ kẻ vạch phân luồng, người dân vẫn không để mắt đến
Nằm trong ngõ nhỏ dài khoảng 200m, chợ Tân Mai ( Hà Nội) được kẻ vạch, phân luồng để đảm bảo giãn cách khi mua hàng nhưng ít ai để ít và tuân thủ quy định này.
Chợ Tân Mai được kẻ vạch, phân ô nhằm đảm bảo giãn cách khi mua bán – Ảnh: NGUYỄN HIÊN
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , sáng 3-10, tại chợ Tân Mai ( quận Hoàng Mai, Hà Nội), lối đi vào chợ đã được lực lượng chức năng kẻ vạch và phân luồng để đảm bảo giãn cách đúng 2m khi mua bán.
Đường được chia thành 2 làn bao gồm đường kẻ liền màu trắng quy định phạm vi bán hàng của các tiểu thương. Ô tròn màu hồng, mỗi ô cách nhau 2m là vị trí của người mua đảm bảo giãn cách giữa những người dân khi đi chợ với nhau và giữa người mua và người bán. Ô màu vàng ở làn giữa để người dân và các phương tiện di chuyển.
Con đường nhỏ được chia thành hai làn dừng, làn giữa để người dân và xe đi – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Các ô quy định được kẻ rõ ràng, dễ nhìn. Tuy vậy, rất nhiều người dân đi chợ Tân Mai sáng nay đều không để ý và thực hiện quy định an toàn phòng dịch này, thậm chí hiểu chưa đúng về tác dụng của việc kẻ vạch này.
Trở lại chợ sau gần 2 tháng nghỉ bán hàng do dịch, chị Lê Thị Thúy, tiểu thương tại chợ Tân Mai, cho biết những vạch kẻ đường này được kẻ 1 tuần nay, trông cũng đẹp nhưng người dân đi chợ thì ít thực hiện theo, mọi người đứng mua gần là chủ yếu.
Video đang HOT
Thường xuyên đi mua hàng tại chợ Tân Mai, ông Đỗ Song Hào chia sẻ: “Đường này nhỏ, không có đường giao thông vào. Người dân chủ yếu đi chợ bằng xe máy, xe đạp. Những vạch kẻ trên đường này tôi thấy chả có tác dụng gì, người dân thực hiện mới có tác dụng, hiện tại có ai thực hiện đâu, vẫn như trước thôi”.
Tuy người dân vẫn chưa thực sự tuân thủ theo sự hướng dẫn của vạch kẻ đường, nhưng chị Nguyễn Thị Loan, tiểu thương tại chợ, vẫn hy vọng những vạch kẻ này sẽ giúp người dân đứng cách xa nhau khi mua bán và đảm bảo công tác chống dịch tốt hơn.
Việc kẻ vạch, phân luồng hay căng dây tại chợ là một sáng kiến hay giúp hướng dẫn người dân đảm bảo giãn cách khi mua bán. Tuy nhiên, sáng kiến này vẫn chưa phát huy tác dụng khi các lực lượng chức năng vắng mặt.
Mỗi người dân đi chợ cần tự có ý thức tuân thủ theo đúng hướng dẫn giãn cách thì việc kẻ vạch, phân luồng mới phát huy được tác dụng trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Chợ đã được kẻ vạch, phân ô một tuần nay nhưng ít người dân để ý và thực hiện khi mua bán tại chợ – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Đa phần người dân vẫn giữ thói quen đứng gần khi mua hàng – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Vạch kẻ đường chỉ phát huy tác dụng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 khi người dân thực hiện đúng quy định – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Chủ tịch Hà Nội: Thực hiện nghiêm giãn cách mới tách hết F0 trong cộng đồng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, 7 ngày giãn cách còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có kiên trì thực hiện thật nghiêm thì mới có cơ hội tìm ra hết F0 trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, 7 ngày giãn cách xã hội còn lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố (Ảnh: Mạnh Quân).
Trao đổi với báo chí chiều 1/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, sau 8 ngày thực hiện giãn cách xã hội, các cấp các ngành đã cơ bản triển khai nghiêm, thực hiện tốt Chỉ thị 17/CT-UBND. Hầu hết người dân đã đồng tình, ủng hộ và tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có chuyển biến tích cực.
Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh, các lực lượng tuyến đầu với nòng cốt là công an, quân đội, y tế, cán bộ các cấp, các tổ Covid-19 cộng đồng... đã không quản vất vả ngày đêm, luôn vững vàng, bền bỉ trên "phòng tuyến" chống dịch, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Đặc biệt, nhờ thực hiện cách ly, kết hợp với khai báo y tế hằng ngày (qua trang website: www.tokhaiyte.vn, ứng dụng Ncovi, Bluezone) người dân đã giúp cơ quan y tế tăng cường xét nghiệm sàng lọc, truy vết, bóc tách thành công hàng chục ca F0 trong cộng đồng.
Riêng ngày 30/7, thành phố đã phát hiện 119 ca mắc mới, trong đó có 69 ca trong cộng đồng. Điều này cho thấy việc giãn cách xã hội là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Nếu không áp dụng biện pháp này, với hệ quả lây lan từ các ca mắc trong cộng đồng nhiều ngày qua thì Hà Nội đã không giữ được tình hình như hiện nay.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội khẳng định, những ngày giãn cách còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có kiên trì thực hiện thật nghiêm thì mới có cơ tìm ra hết F0 trong cộng đồng.
Theo Chủ tịch Chu Ngọc Anh, Chỉ thị số 05-CT/TU do Bí thư Thành ủy Hà Nội ban hành có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình, kết quả thực hiện giãn cách xã hội trong những ngày tới.
Theo đó, phải quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về hàng hóa thiết yếu; bảo đảm chăm sóc y tế để người dân yên tâm "ai ở đâu ở đấy" như chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục khẩn trương thực hiện thật tốt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-TTg. Đặc biệt, cần quan tâm chăm lo kịp thời những hoàn cảnh khó khăn với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Hình ảnh xây dựng Bệnh viện dã chiến với quy mô 500-700 giường tại quận Hoàng Mai (Ảnh: Mạnh Quân).
Đồng thời, ông yêu cầu các cấp, các ngành phải quan tâm, chăm lo bảo đảm cả về vật chất và tinh thần cho lực lượng tuyến đầu yên tâm công tác; phải xác định công tác phòng, chống Covid-19 còn lâu dài để có kế hoạch huy động đủ lực lượng cho hệ thống, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh...
Đối với tình hình tiêm vắc xin, ông Chu Ngọc Anh đánh giá cao nỗ lực của ngành y tế, chính quyền các địa phương khi đã vận hành hiệu quả các dây chuyền tiêm và tổ chức tiêm kịp thời, an toàn. Đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành tiêm gần 100% số lượng vắc xin đã nhận.
Tuy nhiên, việc triển khai tiêm phòng Covid-19 phụ thuộc vào lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ trong thời gian tới. Vì vậy, biện pháp quan trọng nhất lúc này để đẩy lùi dịch bệnh phải là thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, các nội dung trong Chỉ thị số 17/CT-UBND.
Nhằm thực hiện đúng tinh thần "chống dịch như chống giặc", Hà Nội đã chỉ đạo gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch, quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai.
"Bài học kinh nghiệm của chúng ta là phải luôn đi trước một bước. Để bảo vệ an toàn tính mạng của người dân thì công tác chuẩn bị càng phải chủ động với những kịch bản ở mức độ cao hơn" - Chủ tịch Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Các tuyến phố "thời trang" ở Hà Nội mở cửa lấp lửng bán hàng giữa mùa dịch Nhiều shop thời trang trên các tuyến phố Chùa Bộc, Hàng Đường... mở cửa đón khách mua hàng bất chấp việc TP Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị 22, chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng thiết yếu. Từ ngày 21/9, UBND Thành phố Hà Nội quyết định nới lỏng giãn cách và cho mở lại nhiều hoạt động dịch vụ,...