Chợ hoa lớn nhất Sài Gòn bị đề xuất dời ra ngoại thành
Cùng hàng loạt chợ ở trung tâm TP HCM, chợ hoa Hồ Thị Kỷ bị đề xuất dời ra ngoại thành để tránh ùn tắc giao thông và quản lý tốt hơn.
Ngày 21/2, bà Trần Thuý Liên, Giám đốc Công ty kinh doanh quản lý chợ đầu mối Bình Điền ( quận 8) cho biết vừa kiến nghị với UBND TP HCM di dời một số chợ sỉ ở trung tâm ra khu vực ngoại ô như: chợ hoa Hồ Thị Kỷ; chợ hoa Đầm Sen; khu chợ trái cây, thuỷ sản quận 5; chợ Tôn Thất Đạm…
Theo bà Liên, việc di dời các chợ sẽ giải quyết được những vấn đề nhức nhối của thành phố như ùn tắc giao thông, môi trường, an ninh trật tự; đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm đang khó kiểm soát.
“Khi dời về chợ đầu mối, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ do công ty chợ chịu trách nhiệm”, bà Liên nói.
Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nằm ở trung tâm quận 10. Ảnh: Nam Chấy.
Ngoài ra, bà Liên cũng cho rằng, việc di dời các chợ này còn đảm bảo công bằng với một số chợ nội thành đã được di dời trước đây. Trong đó, chợ Cầu Muối chuyển về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, chợ xóm Củi (quận 8) dời về chợ đầu mối Bình Điền…
Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nằm giữa trung tâm quận 10 thành phố, lọt thỏm trong các con hẻm bao quanh khu chung cư cũ Lê Hồng Phong. Nó từ lâu trở thành một miền ký ức của người Sài Gòn, là nơi cung cấp hoa tươi cho TP HCM và các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, theo bà Liên, đây là khu vực tập trung gần 100 sạp bán hoa, tự phát, không có ban quản lý và được cho là khá phức tạp. Vào các dịp lễ tết khu vực này thường xảy ra ùn tắc, mất an ninh trật tự.
Video đang HOT
“Để chợ hoa Hồ Thị Kỷ tồn tại sẽ là rào cản cho chủ trương phát triển thành phố văn minh, hiện đại. Nếu là di tích lịch sử 100 năm của thành phố thì cũng cần cân nhắc, song cái chợ này không đáng. Nên xây dựng một chợ đầu mối hoa khoa học thì người Sài Gòn lại vào nếp và ủng hộ là lẽ thường tình”, bà Liên nêu quan điểm.
Trong cuộc họp mới đây, Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, nếu các chợ ở nội thành gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông thì nhất quyết di dời. Bước đầu, ông yêu cầu lãnh đạo địa phương chấn chỉnh các khu chợ trong khi chờ thành phố xem xét.
Trước đó, từ kiến nghị của người dân về việc chợ “tử thần” Kim Biên mất an toàn cháy nổ và độc hại do kinh doanh hóa chất. Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng yêu cầu gấp rút di dời chợ ra khỏi trung tâm thành phố.
Hoài Nhơn
Theo VNE
Bãi rác Đa Phước bị thanh tra
Gây ô nhiễm môi trường, giá xử lý rác cao làm thiệt hại ngân sách... và hàng loạt nội dung khác vừa được Thanh tra Chính phủ công bố trong quyết định thanh tra đối với Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Ông Võ Văn Đồng, Cục trưởng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực 3 (Cục 3 - Thanh tra Chính phủ) cho biết vừa công bố quyết định thanh tra dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (còn gọi là bãi rác Đa Phước).
Động thái này diễn ra sau khi Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước và UBND TP HCM làm rõ những nội dung tố cáo của ông Đoàn Văn Đức về bãi rác Đa Phước.
Kết quả thanh tra phải báo cáo Thủ tướng trước tháng 4.
Bãi rác Đa Phước ở huyện Bình Chánh. Ảnh: Hữu Nguyên.
Trong đơn tố cáo gửi đến Chính phủ, ông Đức đề nghị hàng loạt vấn đề cần thanh tra triệt để dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).
Xem xét lại đơn giá xử lý rác từ khi triển khai dự án. Cần đánh giá một cách khoa học từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, đến khi vận hành khai thác dự án. Theo dõi giám sát quá trình thực hiện nghiệm thu đầu vào trong việc thanh toán từng đợt cho chủ đầu tư dự án, có hay không đúng theo hợp đồng.
Xác định giá trị đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài và Nghị định 52/1999 về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Điều này Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM (đơn vị ký kết hợp đồng) bị cho là "thiếu sót nghiêm trọng".
Lập tổ công tác với nhiều bộ ngành thanh tra tổng thể bãi rác Đa Phước. Đồng thời, xác định trách nhiệm và quyền hạn của UBND TP HCM về những cam kết trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
UBND TP HCM cho phép Công ty Môi trường đô thị đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác số 3 Phước Hiệp (huyện Củ Chi) bằng ngân sách. Sau đó, cũng chính UBND TP HCM đóng cửa Phước Hiệp, tạo thế độc quyền tiếp nhận rác cho Đa Phước. Việc làm này được cho là gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách.
Làm rõ căn cứ UBND TP HCM ứng trước cho chủ đầu tư 9 triệu USD bằng ngân sách.
Khu xử lý rác Đa Phước sau khi nhận thêm 2.000 tấn rác của Phước Hiệp đã q uá tải, mùi hôi thối phát tán hàng chục km, khu dân cư Phú Mỹ Hưng không chịu nổi. Do vậy cần sớm đóng cửa bãi rác để tránh nhiều hậu quả về môi trường.
Cần có cơ quan giám định độc lập, giám định thiệt hại của người dân, doanh nghiệp do ô nhiễm xuất phát từ khu xử lý rác để buộc chủ đầu tư bồi thường.
Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) trên diện tích 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007.
Trong kết luận của Thanh tra TP HCM đầu năm 2016, giá xử lý rác tại Đa Phước cao hơn tất cả các đơn vị khác. Trong đó, cùng là công nghệ chôn lấp nhưng thành phố áp dụng giá xử lý một tấn rác với VWS cao hơn 67.384 đồng (tương đương 3 USD) so với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị thành phố.
Với đơn giá này, chỉ tính riêng việc chuyển 2.000 tấn rác mỗi ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp (đã được UBND TP HCM quyết định đóng cửa) về Đa Phước từ đầu năm 2015, mỗi năm ngân sách thành phố phải chi thêm khoảng 48 tỷ đồng. Chênh lệch giá được giới chuyên gia về môi trường tính toán TP HCM đang cho VWS xử lý 5.000 tấn mỗi ngày, tức là mỗi năm phải chi nhiều hơn cho công ty này 3 triệu USD "và việc đó đã kéo dài gần chục năm nay là điều vô lý".
Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.
Đến cuối tháng 9/2016, chính quyền TP HCM xác định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước (huyện Bình Chánh). Đồng thời, cam kết sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) được đầu tư 100% vốn từ Công ty California Waste Solution (CWS), có trụ sở tại California, Mỹ.
Người sáng lập VWS là ông David Dương, Việt kiều Mỹ. Ông cũng là Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Công ty California Waste Solutions (CWS), Mỹ. Website của VWS giới thiệu ông David Dương là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn dựa trên kinh nghiệm điều hành ba khu liên hợp tương tự tại tiểu bang California.
Trong đơn cố cáo, ông Đoàn Văn Đức nhận mình là người hướng dẫn ông David Dương về Việt Nam đầu tư xử lý rác, giới thiệu ông này cho ông Lê Thanh Hải - khi đó là Chủ tịch UBND TP HCM. Sau đó ông David Dương được thành phố cho đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM muốn mở chợ phiên Công viên Bạch Đằng Chợ phiên tại Công viên Cảng Bạch Đằng (quận 1) và khu phố ẩm thực sẽ tổ chức vào cuối tuần để phát triển thương mại dịch vụ và thu hút du khách. Chợ phiên cuối tuần dự kiến tổ chức ở Công viên Bạch Đằng. Ảnh: Hữu Công. Quận 1 vừa đề xuất UBND TP HCM tổ chức chợ phiên, kết hợp...