Chớ để đau răng trong thai kỳ
Khi mang thai, nồng độ hormon của thai phụ tăng lên, có thể dẫn đến đau răng và các triệu chứng liên quan đến răng miệng.
Nguyên nhân gây đau răng trong thai kỳ
Sự tích tụ mảng bám: cơ thể của thai phụ phản ứng tự nhiên để chống lại sự thay đổi của mảng bám trong thai kỳ, chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể tiếp tục tích tụ, cuối cùng cứng lại thành cao răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
Ốm nghén: trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nôn ói thường xảy ra đối với hầu hết phụ nữ. Do đó, thai phụ phải đánh răng ngay sau khi nôn ói bằng kem đánh răng trung hòa axit để loại bỏ axit dạ dày hiệu quả và an toàn. Axit từ dạ dày có thể gây ăn mòn răng. Nếu không loại bỏ axit, men răng bắt đầu yếu đi, dẫn đến nguy cơ sâu răng.
Bệnh viêm nướu răng: do thay đổi nội tiết tố, hầu hết phụ nữ dễ bị viêm nướu khi mang thai, khiến nướu bị đau và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai đau răng nên điều trị thế nào?
Mặc dù có sẵn các lựa chọn điều trị tại nhà, nhưng giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để đối phó với cơn đau răng khi mang thai là đến gặp bác sĩ nha khoa hoặc vệ sinh răng miệng. Hầu hết các thủ thuật nha khoa phổ biến như làm sạch răng miệng là hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đơn giản chỉ cần cho nha sĩ biết rằng mình đang có thai để cân nhắc dự phòng thêm trong quá trình điều trị.
Bà bầu cần chú ý chăm sóc răng miệng trong suốt thai kỳ.
Có một số biện pháp khắc phục tại nhà bà bầu có thể làm để giảm đau răng khi mang thai. Phương thuốc phổ biến là sử dụng baking soda, vì có thành phần giúp trung hòa axit để ngăn ngừa sâu răng và vi khuẩn. Tuy nhiên, tránh đánh răng quá mạnh bằng baking soda vì có thể làm mất men răng. Các phương pháp tại nhà khác bao gồm:
Nha đam: được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, nha đam có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm sưng nướu thai phụ có thể gặp phải trong thai kỳ.
Video đang HOT
Sữa: Canxi và vitamin K đều có trong sữa, rất cần thiết cho sức khỏe nướu. Uống sữa ấm một vài lần một ngày để giúp giảm ra máu nướu và viêm, nhưng nên đánh răng 2 lần một ngày vì sữa có xu hướng làm tăng sự hình thành mảng bám.
Nước ép lựu: Đây là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả – nước ép lựu có thể giúp chống lại sự tích tụ mảng bám và nhiễm khuẩn. Nên uống nước ép lựu không đường.
Tỏi: áp dụng tỏi trực tiếp vào khu vực gây đau răng có thể làm giảm đáng kể sự khó chịu. Vì chứa allicin, tỏi được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn xung quanh các khu vực bị nhiễm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Phòng ngừa đau răng trong thai kỳ
Thực hiện một vài thay đổi nhỏ cho thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và đặc biệt chú ý đến sức khỏe răng miệng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và đau răng:
Đánh răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có công thức đặc biệt để giảm đau do nhạy cảm với răng và nướu mà vẫn bảo vệ men răng. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để làm sạch nhẹ nhàng các mảng bám tích tụ hoặc sử dụng bàn chải đánh răng điện với chế độ nhạy cảm để làm sạch hiệu quả hơn.
Làm sạch răng miệng với nước súc miệng để giảm các dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng, làm giảm ra máu nướu.
Nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn có hại và mảng bám tích tụ.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh bao gồm rau, trái cây, sữa và ngũ cốc. Tránh các thực phẩm gây gia tăng vi khuẩn mảng bám như kẹo, bánh và trái cây khô.
Đến nha khoa, kiểm tra và làm sạch răng miệng là việc rất cần thiết để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh và không đau khi mang thai. Hầu hết các thủ thuật nha khoa phổ biến chẳng hạn như làm sạch răng miệng là hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
8 dấu hiệu, mùi ở miệng xuất hiện có nghĩa bạn cần đi khám, kẻo có ngày hối không kịp
Hãy chú ý giữ gìn sức khỏe răng miệng, đặc biệt cần lưu ý tới những vấn đề dưới đây.
Sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng cũng là giai đoạn ban đầu dẫn đến các bệnh răng miệng nguy hiểm như viêm nướu và viêm nha chu.
Ra máu nướu
Ra máu nướu cũng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh như bệnh bạch cầu, AIDS, tiểu đường, xơ gan và ngộ độc kim loại nặng như chì và thủy ngân. Do đó, đừng coi nhẹ tình trạng này và tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Đau răng
Ngoài sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy và các bệnh răng miệng khác, đau răng cũng có thể liên quan đến các bệnh về thần kinh và các bệnh mãn tính.
Đau răng và tê liệt đột ngột một bên mặt có thể là dấu hiệu của viêm dây thần kinh mặt ngoại biên. Căn bệnh này chủ yếu xảy ra vào mùa đông.
Đau lưỡi
Đau lưỡi có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi. Cơn đau này lan lên đỉnh đầu và sâu vào tai. Lưỡi sẽ không thể di chuyển linh hoạt, khó nói chuyện, ăn uống bình thường,...
Đau lưỡi đi kèm nổi mụn nước trên lưỡi có thể là dấu hiệu u nang dưới lưỡi. Bệnh này thường xảy ra ở thanh thiếu niên, khiến người bệnh khó ăn uống và nói chuyện.
Lưỡi đổi màu
Màu lưỡi bình thường nên có màu đỏ nhạt, lớp lưỡi mỏng và đều. Nếu lưỡi nhợt nhạt sau khi bị cảm lạnh hoặc sốt, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu. Những người bị thiếu máu cũng sẽ có nước da, mắt, mặt và môi trắng, và họ rất dễ mệt mỏi, và tóc không sáng bóng.
Loét miệng
Loét miệng nhẹ thường tự khỏi trong vòng một tuần và nặng hơn thì mất một hoặc hai tháng. Nếu vừa bị loét miệng vừa đau đầu, tăng nhiệt độ cơ thể và nổi hạch bạch huyết thì cần đi khám. Có nhiều nguyên nhân gây loét miệng như bệnh tiêu hóa, thay đổi nội tiết, thiếu một số nguyên tố vi lượng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,...
Hôi miệng
Hôi miệng có thể do các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,... Hôi miệng kèm theo tức ngực và buồn nôn có thể là dấu hiệu của chứng khó tiêu.
Đắng miệng
Miệng đắng là cảm giác trong miệng có vị đắng, bất kể ăn hay uống gì cũng thấy đắng. Đắng miệng cảnh báo cơ thể mắc các bệnh như trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày.
Nghĩ chỉ bị đau răng, đi khám mới biết mình mắc ung thư hiếm gặp Bị đau răng ở bên phải miệng, cô gái trẻ chủ quan cho rằng chỉ là việc bình thường. Kết quả cô được chẩn đoán mắc ung thư tuyến nước bọt. Theo Daily Mail , câu chuyện xảy ra với Nicole Kowalski, 28 tuổi đến từ Los Angeles, Mỹ. Từ tháng 6/2017, Nicole bắt đầu bị đau răng ở bên phải miệng. Ban...