Cho con bú, mẹ lợi đủ đường!
Những lợi ích tuyệt vời từ việc nuôi con bằng sữa mẹ dưới đây chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực cho hành trình “bò sữa” của mẹ.
Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thường được đề cập đến với con trẻ mà quên đi những lợi ích tuyệt vời với chính người mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho con bú không chỉ là một quá trình sinh lý tự nhiên sau khi sinh nở mà nó còn mang lại những lợi ích lâu dài với sức khỏe người mẹ.
Phục hồi tử cung
Quá trình bé ti sữa mẹ sẽ giúp kích thích tuyến yên giải phóng oxytocin. Hormone này không chỉ giúp sữa tiết nhiều hơn mà còn khiến tử cung co bóp, ngăn chặn vấn đề băng huyết sau sinh và thúc đẩy tử cung phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, để nhận được lợi ích này, ngay sau sinh mẹ hãy cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt.
Nếu mẹ cho con bú thường xuyên sau sinh sẽ ngăn chặn tình trạng có kinh nguyệt trở lại sớm. Điều này sẽ gián tiếp giúp phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt cho mẹ sau sinh. Nếu mẹ không cho con bú đều, thông thường 6-8 tuần kinh nguyệt sẽ trở lại và mỗi tháng mẹ sẽ mất đi một lượng máu nhất định.
Nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra rằng, nguy cơ của các bà mẹ cho con bú bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ thấp hơn nhiều so với người mẹ nuôi con bằng sữa công thức bởi vì hàm lượng sắt cơ thể mẹ tiết ra sữa ít hơn so với lượng sắt mấy đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Không chỉ phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cho con bú hoàn toàn còn có thể tránh thai. Tỷ lệ tránh thai bằng phương pháp cho con bú vô kinh trong 6 tháng đầu sau sinh đạt tỷ lệ thành công lên đến 98-99%. Ngược lại, những bà mẹ cho con bú sữa công thức sẽ phải tính đến chuyện tránh thai ngay từ 6 tuần sau sinh.
Không chỉ phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cho con bú hoàn toàn còn có thể tránh thai. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cho con bú được chứng minh là phương pháp giảm cân vô cùng hiệu quả. Sản xuất sữa giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tiêu thụ trung bình từ 200-500 calo mỗi ngày, bằng đi lại 30 vòng hồ bơi mỗi ngày hoặc đi xe đạp trong một giờ.
Rõ ràng, cho con bú giúp mẹ giảm chất béo hiệu quả. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mẹ cho con bú sẽ giảm cân nhanh và đơn giản hơn nhiều những bà mẹ cho con ăn sữa công thức.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng mẹ cho con bú có lượng đường trong máu thấp hơn so với mẹ cho con bú sữa công thức. Đối với những mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì việc cho con bú sau sinh sẽ giúp giảm cân tối đa và đương nhiên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Việc giảm cân sau sinh bằng việc cho con bú cũng giúp cải thiện lượng đường và cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – tác dụng này vô cùng có lợi bởi một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ởphụ nữ là bị đau tim đột ngột.
Giảm nguy cơ ung thư hệ thống sinh sản
Ung thư buồng trứng và tử cung xảy ra ở một lượng lớn phụ nữ không cho con bú – nguyên nhân có thể do quá trình rụng trứng lặp đi lặp lại và mức độ estrogen cao gây ra do không cho con bú. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa mẹ không cho con bú và bệnh ung thư vú. Mẹ sau sinh cho con bú từ 6-24 tháng sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư vú từ 11-25%. Có thể nhận thấy rõ ràng tác dụng của việc cho con bú với hệ thống sinh sản của phụ nữ.
Tăng tình cảm mẹ – con
Cho con bú ngay sau sinh cùng với phương pháp da tiếp da được chứng minh là cách giúp tăng tính liên kết giữa mẹ và con tốt nhất. Trẻ sơ sinh trong quá trình bú sữa mẹ sẽ giúp cơ thể mẹ tiết ra hormone prolactin, có tác dụng giúp mẹ bình tĩnh hơn.
Theo Khampha
Những sự thật bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ
Ngoài màu trắng đục, sữa mẹ có thể có màu cam, xanh lá, vàng, sữa sẽ tự động tiết ra khi người mẹ nghe tiếng em bé khóc, sữa sẽ rò rỉ trong thời gian người mẹ cho con bú "lên đỉnh"... là những sự thật thú vị về việc cho con bú bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ còn có màu cam, xanh lá
Sữa mẹ thường có màu trắng hoặc kem nhưng đôi khi nó cũng có màu xanh lá, xanh dương, vàng hoặc cam. Theo Sara Chana Silverstein - một nhà tư vấn về vấn đề cho con bú bằng sữa mẹ - nếu không có các dấu hiệu bất thường khác, dù sữa mẹ có màu nào, bạn cũng không nên quá lo lắng.
Sẽ có một bên vú sản xuất nhiều sữa hơn
Cũng giống như đôi bàn tay, hai bầu vú cũng có kích cỡ khác nhau. Một bên sẽ sản xuất nhiều sữa hơn bên còn lại, nhưng không có nghĩa là nó cung cấp đủ sữa cho con bạn. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng cho bé bú đều ở cả hai bên ngực.
Sữa mẹ không chỉ tiết ra từ nhũ hoa
Có khoảng 15-25 ống dẫn sữa ở mỗi bên ngực, do đó sữa tiết ra nhiều ở các lỗ chân lông, không chỉ duy nhất ở nhũ hoa.
Sữa tiết ra khi em bé khóc
Chuyên gia khuyên các bà mẹ mới sinh nên mang theo mình nhiều khăn, miếng lót ngực, nhất là trong thời gian đầu vì khi con bạn (hoặc thậm chí bất kỳ đứa trẻ nào khác) khóc, sữa sẽ chảy ra ở cả hai bên ngực. Hiện tượng này còn xảy ra khi bạn ngắm con hoặc xem ảnh của bé.
"Quan hệ" có thể gây đau đớn
Thiếu estrogen có thể gây khô vùng kín, khiến việc "giao ban" trở nên đau đớn trong thời gian cho con bú. Tốt nhất, bạn nên tâm sự với bác sĩ riêng hoặc sử dụng chất bôi trơn để việc chăn gối diễn ra suôn sẻ.
Có thể buồn nôn, suy nhược
Oxytocin, hormone liên quan đến việc hỗ trợ tiết sữa sẽ làm bạn điềm tĩnh, thư giãn, thậm chí buồn ngủ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có phản xạ phóng sữa mạnh có thể có biểu hiện buồn nôn, suy nhược, đổ mồ hôi, lo lắng do sự thay đổi nội tiết tố quá lớn. Nhiều người có thể khát nước dữ dội nên người nhà cần bổ sung khoáng chất vào nước cho người mới sinh.
"Lên đỉnh" có thể khiến sữa rò rỉ
Oxytocin, hormone chịu trách nhiệm cho việc tiết sữa, sẽ được giải phóng khi bạn đạt cực khoái. Tốt nhất, các bà mẹ đang cho con bú nên mặc áo ngực có lót nệm khi quan hệ tình dục.
"Không có gì phải xấu hổ cả, nhiều phụ nữ đã sử dụng bí quyết này", chuyên gia Shelton nói.
Theo Nld
Những điều các mẹ cần biết khi cho trẻ ăn muối, mắm Vị giác của trẻ khác với vị giác của người lớn.Việc nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ mẹ cũng cần phải chú ý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nhiều bà mẹ trẻ băn khoăn có nên nêm mắm, muối, bột nêm... vào bát cháo của con và nêm với lượng thế nào là vừa đủ? Việc nêm mắm vàomón...