Chờ giá nhà đất giảm, dòng tiền đang tạm trú ẩn vào đâu?
Giá nhà được dự đoán sẽ giảm vào cuối năm 2022, vì vậy nhiều nhà đầu tư đã tìm chỗ trú ẩn cho dòng tiền để chờ đợi cơ hội.
Thị trường chứng khoán, vàng, tiền số đều đang trầm lắng khiến nhiều nhà đầu tư không biết lựa chọn kênh đầu tư nào trong lúc chờ giá bất động sản giảm để “bắt đáy”.
Cụ thể, thị trường chứng khoán thời gian gần đây liên tục sụt giảm. Sau khi thiết lập đỉnh kể từ tháng 4/2022, thị trường liên tục lao dốc, có nhiều thời điểm VN-Index mất mốc 1.200 điểm. Cùng với đó, thanh khoản thị trường ngày càng “tụt áp”, thậm chí có phiên, giá trị khớp lệnh trên HoSE chưa đến 10.000 tỷ đồng, tức chỉ khoảng 1/3 lượng thanh khoản lúc cao điểm.
Triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm theo các chuyên gia cũng không mấy sáng sủa, vì vậy, kênh đầu tư này không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn lúc này.
Nhiều nhà đầu tư tạm cất tiền tiết kiệm, chờ giá nhà hạ. (Ảnh minh hoạ).
Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng liên tục giảm trong tháng qua trong bối cảnh USD tăng mạnh. Lập trường “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây áp lực lên thị trường kim loại quý Nhiều chuyên gia e ngại, thị trường vàng không tìm thấy động lực tăng nào thực sự mạnh mẽ ở thời điểm này.
Riêng với tiền số, theo các chuyên gia, thị trường này còn bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Với việc đã rơi giá xuống khá sâu, cộng với tính pháp lý ở Việt Nam, đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát gia tăng, thị trường tài chính toàn cầu rủi ro, nhà đầu tư được khuyến cáo cần hết sức thận trọng, không nên sử dụng đòn bẩy, vay mượn.
Trong bối cảnh các kênh đầu tư đều khó khăn thì lãi suất tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân phân bổ lại danh mục tài sản. Sau gần 2 năm dòng tiền phân tán sang các kênh đầu tư khác, gửi tiền vào ngân hàng nay lại trở thành “cứu cánh” với nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý chờ giá nhà đất hạ.
Theo số liệu mới công bố từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, số tiền người dân và các tổ chức kinh tế gửi tại ngân hàng đạt khoảng 11,45 triệu tỷ đồng. Trong đó, số tiền của các tổ chức kinh tế là 5,84 triệu tỷ đồng, tăng thêm 200.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 3,61% so với thời điểm cuối năm 2021. Còn số tiền của người dân khoảng 5,61 triệu tỷ đồng, tăng 6,02%. Như vậy người dân đã gửi thêm hơn khoảng 310.000 tỷ đồng tại ngân hàng chỉ trong 6 tháng đầu năm.
Hiện cuộc đua tăng lãi suất vẫn tiếp tục nóng khi nhiều ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Mức tăng dao động trong khoảng từ 0,1 – 0,6%/năm so với đầu tháng trước.
Video đang HOT
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng thêm 0,4%/năm, lên mức từ 5,2 – 6,2%/năm. Lãi suất huy động cao nhất của VPBank cũng tăng lên mức 7%/năm kể từ ngày 1-8-2022, tăng nhẹ 0,1%/năm so với trước và áp dụng cho khoản tiền gửi online từ 50 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cũng tăng nhẹ 0,1%/năm lên cao nhất là 6,5%/năm.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng đồng loạt từ 0,1-0,5%/năm lãi suất cho các kỳ hạn 3, 6,12 và 24 tháng. Trong đó, tăng cao nhất là kỳ hạn 6 tháng với 0,5%/năm, đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên mức 5,25%/năm.
Đáng chú ý Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) còn tăng đến 0,6%/năm cho tiền gửi 1 tháng tại quầy, đưa lãi suất kỳ hạn này lên mức trần 4%/năm.
Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tới đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Do vậy, lãi suất huy động cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 1 – 2%/năm trong cả năm 2022; đồng thời, một số ngân hàng thu hút được lượng khách hàng dồi dào sẽ chịu ít áp lực hơn.
Công ty chứng khoán SSI cũng nhận định lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 – 70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1 – 1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1 – 2% so với năm 2021.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục tăng trong năm nay trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp và nhu cầu tín dụng có sự tăng trưởng tích cực. Áp lực lạm phát và nhu cầu chuyển dịch kênh đầu tư của người dân cũng khiến ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút dòng tiền.
Nhận định về giá nhà cuối năm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang là sân chơi của nhà phát triển dự án và nhà đầu tư thứ cấp. Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa rồi đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở.
Ông Nghĩa bày tỏ sự đồng tình với nhận định của một nhóm chuyên gia đó là giá bất động sản cuối năm sẽ giảm 30% nhưng không sụp đổ và sau đó sẽ phục hồi.
Hàng chục ngàn lô đất diện tích 25 - 45m2, cấp phép xây dựng ra sao?
Câu chuyện bức thiết này đã được nêu ra tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng vừa qua. Đại biểu Vũ Quang Hùng - bí thư Quận ủy Hải Châu - chất vấn Sở Xây dựng TP về vấn đề trên.
TP Đà Nẵng đang đưa ra giải pháp về quy hoạch và cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa đất nhỏ tại các tuyến đường, kiệt hẻm - Ảnh: Đ.C.
Theo ông Hùng, hiện tại quận Hải Châu, các khu dân cư trong kiệt hẻm vẫn tồn tại các thửa đất có diện tích nhỏ hơn 25m2, các thửa đất từ 25 - 45m2 và một trong các cạnh đó có kích thước nhỏ hơn 3m.
Đây là những thửa đất có "sổ đỏ" và nhiều người dân có nhu cầu bức thiết về chỗ ở, trong khi theo quy định của thành phố về xây dựng thì các lô đất có diện tích nhỏ như trên không còn phù hợp với một số tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Vậy nếu người dân muốn xây nhà ở thì phải làm sao? Giải pháp nào để tháo gỡ vấn đề này?
Hàng chục ngàn lô đất có diện tích nhỏ
Theo thống kê sơ bộ, hai quận trung tâm của Đà Nẵng là Hải Châu và Thanh Khê hiện có hàng chục ngàn thửa đất có diện tích nhỏ dưới 45m2. Nhiều người dân sở hữu những lô đất nhỏ này gặp "vướng" khi xin phép xây dựng nhà cửa.
Và để giải quyết các trường hợp này, lãnh đạo UBND các quận phải tổ chức tiếp công dân và nghe ý kiến của nhiều phòng, ban như thanh tra, quản lý đô thị, môi trường, quy tắc... để có quyết định phù hợp.
Bà N.T.M.N. (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) là trường hợp như vậy. Theo trình bày, bà N. có ngôi nhà trên thửa đất có diện tích 35,1m2, cạnh mặt tiền là 2,47m. Căn nhà đã xuống cấp nên gia đình có nhu cầu xin phép xây dựng, xây mới lại căn nhà với quy mô 3 tầng. Nhưng ngặt nỗi theo quy định thì không được giải quyết vì thửa đất của gia đình bà có cạnh tối thiểu không đủ 3m.
Sau cuộc tiếp dân, UBND quận đồng ý cấp phép xây dựng cho bà N. với quy mô 2 tầng và ô cầu thang.
Theo quy định về quản lý kiến trúc trong khu vực trung tâm TP ban hành kèm theo quyết định 2089 ngày 15-6-2020 của UBND TP Đà Nẵng, các trường hợp trên chỉ được phép cải tạo nguyên trạng, không được phép nâng tầng và khi giải tỏa đền bù thì được giải quyết đi hẳn.
Tuy nhiên, chủ các thửa đất nêu trên đều có nguyện vọng xây dựng ngôi nhà với quy mô từ 2-4 tầng để giải quyết nhu cầu bức xúc về chỗ ở và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Theo thống kê sơ bộ, chỉ riêng quận Hải Châu đã có 7.500 lô đất có diện tích nhỏ hơn 45m2 và tất cả các trường hợp này đều có "sổ đỏ".
"Đề nghị Sở Xây dựng tham mưu, trình UBND TP điều chỉnh quyết định 2089. Cụ thể, đối với lô đất có diện tích nhỏ hơn 25m2 và thửa đất có diện tích từ 25 - 45m2 chiều rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng và một trong các cạnh có kích thước từ 2-3m thì được phép xây dựng với quy mô số tầng và chiều cao không vượt quá quy mô của các công trình nhà ở riêng lẻ lân cận, trên cơ sở đảm bảo mỹ quan công trình và kiến trúc cảnh quan chung tại khu vực" - ông Hùng nêu.
Đối với ý kiến của đại biểu Hùng, Sở Xây dựng hoàn toàn ủng hộ vì đây là bài toán tạo dựng lại cảnh quan và bộ mặt của kiệt, hẻm...
Tạo thuận lợi về nhu cầu chỗ ở
Vào ngày 5-8, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có công văn gửi UBND các quận liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa đất có diện tích nhỏ.
Theo đó, triển khai nghị quyết số 26 của HĐND TP về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa X có nội dung: Nghiên cứu các quy định hiện hành để xem xét, đề xuất liên quan đến việc cấp phép xây dựng đối với các thửa đất có diện tích nhỏ hơn 25m2 và các thửa đất có diện tích từ 25 - 45m2 nhằm giải quyết nhu cầu của nhân dân và đảm bảo hài hòa trong quản lý đô thị, báo cáo thường trực HĐND TP trong tháng 10-2022.
Sở Xây dựng cho biết quyết định 2089 của UBND TP có quy định về chỉ tiêu đối với công trình có diện tích đất xây dựng nhỏ.
Cụ thể, các trường hợp dưới đây chỉ được phép cải tạo nguyên trạng, không được phép nâng tầng và khi giải tỏa đền bù thì được giải quyết đi hẳn: diện tích đất xây dựng (không tính diện tích trong khoảng lùi bắt buộc) nhỏ hơn 25m2; diện tích đất xây dựng (không tính diện tích trong khoảng lùi bắt buộc) từ 25 - 45m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng và một trong các cạnh lô đất có kích thước nhỏ hơn 3m.
Các trường hợp có diện tích đất xây dựng từ 25 - 45m2: Có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng và kích thước cạnh lô đất từ 3m trở lên, phù hợp với các quy định về kiến trúc cảnh quan tại khu vực thì được phép xây dựng tối đa 4 tầng; có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m thì xây dựng tối đa 2 tầng.
Theo quy định quản lý lộ giới các kiệt hẻm trên địa bàn quận, riêng đối với các trường hợp lô đất là bộ phận cấu thành của dãy nhà thuộc đường kiệt, diện tích đất từ 15 - 40m2 có chiều rộng mặt tiền trở lên chỉ được xây dựng tối đa 2 tầng.
Cũng theo Sở Xây dựng, qua rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành có liên quan, hiện các quy định của thành phố về xây dựng đối với các lô đất có diện tích nhỏ tại các đường kiệt, hẻm (theo quyết định 2089) không còn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Sở đề nghị UBND các quận nghiên cứu các giải pháp về quy hoạch và cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa đất nhỏ dưới 45m2 trên các tuyến đường và kiệt hẻm trong khu đô thị phù hợp với thực trạng tại địa phương theo hướng tạo thuận lợi cho người dân về nhu cầu chỗ ở và đảm bảo mỹ quan, hài hòa cảnh quan chung.
Đồng thời đề xuất nội dung điều chỉnh trong quy định quản lý kèm theo quyết định 2089 và quy định lộ giới kiệt hẻm trên địa bàn các quận gửi về sở để tổng hợp báo cáo UBND TP.
Kiến nghị cho phép chuyển giao quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng nói gì? Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%. Cử tri kiến nghị cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% Cụ...