“Chỗ đồ này bán đồng nát cũng được 2 bữa sáng của anh đấy!”
Có hôm thấy mấy đồ cũ hỏng để mãi trong nhà Hưng liền đem ra vứt vào xe rác khi chị thu rác vừa đi đến. Vậy mà Vân từ trong nhà chạy lao ra giữ lại: “Anh có biết chỗ đồ này bán đồng nát cũng được 2 bữa sáng của anh không?”.
Vân là cô gái xinh đẹp có tiếng nết na, ngoan hiền (theo lời nhận xét của bà con khu ngõ nhà cô). Hồi yêu nhau Hưng cũng đã từng phải đổ máu vì chạm trán với mấy chàng đang trồng cây si tán tỉnh Vân.
Còn bây giờ, khi Hưng đã được mãn nguyện vì cưới được người đẹp về làm vợ thì anh mới bàng hoàng, ngã ngửa về Vân của mình. Cuộc sống của hai vợ chồng họ không đến nỗi vất vả, thậm chí thừa của ăn của để nhưng Vân tôi lúc nào cũng chi li tính toán, ích kỷ trong mọi chuyện.
Vân tính toán đến nỗi mỗi sáng, cô ấy không vào bếp nấu nướng cho chồng con vì theo tính toán của Vân chi phí cho bữa sáng tự nấu đắt hơn rất nhiều là ăn bên ngoài. Mỗi sáng, Vân đều đặn đưa chồng 25 ngàn để ăn sáng và uống nước còn Vân đưa con đi học và mua đồ ăn sáng cho con và mình. Vậy nhưng những hôm mà Hưng đưa con đi học thì Vân vờ quên và không hề đưa tiền ăn sáng cho con để chồng phải lo.
Thỉnh thoảng, Vân lại gọi đến công ty chồng hỏi chị kế toán xem tháng này chồng có được tăng lương hay thưởng gì không để kiểm tra. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Vân tìm mọi cách quản lý tiền của chồng để Hưng không có tiền tiêu xài phung phí bên ngoài. Thỉnh thoảng, Vân lại gọi đến công ty chồng hỏi chị kế toán xem tháng này chồng có được tăng lương hay thưởng gì không để kiểm tra. Tất nhiên cái việc ấy sẽ truyền khắp công ty ngay sau đó khiến Hưng xấu hổ vô cùng.
Mang tiếng là có gia đình khá giả nhưng Vân chẳng bao giờ chịu chi một đồng gọi là báo hiếu cho bố mẹ chồng. Nhà nội cô đều tìm cách trốn về, nếu có về thì cũng hôm trước hôm sau là đi ngay vì sợ ở lâu tốn kém. Trong khi nhà ngoại thì mỗi lần về quà cáp Vân chuẩn bị để đầy cả xe.
Hồi đứa cháu con anh trai của Hưng đỗ đại học, cả nhà vui mừng. Hưng bảo anh để cháu ở nhà mình, vừa đỡ tốn kém tiền trọ mà cả nhà lại yên tâm. Chẳng ngờ sau khi Hưng vừa dứt cuộc nói chuyện với anh, Vân đã chì chiết rằng tại sao anh quyết định cho cháu đến ở mà không nói trước với cô. Nhà cô đâu phải cái chợ ai thích đến thì đến, cô đâu có rảnh mà hầu hạ cho họ hàng nhà anh được…
Mặc cho vợ tính toán thiệt hơn, Hưng nhất quyết đón cháu vào nhà ở. Nhưng cũng chỉ được nửa năm, cô cháu của Hưng về nói với bố mẹ và tìm đủ mọi cách xin chú ra ngoài vì không chịu nổi… thím.
Có hôm thấy mấy đồ cũ hỏng để mãi trong nhà Hưng liền đem ra vứt vào xe rác khi chị thu rác vừa đi đến. Vậy mà Vân từ trong nhà chạy lao ra giữ lại: “Anh có biết chỗ đồ này bán đồng nát cũng được 2 bữa sáng của anh không?”. Chị thu rác nhanh nhảu bảo Vân: “Chị giữ lại mà bán đồng nát chứ từng này thứ chất lên xe em cũng không đẩy đi được đâu. Mà ở đây còn bao nhiêu rác nữa”. Hưng ngại ngùng đi vào nhà mặc vợ bê đống sắt vụn ấy.
Đã bao lần Hưng giải thích với vợ bớt tính toán đi để cho cuộc sống thoải mái hơn nhưng đâu có nghe, trong khi gia đình thì đâu phải thiếu thốn lắm. Vậy mà Vân cứ bám lấy cái lối ích kỷ và chi ly ấy thì anh biết phải làm sao bây giờ?
Theo Một Thế Giới
Đừng nói từ "dạy vợ" mà buồn cười
Vợ chồng bình đẳng, chẳng có đủ tư cách để dạy dỗ ai hết, các anh đừng nói từ dạy vợ mà buồn cười...
Tôi thấy các anh nói đến 2 từ dạy vợ nghe chối tai quá. Tôi khẳng định rằng, chồng chẳng có tư cách gì mà dạy được vợ cả, nên các anh không nên dùng từ dạy vợ ở đây. Vì dạy dỗ chỉ dùng trong trường hợp cha mẹ dạy dỗ con cái, người lớn dạy dỗ người bé, còn vợ và chồng ở đây bình đẳng, nên chẳng ai có đủ tư cách để dạy được ai hết.
Các anh cứ chê người đàn bà không biết điều, lấy chồng về chỉ biết đến chồng, ngoài ra không quan tâm đến bố mẹ, anh em nhà chồng. Vậy thử hỏi, đàn ông các anh, mấy ai lấy vợ về mà đã quan tâm được đến bố mẹ, anh em nhà vợ, hay chỉ biết đến mỗi vợ.
Có nhiều người đàn ông, cả năm chẳng biếu bố mẹ vợ lấy một đồng, có khi còn lấy của nhà vợ mang về nhà mình, nhưng lại luôn đòi hỏi vợ phải có trách nhiệm, quan tâm đến bố mẹ, anh em nhà mình. Thật hết sức vô lý.
Bây giờ là thế kỷ 21 rồi các anh nhé, không phải như thế kỷ 17-18 đâu mà coi thường phụ nữ, bắt người phụ nữ làm trâu làm ngựa cho nhà các anh cũng được. Phụ nữ bây giờ cũng đi làm, cũng kiếm tiền chẳng thua kém gì đàn ông, thì việc nhà cả vợ chồng đều phải cùng nhau chia sẻ, chứ không thể nói đó là việc của đàn bà được.
Phụng dưỡng bố mẹ cũng vậy, bên nội và bên ngoại phải như nhau, chứ không thể nói bên nội nhiều hơn bên ngoại như đa số các anh trên diễn đàn này được. Làm như thế chẳng hóa ra bố mẹ anh mới là bố mẹ, còn bố mẹ vợ là người dưng à.
Các anh cứ bình đẳng trong cách suy nghĩ và hành động, coi bố mẹ đẻ như bố mẹ vợ, anh em nhà mình như anh em nhà vợ thì không cần phải dạy, không cần phải thượng cẳng chân, hạ cẳng tay vợ các anh cũng răm rắp nghe theo và báo đáp bố mẹ chồng tử tế.
Ngược lại, các anh còn phân biệt đối xử bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, anh em nhà mình và anh em nhà vợ thì có nói thế chứ nói nữa, dạy thế chứ dạy nữa vợ các anh cũng chẳng phục mà nghe lời các anh đâu.
Tôi muốn nói là, vợ chồng với nhau đừng nói từ dạy dỗ ở đây, mà hãy sống làm sao để cho vợ phải phục, và yêu thương bố mẹ anh một cách tự nguyện, chứ không phải bằng sự ép buộc.
Theo Đất Việt
Những ông chồng cắn răng chịu 'đòn' của vợ Từ ngày bị bệnh gút và viêm dạ dày, khả năng phòng the giảm sút, ông Nam, 58 tuổi, thường xuyên bị vợ chì chiết, mắng chửi. Ảnh minh họa Ông Nam chỉ đến gặp chuyên gia tâm lý khi uất ức lâu ngày đến mức gần như trầm cảm. Một trường hợp khác, tôi nhớ mãi vị khách hàng nam giới 3...