Chờ đợi tranh luận Mỹ Trung bên lề Đối thoại Shangri-La
Đại biểu dự Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore khai mạc tối nay 30.5 đang háo hức chờ đợi cuộc tranh luận dự kiến sẽ “nảy lửa” với giữa hai đại biểu đến từ Mỹ và Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin tại buổi họp báo chiều ngày 28.5 tại Hà Nội – Ảnh: Trường Sơn
Cuộc tranh luận sẽ diễn ra lúc 17g30 phút (16g30 phút giờ Việt Nam) trước khi SLD chính thức khai mạc lúc 8 giờ tối bằng bài phát biểu mang tính dẫn dắt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Với chủ đề Kiểm soát An ninh và Ngoại giao ở châu Á – Thái Bình Dương, cuộc tranh luận sẽ được kênh truyền hình Trung Quốc Phoenix TV phát sóng trực tiếp.
Tham gia tranh luận sẽ có giáo sư Tommy Koh, Đại sứ lưu động của Singapore – người từng chủ trì soạn thảo Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); ông Tarun Vijay, Nghị sĩ Quốc hội Ấn Độ, thành viên đảng Bharatiya Janata; Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Benjamin Cardin, Chủ tịch Ủy ban quan hệ đối ngoại về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ; và bà Phó Doanh, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc.
Bà Phó Doanh, từng là thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và nổi tiếng “khó chịu”, được tin là sẽ đưa ra những lời lẽ cứng rắn.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh – Ảnh: Reuters
Các nhà quan sát tin rằng sự xuất hiện đặc biệt năm nay của bà Phó – trong tư cách là thành viên duy nhất từ Quốc hội, bên cạnh 17 thành viên từ Bộ Quốc phòng và 17 thành viên không thuộc chính phủ Trung Quốc – là nhằm “đối đáp” với những tiếng nói phản đối sự hung hăng của Bắc Kinh đối với các quốc gia ven biển láng giềng.
Đối lại, Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin – người vừa thăm Việt Nam hôm 28.5 và đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về các hành động đơn phương, phi pháp, “làm gia tăng căng thẳng” của Trung Quốc trên biển Đông – được biết cũng sẽ đưa vấn đề biển Đông ra trước cuộc tranh luận.
Đoàn đại biểu Mỹ tham gia SLD lần này với số lượng “khủng” gồm 16 thành viên thuộc Bộ Quốc phòng, 2 thành viên Quốc hội và 34 thành viên phi chính phủ, do Bộ trưởng Chuck Hagel dẫn đầu.
Bên tiền sảnh khách sạn Shangri-La, địa điểm cố định của diễn đàn an ninh châu Á thường niên danh tiếng này, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện quốc phòng Úc nói với Thanh Niên Online: “Cuộc tranh luận này sẽ gay cấn đây”. “Tôi phải về khách sạn thay trang phục rồi quay lại khách sạn Shangri-La sớm để theo dõi cuộc tranh luận này”, ông chia sẻ.
Các đại biểu dự diễn đàn sẽ tham dự với cuộc tranh luận với tư cách cử tọa và có thể đặt câu hỏi với những thành viên tranh luận.
Cũng bên lề diễn đàn, trao đổi với Thanh Niên Online, tiến sĩ Tim Huxley, giám đốc điều hành khu vực châu Á của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) trụ sở tại Anh – đơn vị tổ chức diễn đàn – nói rằng ông rất vui mừng vì “Việt Nam xem đây là một kênh đối thoại quốc phòng và ngoại giao quan trọng nên gửi một phái đoàn rất mạnh sang tham dự”. “Tôi tin diễn đàn này góp phần đưa tiếng nói của Việt Nam ra thế giới”, ông nói thêm.
Ông cũng vô cùng phấn khởi khi được biết công chúng Việt Nam rất háo hức và theo dõi sát sao diễn đàn này.
Bộ trường Phùng Quang Thanh sẽ gặp người đồng cấp Mỹ, Pháp
Về phía đoàn Việt Nam, theo danh sách chính thức mà IISS cung cấp trưa nay, thành viên chính phủ bao gồm 9 người, trong đó 8 người của Bộ Quốc phòng và Đại sứ Việt Nam tại Singapore Trần Hải Hậu.
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn và vừa đến Singapore cách đây một giờ.
Theo dự kiến, trong chiều nay 30.5, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ gặp hai người đồng cấp của Anh Philip Hammond, và của New Zealand Jonathan Coleman. Dự kiến ông Thanh cũng sẽ gặp đại diện tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới Lockheed Martin.
Ngày mai 31.5, bên cạnh phát biểu trong phiên họp toàn thể với chủ đề Kiểm soát các căng thẳng chiến lược, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel và Pháp Jean-Yves Le Drian.
Theo Thanh Niên
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố ủng hộ Việt Nam, Philippines
Theo Reuters và Kyodo, ngày 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết ủng hộ Việt Nam và Philippines trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu. (Ảnh: Lê Hải/TTXVN)
Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thủ tướng Abe nêu rõ: "Nhật Bản sẽ ủng hộ hết mình những nỗ lực của các nước ASEAN khi họ hành động để đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không...
Nhật Bản có ý định đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn nữa so với những gì đã thực hiện tính đến thời điểm hiện tại trong việc khiến hòa bình ở châu Á và trên thế giới trở thành một điều gì đó chắc chắn hơn."
Ông Abe còn nhấn mạnh rằng tất cả các nước cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Abe cũng bày tỏ hy vọng một bộ quy tắc ứng xử sẽ sớm được thực thi ở Biển Đông và cho biết Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Theo Dantri
Bộ trưởng Chuck Hagel: Cam kết của Mỹ với châu Á mạnh chưa từng có Mỹ sẽ không thay đổi các kế hoạch nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á do các mối đe dọa đang nổi lên ở những nơi khác, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho biết trước khi gặp gỡ các đồng minh tại một khu vực đang ngày càng lo ngại trước Trung Quốc. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck...