Chớ dại mà sơ cứu nạn nhân bỏng bằng… dội nước đá, bôi mỡ trăn…
Nhiều vụ cháy xảy ra khiến không ít nạn nhân bị bỏng nặng. Trong đó, không ít nạn nhân bỏng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng không được sơ cứu đúng cách khiến tình trạng bỏng nặng hơn, dễ biến chứng, khó điều trị, phục hồi.
Không được bôi bất cứ thứ gì hoặc dội nước đá khi sơ cứu nạn nhân bỏng – ẢNH: NGUYÊN MI
Gần đây, nhiều vụ cháy nổ lớn xảy ra khiến không ít nạn nhân bỏng nặng. Cuối năm, ghi nhận của các bệnh viện cho thấy các trường hợp nhập viện do bỏng cũng có xu hướng gia tăng so với trong năm. Do đây là thời gian thường dễ xảy ra hỏa hoạn, các tai nạn gây bỏng nhiệt hoặc hóa chất, đặc biệt với trẻ em.
Trong đó, không ít nạn nhân bỏng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng không được sơ cứu đúng cách, thậm chí sai cách còn khiến tình trạng nặng hơn, biến chứng, khó điều trị và phục hồi.
Các bác sĩ khuyến cáo cách sơ cứu bỏng đúng để giúp giảm nhẹ chấn thương cho nạn nhân, người dân cần chú ý.
Theo thạc sĩ – bác sĩ Phan Thái Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, có những quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân bị bỏng. Những thói quen trong dân gian không giúp ích cấp cứu bỏng nhiệt tốt mà còn khiến tình trạng nặng hơn, là: bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay dội nước đá lên tổn thương bỏng.
Trong nhiều trường hợp, trước nạn nhân bị bỏng, nhiều người sơ cứu bằng cách đổ nước đá vào người nạn nhân. Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.
“Biện pháp duy nhất được khuyến cáo để hạ nhiệt độ vùng bỏng là dội nước sạch, nhiệt độ bình thường lên vùng tổn thương bỏng trong 15 – 20 phút”
Thạc sĩ – bác sĩ Phan Thái Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Video đang HOT
“Việc sử dụng nước đá dội lên người nạn nhân bị bỏng thì sẽ có nhiều nguy cơ cho sức khỏe”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Bản thân nhiệt độ của nước đá thấp hơn nhiệt độ của cơ thể rất nhiều. Thậm chí nếu bỏ nhiều đá trong nước, thì nhiệt độ đó có thể xuống gần 0 độ C. Trong khi đó, tại chỗ bị bỏng nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể, có thể lên đến 45 – 50 độ C. Nếu dùng nước đá để hạ nhiệt độ nhanh tại chỗ như vậy thì nó sẽ khiến tình trạng tổn thương của bỏng nặng lên.
“Biện pháp duy nhất được khuyến cáo để hạ nhiệt độ vùng bỏng là dội nước sạch, nhiệt độ bình thường lên vùng tổn thương bỏng trong 15 – 20 phút. Sau đó băng vết thương lại và đến cơ sở y tế để đánh giá mức độ tổn thương của bỏng”, bác sĩ Sơn nhấn mạnh.
Sơ cứu đúng cách khi bị bỏng
Đối với các loại bỏng nói chung, đầu tiên cần cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng.
Thứ hai, để hạ nhiệt độ tại chỗ nên đưa phần cơ thể bị bỏng dội dưới vòi nước sạch hoặc ngâm trong chậu nước với nhiệt độ bình thường trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.
Đối với những nạn nhân khi bị bỏng mà hóa chất văng vào, thấm trên quần áo thì cần nhanh nhất cắt bỏ quần áo trên người nạn nhân.
Bác sĩ Sơn giải thích: Khi chất lỏng bám vào cơ thể như vậy, việc dội nước mát lên thì không những không thể làm hạ nhiệt độ được liền mà nhiệt độ nóng của quần áo bị ngấm hóa chất sẽ làm tăng tổn thương và độ sâu của bỏng lên.
Người sơ cứu nên sử dụng dụng cụ để cắt bỏ quần áo, không nên trực tiếp lột bỏ quần áo của nạn nhân ra vì có thể làm bóc phần da bị bỏng.
Sau khi cắt bỏ quần áo, tiếp tục làm phần cơ thể mà quần áo che phủ với nước sạch trong thời gian 15 – 20 phút để rửa sạch các dị vật bẩn, hóa chất và hạ nhiệt độ xuống gần nhiệt độ cơ thể bình thường.
Tiếp theo, người sơ cứu sẽ dùng các băng gạc sạch phủ lên các tổn thương, tránh để các tạp bẩn tiếp tục vương vào các vết thương và vận chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để đánh giá mức độ tổn thương và cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt, đối với trường hợp bỏng bột vôi, khi sơ cứu cho nạn nhân cần chú ý, không được dội nước ngay vào phần bị bỏng mà trước tiên, cần phủi, lau sạch vôi bám trên nạn nhân.
Lưu ý khi vận chuyển nạn nhân
Việc vận chuyển nạn nhân bị bỏng nên sử dụng dịch vụ cấp cứu của các cơ sở y tế có các trang thiết bị chuyên dụng. Đối với các trường hợp bỏng nhẹ, sau sơ cứu xong thì nên hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở y tế để đánh giá mức độ tổn thương.
Theo thanhnien
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đe dọa mọi người khi thời tiết lạnh
Đối tượng mắc bệnh thường trên 40 tuổi. Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kèm thêm đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp,... việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tỉ lệ tử vong rất cao.
Người bệnh cần đến bệnh viện để khám và làm thêm các xét nghiệm về hô hấp để xác định bệnh - ẢNH: NGUYÊN MI
Theo bác sĩ chuyên khoa hô hấp Nguyễn Như Vinh, Phòng khám Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, có 5 triệu chứng nhận biết bệnh là: người trên 40 tuổi, ho, khạc đàm, khó thở, tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (như thuốc lá, khói bụi, nghề nghiệp, môi trường).
Tuy nhiên, nếu người bệnh có 3/5 dấu hiệu, các bác sĩ có thể chẩn đoán họ đã mắc bệnh.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh có biểu hiện: lồng ngực có dạng hình thùng, tần số thở tăng, người bệnh thở ra phải mím môi lại, co rút các cơ hô hấp ở cổ như rút lõm hố trên ức, trên đòn, các khe gian sườn bị rút lõm.
"Nếu người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tỉ lệ tử vong rất cao", bác sĩ Vinh cảnh báo.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này chỉ đứng sau bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và ung thư. Ước tính có trên 3 triệu bệnh nhân trên thế giới tử vong mỗi năm do bệnh này.
WHO ước đoán, số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ tăng từ 3 - 4 lần trong thập kỷ này và dự đoán đến năm 2020, bệnh sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba.
Theo thống kê tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% và tỉ lệ mắc hen phế quản là 4,1%.
Thế nhưng các bác sĩ cảnh báo, việc phát hiện bệnh sớm còn hạn chế, có tới 25 - 50% bệnh nhân không được chẩn đoán đúng trước khi nhập viện điều trị.
Bên cạnh đó, có tỉ lệ lớn bệnh nhân không tuân thủ điều trị dự phòng mà chỉ điều trị khi có cơn kịch phát.
Bác sĩ Vinh cho biết, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể vẫn được đảm bảo đời sống bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
"Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như trên, người bệnh cần đến bệnh viện để khám và làm thêm các thăm dò như: đo chức năng thông khí, chụp X-quang phổi, điện tim... Như vậy mới có thể chẩn đoán xác định bệnh, loại trừ những nguyên nhân khác có triệu chứng lâm sàng giống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", bác sĩ Vinh khuyến cáo.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người không nên hút thuốc lá và tránh hít khói bụi, chất độc hại.
Theo thanhnien
Những sai lầm khi điều trị thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nặng thêm Rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm đã điều trị sai phương pháp, chẳng những gây tốn kém thời gian, chi phí điều trị mà còn khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bác sĩ thăm khám thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân - ẢNH: NGUYÊN MI Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh...