Cho con học trường quốc tế hơn 1 tỷ đồng/năm, nam diễn viên này xấu hổ vì con… “dốt đặc” tiếng mẹ đẻ, bị dân mạng trêu “mù chữ”
Điều đáng nói, con gái của nam diễn viên vốn được khen là học giỏi, đa tài đa nghệ.
Huỳnh Lỗi sinh năm 1971, là một nam diễn viên nổi tiếng nổi tiếng của Trung Quốc. Anh được khán giả châu Á biết đến qua nhiều tác phẩm như: Mùa Quýt Chín, Khúc Nhạc Tháng Tư, Tiểu Mẫn Gia,… Về đời tư, anh kết hôn với nữ diễn viên Tôn Lợi và có 3 người con, 2 gái, 1 trai.
Năm 2014, Huỳnh Lỗi và con gái lớn Huỳnh Đa Đa (khi ấy 8 tuổ.i) tham gia chương trình Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế mùa 2 và nhận được rất nhiều sự yêu mến của khán giả. Đa Đa được ngợi khen thông minh, lanh lợi, lại rất ngoan ngoãn, lễ phép.
Huỳnh Lỗi và Huỳnh Đa Đa khi tham gia Bố ơi mình đi đâu thế mùa 2
Sau khi rời khỏi chương trình, Đa Đa vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. C.ô b.é được nhận xét càng lớn càng xinh, lại đa tài, đa nghệ. Được biết, Đa Đa có thể chơi thông thạo nhiều loại nhạc cụ, có thể viết kịch bản bằng tiếng Anh từ năm 7 tuổ.i, là dịch giả cho nhiều cuốn truyện tranh thiếu nhi, giỏi bơi lội, sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng,…
Tuy nhiên, một vụ việc xảy ra đã khiến hình tượng của Đa Đa bị tổn hại nghiêm trọng, nhiều cư dân mạng thậm chí còn gọi c.ô b.é là “mù chữ”.
Huỳnh Đa Đa được nhận xét càng lớn càng xinh
Video đang HOT
Học trường quốc tế học phí hơn 1 tỷ đồng/năm, “ dốt đặc” tiếng mẹ đẻ?
Nguyên nhân của sự việc bắt đầu từ việc trước đó, Huỳnh Đa Đa đã mở một tài khoản công khai với tên là “Cùng bạn đọc nhiều hơn”. Theo tìm hiểu, đây là tài khoản do Đa Đa cùng với 4 bạn nữ khác lập nên, chủ yếu đăng tải các nội dung Đa Đa kể chuyện và ghi hình video, sử dụng hai ngôn ngữ Trung và Anh.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng tinh ý nhận thấy rằng trong các video, Hoàng Đa Đa đã đọc sai rất nhiều từ tiếng Trung cơ bản.
Một số cư dân mạng nhận xét, đến tr.ẻ e.m vùng nông thôn cũng không đọc sai nhiều từ như vậy và chê trách Đa Đa giỏi tiếng Anh nhưng “dốt đặc” tiếng mẹ đẻ, “mù chữ trong vô vọng”. Làn sóng chê trách nặng nề tới mức Huỳnh Đa Đa sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi.
Được biết, Huỳnh Lỗi rất đầu tư việc học cho con. Đa Đa được bố cho theo học tại một trường quốc tế nổi tiếng tại quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Quận Thuận Nghĩa là nơi tập trung các trường quốc tế hàng đầu. Hiện tại, khu vực này có tới 11 trường quốc tế.
Ngôi trường Đa Đa theo học có mức học phí hàng năm lên tới 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng). Sau vụ việc của Đa Đa, ngôi trường này cũng bị cư dân mạng lôi ra bàn tán, chê trách, cho rằng bỏ bê việc dạy tiếng Trung cho học sinh.
Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao
Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã mở lớp xóa mù chữ tại 2 xã Chiềng Ân và Ngọc Chiến với khoảng 100 học viên tham gia.
Những lớp học đặc biệt này đã giúp cho nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết, mở ra cơ hội mới để thoát nghèo.
Đều đặn vào 20h tối hàng ngày, chị em ở bản Lạng Xua, xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã có mặt đông đủ để bắt đầu buổi học mới. Lớp xóa mù chữ này có hơn 50 học viên là chị em phụ nữ dân tộc Mông từ 15-45 tuổ.i, chưa biết đọc, biết viết hoặc tái mù chữ. Mới đầu, các chị tập đán.h vần, làm quen với từng con chữ, dần biết đọc thì ghép câu hoàn chỉnh và làm quen với những phép tính đơn giản.
Chị Giàng Thị Chu, học viên của lớp chia sẻ: "Không biết chữ là khó khăn lắm, cái gì cũng không biết, vì vậy tôi cố gắng đi học lớp xóa mù chữ để biết được nhiều thứ, biết cách làm ăn".
Lớp học được tổ chức tại nhà văn hóa của bản Lạng Xua
Các cô, các chị, có người đã lên chức bà nhưng vì nhiều lý do khác nhau đến nay mới được học cái chữ. Những đôi bàn tay chai sạn vốn chỉ cầm cuốc, cầm dao thì nay vụng về, nắn nót từng con chữ. Dù khó khăn, vất vả nhưng ai cũng chăm chú, miệt mài, quyết tâm xóa mù chữ. Nhiều chị đã biết đọc, biết viết và thực hiện những phép tính đơn giản từ lớp học đặc biệt này nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo.
Chị Hàng Thị Lu, ở bản Lạng Xua, xã Chiềng Ân, huyện Mường La nói: "Tôi đi học được 6 tháng rồi, giờ tôi đã biết đọc, biết viết, đi chợ biết tính tiề.n rồi, mừng lắm, cảm ơn các thầy cô nhiều lắm".
Nhiều chị em địu con đến lớp học chữ
Lớp học xóa mù chữ tại xã Chiềng Ân được khai giảng từ tháng 5 vừa qua và được duy trì vào các buổi tối trong tuần do 2 thầy cô giáo của Trường Tiểu học và THCS xã Chiềng Ân đứng lớp.
Thầy giáo Cà Văn Dương chia sẻ: "Các chị em ở đây là người dân tộc thiểu số đã lớn tuổ.i, chưa được tiếp xúc nhiều với tiếng phổ thông nên việc tiếp thu học tập rất khó khăn. Qua một thời gian, các chị ấy cũng đã tiếp thu và có sự tiến bộ".
Nhiều chị đã biết đọc, biết viết nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo
Ông Sùng A Tủa, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bày tỏ: "Qua lớp xóa mù chữ đã nâng cao được trình độ của bà con nhân dân, từ đó bà con có nhận thức về phát triển kinh tế - xã hội, nhiều hội viên phụ nữ cũng đã áp dụng được khoa học kỹ thuật và đưa vào sản xuất".
Và biết thực hiện những phép tính đơn giản từ lớp học đặc biệt này
Tại nhiều vùng dân tộc thiểu số của huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ vẫn còn, nhất là trong nhóm 40-50 tuổ.i. Những lớp xóa mù chữ như thế này chính là cơ hội để người dân vùng cao được tiếp cận với tri thức, nâng cao dân trí, giúp bà con lĩnh hội kiến thức trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hành trình chinh phục con chữ chắc chắn còn nhiều khó khăn, nhưng với khát khao và sự kiên trì, các học viên của những lớp học đặc biệt này sẽ đọc thông, viết thạo, từng bước thay đổi cuộc sống của chính mình.
Lớp học đặc biệt của những người thầy mang quân hàm xanh Ở Gia Lai, Cụm dân cư Suối Khôn thuộc địa bàn xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông) có 561 người sinh sống. Đời sống ở đây còn nhiều khó khăn, có tới 71 người mù chữ, chiếm hơn 10% dân số. Để giúp bà con có thể tiếp cận con chữ, Đồn Biên phòng Ia Lốp đã mở lớp xóa mù...