Chờ đợi tái cơ cấu danh mục cổ phiếu
Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch giằng co với khối lượng giao dịch cổ phiếu suy giảm.
Kết thúc tuần giao dịch chứng khoán 13-17/7, VNIndex có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm trước khi đóng cửa tuần ở mức 872,02 điểm. Như vậy chỉ số tăng 0,81 điểm tương đương 0,09% so với cuối tuần trước.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 1,15 điểm tương đương 0,99% lên 116,81 điểm.
Khối lượng giao dịch trung bình phiên tuần qua trên cả HSX và HNX đều giảm, mức giảm lần lượt là 8,91% và 3,94% về 252 và 36 triệu cổ phiếu mỗi phiên.
Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số là VHM, VNM và HPG khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 1,05; 0,75 và 0,63 điểm tăng.
Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là SAB, NVL và HNG khi lấy đi của chỉ số lần lượt 2,56; 0,47 và 0,35 điểm.
Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có tuần bán ròng trên sàn HSX với giá trị hơn 274 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, thị trường dự báo sẽ có diễn biến giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong biên độ hẹp vào đầu tuần. VN-Index sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ vùng 863-868 điểm.
Video đang HOT
Về tổng thế, BVSC vẫn kỳ vọng vào đà tăng ngắn hạn của thị trường với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 8885 điểm trong ngắn hạn.
Thứ hai tuần tới, Sở GDCK Hồ Chí Minh sẽ công bố kết quả thay đổi các cổ phiếu thành phần của các rổ chỉ số VN30, VNFinlead, VNDiamond…. Sau đó, các quỹ đầu tư theo các rổ chỉ số này sẽ phải tiến hành hoạt động tái cơ cấu danh mục. Sự kiện này có thể giúp diễn biến của các cổ phiếu trong các rổ chỉ số có diễn biến sôi động hơn trong những tuần cuối tháng 7.
Ngoài ra, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin kết qủa kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niếm yết trong ngắn hạn. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý 2.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 50-65% cổ phiếu. Đối với các vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư tiếp tục canh các nhịp điều chỉnh của thị trường để mở các vị thế mua trading.
Chờ "sóng" từ nâng cấp rổ chỉ số VN30
Kỳ xem xét lại danh mục cổ phiếu trong VN30 lại sắp diễn ra với việc tác động trực tiếp đến hoạt động giao dịch của các quỹ ETF, dự kiến sẽ tạo ra những "đợt sóng" mới với nhiều cổ phiếu thành phần trong thời gian tới.
Ngày 20/7, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) sẽ tiến hành xem xét định kỳ bộ chỉ số VN30. Danh mục mới sẽ có hiệu lực từ ngày 3/8. Theo sau sự thay đổi này, quỹ VFMVN30 ETF, quỹ đầu tư mô phỏng theo VN30-Index cũng sẽ thực hiện các giao dịch nhằm đảm bảo tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục tương ứng với các thay đổi.
Do đó, theo đánh giá của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) các cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 có thể thu hút được sự quan tâm của dòng tiền trong ngắn hạn.
Dự báo trước "giờ G"
Theo ước tính của một số công ty chứng khoán, giá cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Coteccons đã giảm 32% kể từ tháng 6/2019 chủ yếu là do vấn đề xung đột lợi ích trong HĐQT và mảng xây dựng không thuận lợi. Vì thế, vốn hóa thị trường trung bình một năm của cổ phiếu này đã giảm xuống còn khoảng 5.700 tỷ đồng không còn đạt đủ tiêu chuẩn về vốn hóa của rổ chỉ số.
Trong khi đó, BVH của Tập đoàn Bảo Việt là cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng (freefloat) thấp, với tỷ lệ freefloat thực tế khoảng 9% nhưng vẫn được đưa vào rổ VN30 trong các kỳ trước đây nhờ vào giá trị vốn hóa điều chỉnh freefloat đủ lớn để vượt qua điều kiện freefloat ưu tiên trong quy tắc chỉ số HoSE-Index.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 có thể thu hút được sự quan tâm của dòng tiền trong ngắn hạn
Tuy nhiên, theo dữ liệu của VNDirect, BVH có thể bị loại trong kỳ này vì giá trị vốn hóa điều chỉnh freefloat không đủ lớn để vượt qua các điều kiện freefloat ưu tiên.
Ở chiều ngược lại, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền là "ứng viên" sáng giá để thay thế cho một trong 2 mã cổ phiếu bị loại nói trên. Bởi lẽ KDH đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để thêm vào rổ mới và có giá trị vốn hoá lớn nhất trong số những mã đủ điều kiện xét duyệt.
"Cơ hội cho vị trí còn lại đang chia đều giữa TCH của CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy và GEX của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex)", nhóm phân tích KBSV nhận định.
Sau khi thay thế và bổ sung các đại diện trên, danh mục VN30 sẽ có hiệu lực chính thức vào ngày 3/8, có nghĩa là ETF VFMVN30, tham chiếu dựa trên VN30, sẽ tái cơ cấu danh mục ETF của mình vào ngày giao dịch trước đó (31/7).
Trước đó, Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra 2 kịch bản cho VN30 và tính toán các tỷ trọng trong chỉ số mới và ước tính thay đổi của VFMVN30 ETF.
Trong kịch bản thứ nhất, cổ phiếu CTD sẽ bị loại khỏi bộ chỉ số và thay thế bằng KDH. Theo đó, VFMVN30 ETF sẽ bán khoảng 296.000 cổ phiếu CTD, trong khi mua KDH với tỷ trọng 1,43% trong danh mục, tương đương hơn 3,1 triệu cổ phiếu.
Ở kịch bản thứ hai, CTD và BVH đều bị loại khỏi rổ VN30, thay thế bằng KDH và GEX của Gelex. VFMVN30 ETF sẽ bán ra 296.000 cổ phiếu CTD và 576.000 cổ phiếu BVH. Ngược lại, quỹ này mua gần 3,1 triệu cổ phiếu KDH và gần 3,2 triệu cổ phiếu GEX.
Nâng cấp để xứng tầm
Thực tế, giá trị vốn hóa cấu thành chỉ số VN30 được tính dựa trên khối lượng cổ phiếu tự do lưu hành trên thị trường chứng khoán, nhờ đó khắc phục được những nhược điểm cơ bản của chỉ số Vn-Index khi loại trừ các cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng lẫn những đối tượng ít có khả năng giao dịch như cổ đông nội bộ, cổ đông chiến lược, đại diện vốn nhà nước.
Theo HoSE, rổ VN30 tập hợp những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất, nên giá của các cổ phiếu trong rổ này phản ánh tốt nhất mối quan hệ cung cầu, từ đó hạn chế tình trạng "làm giá" như thường xảy ra với những cổ phiếu thanh khoản kém. Để hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của các cổ phiếu, VN30 giới hạn tỷ trọng vốn hóa tối đa cổ phiếu không vượt quá 10%.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư theo trường phái theo dõi chuyển động của VN30 để cập nhật danh mục đầu tư cho rằng dù chỉ số này được xây dựng theo quy tắc nào thì thực tế trong rổ đang có một số mã kém chất lượng. Đó là cổ phiếu có thị giá thấp, "sức khỏe tài chính" của doanh nghiệp kém, thiếu niềm tin nơi công chúng đầu tư.
Để dẫn chứng cho điều này, tại một diễn đàn chứng khoán có hơn 189.000 nhà đầu tư tham gia, tài khoản có tên Thùy Trang đã có bài chia sẻ về cổ phiếu ROS của CTCP Đầu tư Xây dựng FLC Faros với tiêu đề "ROS - Hiên ngang như một vị tướng".
Theo lý giải của chủ tài khoản này, dù danh mục VN30 liên tục "kẻ vào người ra" nhưng ROS vẫn giữ vững được "chỗ đứng" không hề thay đổi suốt 3 năm qua. Trong khi đó, ROS là một cổ phiếu khá nổi tiếng theo chiều hướng tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện, ROS đang giao dịch tại mức giá 3.000 đồng/cp trong khi trước đây từng làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán với tốc độ tăng trưởng phi mã leo lên mức đỉnh hơn 270.000 đồng/cp.
Việc những mã cổ phiếu có thị giá rẻ hơn mớ rau ở trong nhóm những cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn đến diễn biến của thị trường dễ mang đến cái nhìn phản cảm cho giới đầu tư, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh do các hợp đồng tương lai đang được xây dựng trên chỉ số VN30.
Theo đó, cần một bộ tiêu chí đánh giá xứng tầm cho rổ chỉ số này để xứng đáng là những "cánh chim đầu đàn", đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút sự quan tâm từ dòng vốn ngoại.
Chờ đợi rổ VN30 nâng cấp Kỳ xem xét lại danh mục cổ phiếu trong VN30 lần này diễn ra đúng ngày 20/7/2020, ngày TTCK Việt Nam tròn 20 năm khai trương hoạt động. Ảnh Shutterstock. Một số công ty chứng khoán dự báo, kỳ cơ cấu này, rổ VN30 mới sẽ không còn CTD và BVH, thay vào đó là 2 mã mới KDH và TCH. Trong khi...