‘Chợ kẻ cắp’ và những khu mua sắm nổi tiếng ở Bangkok
Sau những ngày vui chơi và thăm thú thủ đô Bangkok (Thái Lan), bạn có thể đến các địa điểm nổi tiếng sau để mua sắm đồ lưu niệm, vật dụng cần thiết với giá rẻ.
Ảnh: Nari.
1. Woeng Nakhon Kasem: Được biết đến nhiều hơn với tên gọi “chợ kẻ cắp”, khu vực này bán nhiều loại đồ cổ gồm đồ mỹ nghệ Thái Lan và Trung Quốc, đồ sứ, đồ đồng và gỗ khảm trai. Nếu quyết định mua hàng ở đây, bạn hãy học cách mặc cả.
Ảnh: Ian Santosa.
2. Chợ cuối tuần Chatuchak: Khu chợ cuối tuần này ở cửa từ khoảng 7-18h. Nhiều du khách đã tới đây cho biết bạn có thể mua các loại đồ khắp mọi miền của Thái Lan, từ quần áo đến cả vật nuôi trong nhà. Nếu bạn thích dạo chợ và săn lùng những món đồ khuyến mãi, nơi này là lựa chọn lý tưởng.
Video đang HOT
Ảnh: Mimolette3.
3. Chợ Thewet: Nếu là một người yêu cây cảnh, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chợ Thewet. Du khách có thể đến đây bằng taxi trên sông hoặc các phương tiện đường bộ. Nơi này nổi tiếng với những loại cây được trồng trong chậu xinh xắn, đặc biệt là phong lan. Đối diện với khu chợ hoa này, du khách có thể mua được đồ ăn tươi ngon như cá, rau củ… Thời gian lý tưởng để tham quan khu chợ này là cuối buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
Ảnh: Panita Ampian.
4. Chợ Bo Bae: Khu chợ bán quần áo nổi tiếng này mở cửa lúc 10h, nằm dọc đường Krung Kasem tại điểm giao với đường Lan Luang, gần Saphan Khao và Sở Hợp tác Công nghệ và Kinh tế. Nơi này là địa điểm bán sỉ lớn. Nếu bạn định mua hàng với số lượng lớn, mặc cả là điều cần thiết.
Ảnh: Expique.
5. Chợ Pak Khlong Talat: Khu chợ này nằm ở chân cầu Phra Buddha Yodfa, dọc đường Chakrawat. Nơi này thường được gọi với tên “chợ hoa”. Du khách đến đây sẽ được đắm chìm trong khung cảnh sặc sỡ màu sắc của các loài hoa, từ loa kèn, cẩm chướng, hồng, cúc đến phong lan… Thời gian lý tưởng để đến thăm khu chợ này là sáng sớm vì đó là lúc các loại hoa tươi được vận chuyển từ các tỉnh lân cận tới đây.
Ảnh: Amnat30.
6. Khu vực đường Pratunam, Phetchaburi: Khu này nổi tiếng về quần áo may sẵn được bán với giá rẻ. Giá cả ở đây rất phải chăng nếu bạn mua với số lượng lớn. Cách khoảng 100 m về phía tây khu Pratunam, dọc con đường Phetchaburi là nơi bạn có thể tìm thấy những mặt hàng điện tử như máy tính, ổ cứng…
Ảnh: Yusuf Akyuz TR
7. Khu Patpong, Suriwong, Silom: Nếu muốn mua một món đồ xinh xắn để làm quà, bạn hãy ghé thăm khu vực này. Đến đây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng bán đồ trang sức, đá quý đồ cổ, đồ gốm, thủ công, tơ lụa… Không chỉ có hoặt động mua bán, nơi này còn thu hút du khách bởi nhiều trò giải trí sôi động .
Theo news.zing.vn
Giữ hồn bánh dân gian
GD&TĐ - Gắn bó với nghề làm bánh dân gian gần 50 năm, ông Dương Hoàng Trung (68 tuổi, ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Cần Thơ) luôn tâm niệm: Đằng sau miếng bánh là sự tử tế, cái tâm và lòng kiên nhẫn của người làm.
Gần 50 năm làm bánh thủ công
Với nghệ nhân Dương Hoàng Trung, nghề làm bánh đến với ông như một duyên nghiệp. Ông làm bánh để gửi vào đó tâm huyết, lòng yêu nghề và niềm đam mê của chính mình.
Gia đình vốn có nghề làm bánh dân gian, mẹ ông trước kia làm bánh rất ngon, nổi tiếng trong vùng. Thuở nhỏ, ông thường phụ giúp mẹ làm tất cả các công đoạn để có bánh ngon, đem bán kiếm tiền mưu sinh. Bánh dân gian đã thấm vào máu thịt, nên ông chọn theo nghề này để nối nghiệp gia đình. "Tôi bắt đầu làm bánh dân gian từ năm 1970, sau đó lấy vợ là người có chung niềm đam mê làm bánh nên hai vợ chồng quyết định bám nghề này kiếm sống cho đến ngày hôm nay", ông Trung tâm sự.
Gần 50 năm gắn bó với nghề, bí quyết làm bánh của ông Trung và vợ - bà Trương Thị Chiều (63 tuổi) vẫn không thay đổi nên bánh ngày càng thơm ngon hơn. Người ăn mỗi khi nhìn ngắm, ăn bánh, cảm nhận từng vị ngọt, dai, đậm đà làm gợi nhớ đến hương vị bánh quê từ nhiều năm trước. Nói về cách làm bánh, ông Trung cho biết: "Gia đình tôi làm bánh theo cách ông bà mình trước đây từng làm, tất cả công đoạn làm bằng thủ công. Nguyên vật liệu được chế biến theo cách truyền thống, hoàn toàn từ thiên nhiên để giữ được nguyên hương vị của các loại bánh như ngày xưa. Tôi vốn khéo tay nên đảm đương nhiệm vụ làm bánh, còn vợ thì đi bán. Xe bánh dân gian của vợ chồng tôi mấy chục năm qua đã thân quen với bà con địa phương với tên gọi: Xe bánh cô chín Bình Thủy".
Hỏi sao ông không chọn máy móc để bớt vất vả khi làm bánh, ông Trung chân tình cho rằng: Bánh dân gian vốn dĩ phải làm thủ công hoàn toàn, có như vậy mới giữ được hương vị đặc trưng. Còn đối với người làm bánh, đó là niềm đam mê, mỗi loại bánh họ cố gắng gửi gắm tâm hồn vào trong đó. Từ khi chế biến đến thành phẩm, nhìn sản phẩm làm ra đẹp mắt, được người ăn trân trọng thì mọi mệt nhọc, lo toan trong cuộc sống như tan biến.
Theo ông Trung, quan trọng nhất trong quá trình làm bánh, phải có sự trải nghiệm. Thậm chí phải bỏ công sức thử nghiệm nhiều lần để đạt được tỷ lệ phối trộn bánh đạt độ ngon nhất. Bên cạnh đó, khi nhồi bột phải cảm nhận, ước lượng tỷ lệ qua các đầu ngón tay, cũng như hòa quyện tâm hồn vào trong suốt quy trình làm bánh. "Trong từng miếng bánh khi làm ra, đòi hỏi phải mang sự tử tế, cái tâm và lòng kiên nhẫn của người làm", ông Trung tâm sự.
Đặt hết tấm lòng vào từng món bánh
Gần 50 năm, ông Dương Hoàng Trung giữ cách làm bánh dân gian thủ công truyền thống. Ảnh: T.G
Mỗi ngày, vợ chồng ông Trung làm khoảng 13 loại bánh ngọt, mặn để bán cho khách qua đường và theo đặt hàng của các nhà hàng, quán ăn. Trong đó, đặc sản nức tiếng là bánh tằm được se bằng tay, bánh con sùng, bánh bèo, bánh chuối, bánh bò, bánh ít trần...
Để làm ra mẻ bánh ngon, vợ chồng ông dành rất nhiều thời gian cho khâu chế biến. Trước tiên là xay bột bằng cối đá; đến khâu bồng bột (lọc nước ra khỏi bột lỏng); nhồi bột; nắn bánh; hấp bánh, pha chế nước dùng... Mỗi loại phải gia giảm các loại nguyên liệu khác nhau, sử dụng khuôn bánh hay se tay cũng khác nhau. Dẫu tốn nhiều sức nhưng theo ông Trung, đó mới là làm bánh đúng chất dân gian, người thợ đặt hết tấm lòng vào từng sợi bánh.
Tốn nhiều công sức cho khâu làm bánh, nhưng vợ chồng ông Trung vẫn cần mẫn đem đến cho đời những miếng bánh ngon. Theo bà Trương Thị Chiều, bí quyết của hai vợ chồng ông là làm theo ông bà trước kia, tất cả nguyên vật liệu từ tự nhiên, không sử dụng phẩm màu và hóa chất. "Loại gạo làm bánh là gạo lúa mùa (loại lúa chỉ làm 1 vụ/năm), rất thơm ngon. Màu làm bánh cũng từ các loại rau, quả có sẵn như màu xanh từ rau ngót, từ lá dứa; màu tím từ lá cẩm; màu vàng từ quả gấc; nước cốt làm từ quả dừa còn tươi... Đây là một trong những điểm nhấn đặc biệt tạo nên nét đặc biệt trong từng món bánh của vợ chồng tôi", bà Chiều chia sẻ.
Tiếng lành đồn xa, bánh dân gian của ông Trung ngày càng được nhiều thực khách tìm đến. Nhiều năm qua, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ đều mời vợ chồng ông Trung đến làm các loại bánh dân gian phục vụ thực khách. Các khách sạn, nhà hàng lớn ở TP Cần Thơ cũng tìm đến ông đặt hàng để phục vụ du khách. Tuy bận rộn nhưng vợ chồng ông luôn nở nụ cười hiền khô, vẫn cần mẫn làm bánh ngon phục vụ cho thực khách.
Theo Giáo dục thời đại
Sheraton Sài Gòn ra mắt bánh trung thu làm thủ công Mùa Trung thu năm nay, Sheraton Sài Gòn giới thiệu bánh trung thu truyền thống do chính các đầu bếp của khách sạn làm thủ công. Bánh được chế biến công phu, tỉ mỉ từng công đoạn. Từ 28/7 đến 13/9, Sheraton Sài Gòn chính thức bày bán bộ sưu tập bánh trung thu làm thủ công tại quầy bánh ở tiền sảnh...