Chớ coi thường khi “đèn đỏ” không đều
25 tuổi mà có chu kỳ không đều thì phải có nguyên nhân cụ thể chứ không thể bình thường được.
Tôi có người bạn thân có chu kì kinh không đều, và rất lâu mới có kinh, khi thì gần 2 tháng, khi thì 4 tháng. Thông thường là 4 tháng. Bạn tôi đã đi khám bác sĩ lúc dậy thì và bác sĩ bảo là bình thường. Tuy nhiên, người bạn tôi đến nay vẫn còn lo lắng vì cũng có thông tin là chu kì kinh không đều và thưa thường khó/hoặc không thể có con. Tôi có khuyên và định dắt bạn đi khám nhưng bạn rất ngại. Bạn tôi năm nay 25 tuổi và chưa lập gia đình, chưa quan hệ tình dục. Xin được tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn. Nếu khám ở thành phố Hồ Chí Minh thì nên khám ở bệnh viện nào? (Lee Hieu)
Trả lời:
Chào bạn
Thời gian đầu khi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, chính vì vậy nếu bây giờ bạn của bạn đã 25 tuổi mà có chu kỳ không đều thì phải có nguyên nhân cụ thể chứ không thể bình thường được.
Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thông thường từ 28 đến 35 ngày chính là biểu hiện rõ rệt của sức khỏe sinh sản tốt. Như bạn thân của bạn khoảng 4 tháng mới có chu kỳ 1 lần thì là chu kỳ kinh nguyệt thưa, có thể là một trong những biểu hiện của đa nang buồng trứng. Buồng trứng đa nang là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khả năng có con, các nội tiết tố, tim mạch và tình trạng cơ thể (bệnh nhân có tình trạng rậm lông, béo phì). Với biểu hiện điển hình, hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm:
Video đang HOT
- Nồng độ androgen cao. Đây là những nội tiết tố đôi khi được gọi là nội tiết tố nam, mặc dù ở nữ cũng có.
- Chu kỳ kinh không đều, kinh thưa.
- Có nhiều nang nhỏ hiện diện ở cả hai buồng trứng. Các nang này chứa đầy dịch.
Khoảng 1/10 phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có buồng trứng đa nang. Nó có thể xuất hiện nang trên bé gái. Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất của hiếm muộn nữ.
Chính vì vậy bạn của bạn cần phải đi khám và xác định được chính xác nguyên nhân của chu kỳ kinh nguyệt thưa và sớm có những điều trị thích hợp. Nếu bạn ở TP Hồ Chí Minh bạn có thể đến Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện ĐH Y Dược TP đều là những địa chỉ điều trị chuyên khoa rất tốt về sản phụ khoa.
Chúc hai bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Theo VNE
Dùng thuốc tránh thai thế nào khi chu kỳ không đều
Em 21 tuổi, bắt đầu có kinh nguyệt khi 11 tuổi và bị rối loạn chu kỳ ngay từ đó, khi thì 3-4 tháng mới có một lần, lúc thì chỉ 2 tuần đã thấy.
Mỗi chu kỳ của em kéo dài khoảng một tuần, có khi nửa tháng. Em đi khám thì bác sĩ bảo bị rong kinh, còn việc chu kỳ không đều thì đa phần con gái chưa chồng đều mắc phải, sau này có chồng sẽ tự hết.
Em cưới được 2 tháng, vì kinh tế khó khăn chúng em chưa muốn sinh con. Thường thì chồng em cho xuất tinh ra ngoài, vài lần chồng quên thì em dùng thuốc khẩn cấp. Em có mua thuốc hằng ngày (uống vào ngày đầu hoặc từ ngày 2-5 của chu kỳ) nhưng vì chu kỳ không đều nên phải chờ đến khi có mới uống được. Em mới có kinh lại được 3 ngày, nhưng mấy ngày trước chúng em có quan hệ mà chồng quên xuất ra ngoài. Vậy em có khả năng có thai không, hay chu kỳ đã quay lại nghĩa là không có?
Em mới uống thuốc hằng ngày vào ngày thứ 3 của chu kỳ, nhưng chu kỳ của em không đều (3-4 tháng mới có) thì sau 21 ngày uống thuốc em phải uống tiếp như thế nào? (Ngọc Yến)
Ảnh minh họa: Mirro.co.uk.
Trả lời
Chào bạn,
Thông thường, khi chu kỳ kinh đã quay trở lại thì có nghĩa là bạn không có thai. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có thai ra máu bệnh nhân nhầm với hành kinh. Vì vậy, để chắc chắn, bạn nên mua que thử thai kiểm tra để khẳng định có thai hay không.
Trong trường hợp que thử cho kết quả âm tính, tức bạn chưa có bầu, và vợ chồng bạn muốn tiếp tục tránh thai, bạn cứ tiếp tục uống thuốc hết vỉ thuốc tránh thai hằng ngày. Thông thường, sau khi hết vỉ thuốc đó vài ngày sau bạn sẽ ra kinh. Lúc này, bạn lại uống tiếp vỉ thuốc tránh thai tiếp theo vào ngày thứ 2 của chu kỳ.
Chu kỳ kinh của người phụ nữ có thể thay đổi từ 21 ngày (gọi là kinh ngắn) hoặc 40- 45 ngày, thậm chí 60 ngày (gọi là kinh thưa), và vẫn gọi là bình thường nếu chu kỳ đều. Trường hợp của bạn, kinh thường thưa, nhưng lại không đều, thậm chí có lúc rong kinh, khiến bạn cảm thấy khó khăn khi sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày. Nếu không yên tâm, bạn có thể đi khám và đề nghị bác sĩ tư vấn cụ thể hơn việc sử dụng loại thuốc tránh thai phù hợp.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung_ Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội
Theo VNE
Dấu hiệu rụng trứng ở những chị em có "đèn đỏ" không đều Những dấu hiệu của ngày rụng trứng sẽ không có sự khác biệt cho dù chu kì kinh nguyệt của bạn đều đặn hay không đều. Chào bác sĩ, em có thắc mắc mong được bác sĩ giải đáp giúp em như sau. Vợ chồng em đang mong có con nhanh chóng vì chúng em kết hôn được 3 tháng rồi. Em đã...