Chó được rước kiệu như ông hoàng trong lễ hội Trung Quốc
Lễ hội rước chó cầu mưa là tập tục diễn ra vào tháng 7 âm lịch của người Mèo sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Theo QQ, hôm 14/8, lễ hội rước chó diễn ra tại huyện Kiếm Hà, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, có sự tham gia của đông đảo người dân tộc thiểu số.
Trong lễ hội, người dân đội mũ thêu hình con hổ, mặc quần áo cho con chó, đặt nó lên kiệu rước quanh thôn, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Lễ hội thường được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 7 âm lịch hàng năm. Năm nay, ngày này rơi vào 12/7 âm lịch, tức 14/8 dương lịch.
Lễ hội rước chó là một tập tục của người Mèo, nhằm cảm tạ loài chó vì đã giúp tổ tiên họ tìm thấy nguồn nước sinh tồn, thể hiện sự bình đẳng giữa con người với thiên nhiên.
Video đang HOT
Con chó sẽ được rước một vòng quanh thôn.
Một người đánh trống hội trong lúc rước chó.
Người Mèo ở Quý Châu chủ yếu làm nông, sống tập trung ở vùng núi, nơi có nguồn nước hạn chế. Tháng 5, tháng 6 âm lịch là khoảng thời gian khô hạn nhất trong năm ở đây.
Phụ nữ người Mèo mặc trang phục truyền thống múa theo nhịp trống.
Theo thần thoại Trung Quốc, Viêm Đế, hay còn gọi là Thần Nông, sống cách đây 5.000 năm, là người dạy dân thường cày cấy, giúp mùa màng tốt tươi.
Sau khi Viêm Đế qua đời, hạ giới mấy năm trời không mưa, cỏ cây khô héo, vạn vật đói khổ. Người Mèo bèn nhờ chú chó của Viêm Đế đánh hơi tìm vị thần này, cầu xin mưa xuống. Tuy nhiên, con chó đã già, không đi nổi. Người dân đành dùng ghế tre, cọc tre làm thành kiệu khiêng nó khắp nơi tìm Viêm Đế.
Con chó đang ngồi kiệu bỗng kêu lên, báo hiệu đã tìm thấy Viêm Đế. Lúc này, người dân bèn quỳ xuống van xin Viêm Đế. Một lúc sau, trời thật sự đổ mưa, vạn vật được cứu sống. Từ đó đến nay, rước chó cầu mưa trở thành một phong tục độc đáo của người Mèo, tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hải Yến
Ảnh: QQ
Theo VNE
Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc
Đeo túi thơm tránh tà, đua thuyền hay rước rồng là các hoạt động đón tết Đoan Ngọ của nhiều địa phương Trung Quốc.
Hàng loạt bến tàu, xe ở Trung Quốc chật kín người về quê hoặc đi du lịch. Trong ảnh là ga tàu cao tốc miền Đông ở Hàng Châu, thành phố du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Ảnh: China News
Năm nay, kỳ nghỉ tết Đoan Ngọ của người dân Trung Quốc kéo dài 4 ngày, từ mùng 9 đến 12/6 dương lịch. Đoan Ngọ là một trong 4 ngày lễ lớn ở Trung Quốc, cùng với Trung Thu, Thanh Minh và Nguyên Đán.
Tại huyện Thi Bỉnh, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc diễn ra lễ hội rước rồng đón tết Đoan Ngọ của dân tộc Mèo. Con rồng được làm từ gỗ sam, dài 76 mét, do 1.056 thanh niên trai tráng rước. Ảnh: Sina
Theo Bách khoa toàn thư Trung Quốc, tết Đoan Ngọ xuất phát từ tập tục thờ thủy thần người dân sinh sống tại hạ lưu sông Trường Giang thuở xưa. Trong dịp tết này, hoạt động chính của người dân là tiêu độc do cái nóng tạo ra và đua thuyền rồng trên sông để tế bái thủy thần, tiễn ôn thần.
Tới thời Chiến Quốc (475-221 TCN), nhà thơ Khuất Nguyên của nước Sở ôm đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn. Vua nước Sở đã chọn Đoan Ngọ là ngày tưởng nhớ vị trung thần này.
Hai thanh niên lực lưỡng vẽ hình rồng dẫn đầu đoàn rước. Ảnh: Sina
Ảnh chụp một bé gái tại huyện Nghi Nguyên, tỉnh Sơn Đông đang ngắm các túi thơm tại trường mẫu giáo. Theo tập tục của người Trung Quốc, đeo túi thơm vào tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma. Ảnh: Xinhua
Ngày 15/5 âm lịch hàng năm, người dân tộc Mèo tại huyện tự trị Ma Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc thường tổ chức lễ hội thuyền rồng Bàn Hồ. Bàn Hồ là tên vật thờ của dân tộc Mèo, Dao và Xa ở Trung Quốc. Trong lễ hội này, người ta thường tổ chức đua thuyền rồng và tế Bàn Hồ. Ảnh: Sina
Nhiều du khách tới thành phố Dương Xuân, tỉnh Quảng Đông tham gia chợ phiên "Cao Lưu Hà Khư". Tại đây, họ mua sọt và mẹt đan bằng tre nứa, ngâm chúng xuống nước để cầu may. Phiên chợ này có từ thời Minh và được mở vào trước tết Đoan Ngọ hàng năm.
Hoạt động bắt vịt diễn ra tại lễ hội bơi thuyền rồng ở huyện Tân Tân, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Sina
Hải Yến
Theo VNE
Trung Quốc: Các sinh viên phải vượt qua 'kỳ thi' uống rượu mới được tốt nghiệp Uống rượu là một trong số các bài thi của các sinh viên trước khi tốt nghiệp tại trường trung cấp kỹ thuật nghề Anshun ở Quý Châu, Trung Quốc. Nhiều người vẫn nghĩ rằng uống rượu chỉ là một hình thức giao lưu xã hội bên ngoài, nhưng đối với trường trung cấp kỹ thuật nghề Anshun ở Quý Châu (Trung Quốc)...