Chờ dài… xếp hạng tín nhiệm trái phiếu
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh, hiện đứng thứ 4 ASEAN nếu xét về quy mô trên tổng GDP khi đạt 13% GDP, nhưng việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành lại chưa phát triển tương xứng…
Số lượng nhà đầu tư cá nhân gia tăng nhanh chóng càng khiến nhu cầu xếp hạng trái phiếu trở nên cần thiết. Ảnh: Dũng Minh
Vì sao phải xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp?
Hiện tại, Việt Nam mới có 2 công ty xếp hạng tín nhiệm được cấp phép cung cấp dịch vụ xếp hạng tín hiệm là FinnGroup và Sài Gòn Thịnh Phát. Theo quy hoạch trong 10 năm tới, cả thị trường cũng chỉ có tối đa 5 công ty xếp hạng tín nhiệm.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính ( Bộ Tài chính) cho biết, hoạt động xếp hạng tín nhiệm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động cả về cung và cầu đầu tư trên thị trường, giúp nhà đầu tư nhận thức được tốt hơn khả năng tài chính, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm, cũng như những rủi ro có liên quan để có định hướng đầu tư.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quá trình thiết lập thị trường xếp hạng tín nhiệm ở các nước đều trải qua các giai đoạn: Ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; thành lập một số doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trong nước; quy định bắt buộc các tổ chức khi huy động vốn trên thị trường phải được định mức tín nhiệm”, ông thông tin.
Đánh giá hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, vị này thẳng thắn rằng, vẫn còn rất hạn chế do chưa có quy định về bắt buộc sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi phát hành trái phiếu ra thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng chưa có thói quen lựa chọn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm.
Theo ông Dương, việc phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cũng là cơ sở để các bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi các quy định về an toàn vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm theo hướng phân biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng và trái phiếu doanh nghiệp không được xếp hạng, qua đó khuyến khích các tổ chức tài chính ưu tiên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm tốt.
Video đang HOT
Để thúc đẩy vai trò và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quy định việc xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đang được trình Chính phủ ban hành theo hướng quy định các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm đi kèm lộ trình thực hiện.
“Quy định mới sẽ tạo nhu cầu sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, từng bước hình thành văn hóa xếp hạng tín nhiệm đối với cả trái phiếu phát hành riêng lẻ và trái phiếu phát hành ra công chúng không thuộc trường hợp bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm”, ông Dương nói.
Gia tăng niềm tin nhà đầu tư
Nhận định được đưa ra từ ông Matthew Batrouney, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương của S&P Global Rating, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển nhanh với quy mô khoảng 13% GDP, nhưng vẫn còn thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nhất là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn, trong khi việc xếp là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nắm bắt được thông tin của doanh nghiệp đó trước khi rót vốn đầu tư.
“Vốn, nguồn trả nợ cũng như tình hình hoạt động của công ty phát hành là thông tin trọng yếu đối với nhà đầu tư nên cần được đánh giá bởi các công ty xếp hạng uy tín. Vì thế, vai trò của đơn vị xếp hạng tín nhiệm là rất quan trọng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp”, ông Matthew nhấn mạnh.
FiinRating đưa ra đánh giá, hoạt động phát hành trái phiếu ở Việt Nam diễn ra sôi động thời gian qua, nhưng chủ yếu là phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư tổ chức. Do đó, khi có sự tham gia ngày một nhiều của các nhà đầu tư cá nhân như hiện nay thì trái phiếu doanh nghiệp càng cần phải được xếp hạng để hạn chế rủi ro, bởi khả năng tiếp cận thông tin về trái phiếu của nhà đầu tư cá nhân là rất hạn chế so với nhà đầu tư tổ chức. Cũng theo tổ chức xếp hạng này, cần thiết phải có xếp hạng tín nhiệm nội địa để giúp loại bỏ việc áp trần xếp hạng quốc gia cho doanh nghiệp phát hành và công cụ nợ tại Việt Nam.
Đồng quan điểm, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng, khi xu hướng huy động vốn qua hình thức chào bán trái phiếu ra công chúng tăng thì lượng doanh nghiệp có nhu cầu xếp hạng tín nhiệm cũng tăng theo. Đồng thời, các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn khi đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng uy tín. Các trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm sẽ tạo ra một thị trường minh bạch, đa dạng lựa chọn và thu hút được các nhà đầu tư.
Ông Ngô Thế Triệu, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Eatspring Investments Việt Nam cho biết, hiện Quỹ đầu tư khoảng 400 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư trong thời gian tới. Theo ông, hầu hết nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp đều thiết lập và thực hiện phân tích, đánh giá trái phiếu để phục vụ cho hoạt động đầu tư. Nếu doanh nghiệp phát hành được xếp hạng tín nhiệm thì sẽ giúp nhà đầu tư có thêm cơ sở lựa chọn.
Có thể thấy, phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là một trong những bước đi quan trọng để thúc đẩy phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước sang giai đoạn phát triển ở cấp độ cao hơn, cần thiết phải thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường.
Thực tế, hoạt động xếp hạng tín nhiệm luôn được đẩy mạnh tại các thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển. Trong khu vực ASEAN, các nước Thái Lan, Indonesia, Philippine, Malaysia đều có những doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trong nước uy tín. Còn tại Việt Nam, với khung khổ pháp lý dần được hoàn thiện, Bộ Tài chính cho biết, sẽ lựa chọn để cấp phép cho các doanh nghiệp tốt nhất hoạt động tại Việt Nam.
“Để hình thành văn hóa xếp hạng tín nhiệm, góp phần phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các tổ chức xếp hạng quốc tế đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, đào tạo xếp hạng tín nhiệm; tăng cường làm việc với các cơ quan chuyên ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm để nghiên cứu, sửa đổi quy định có liên quan đến định mức tín nhiệm và chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức đặc thù”, ông Dương nói.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/9/2020. Theo nghị định này, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những yếu tố nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý trong giai đoạn cuối năm 2020
BSC đánh giá Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch tương đối tốt, môi trường đầu tư và định giá thị trường hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố tiên quyết có thể giúp thu hút dòng tiền khối ngoại quay trở lại trong năm 2021.
CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo các chủ đề đầu tư quý 4/2020 và năm 2021 mà nhà đầu tư cần chú ý. Trong báo cáo này, BSC chủ yếu tập trung vào các gói kích thích kinh tế đã được chính phủ đẩy nhanh tốc độ triển khai như (1) Hạ lãi suất điều hành, (2) Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công góp phần thúc đẩy sự hồi phục của kinh tế Việt Nam trong Q3/2020 và năm 2021.
Tiến độ giải ngân đầu tư công trong Q3/2020 đã có những tín hiệu khởi sắc nhất định
Lũy kế đến tháng 10/2020, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt 68,3% kế hoạch 2020, mức này cao hơn nhiều so với tỷ lệ 6T2020 chỉ đạt 33,1%, đạt tương đương 321.529 tỷ đồng ( 34,4% YoY).
Ngoài các triển khai cao tốc đã được khởi công xây dựng, chính phủ vừa phê duyệt triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, đây là một trong những hạng mục quan trọng, dự kiến khởi công trong tháng 12/2020.
BSC cho rằng đây là động lực chính hỗ trợ cho các nhóm ngành vật liệu xây dựng (Thép - Xi măng - Nhựa đường), ngành xây dựng và một số ngành được hưởng lợi gián tiếp từ hạ tầng được triển khai như Bất Động Sản (VHM, DXG, NVL, DIG, NLG) và Khu Công nghiệp như (GVR, D2D, SZL)...
Công tác đẩy mạnh thoái vốn các nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn còn chậm
Tính đến cuối Q3/2020, việc công bố thoái vốn các nhóm doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tương đối chậm. BSC cho rằng việc đẩy mạnh công tác thoái vốn sẽ phải dời qua năm 2021, điều này cũng sẽ giúp cho Chính phủ có thêm nguồn thu hỗ trợ vốn cho việc giải ngân các dự án đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025.
Một số cổ phiếu đáng chú ý đến chủ đề thoái vốn có thể được đẩy nhanh tiến độ như DBD (13.3%), DVN (29%), SAB (36%), VGC (38,6%), PLX (75.9%), HVN (86,2%), IDC (36%),...
Dòng tiền nội vẫn là bệ đỡ vững chắc cho thị trường
Theo công bố của MSCI, thay vì giảm tỷ trọng 1 lần trong tháng 11 về mức 0%, MSCI đã đề xuất chia nhỏ số lần giảm tỷ trọng Kuwait theo quý và dự kiến hoàn thành trong 1 năm, do đó làm giảm kỳ vọng về dòng tiền nước ngoài vào Việt Nam.
Lũy kế 10 tháng đầu năm, các nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 290 nghìn tài khoản, nhiều hơn 100 nghìn tài khoản so với cả năm 2019, qua đó giúp thị trường có những bước tăng bền vững trong nửa cuối năm 2020. Định giá thị trường Việt Nam thấp so với khu vực
Xét trên từng ngành, BSC nhận thấy xu hướng phục hồi chung của thị trường khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, với (1) khả năng kiểm soát dịch tốt, (2) nền kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng dương giúp cho độ ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn nhiều so với quan điểm trước đó và khu vực nói chung.
Điều này dẫn đến mức định giá P/E của thị trường Việt Nam và hầu hết các ngành đang ở mức chiết khấu khá nhiều so với mức P/E trung vị của các nhóm nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan) trừ các ngành (1) Tài chính , (2)Sức khỏe và (3) Dầu khí.
Ngành trang sức điêu đứng vì Covid-19, cơ hội nào cho PNJ? Lũy kế 9 tháng năm 2020, tiêu dùng trang sức của Việt Nam giảm tới hơn 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thách thức đối với PNJ nhưng cũng mở ra cơ hội lớn để doanh nghiệp này gia tăng thị phần, khi nhiều doanh nghiệp trang sức nhỏ không thể chống cự được ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng...