Chó chưa tiêm phòng dại cắn 5 người ở Đồng Nai
Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vừa xảy ra vụ chó nghi bị dại cắn 5 người.
Theo Trung tâm Y tế huyện Thống Nhất, nhà bà Lê Thị Ánh Tuyết (ngụ thị trấn Dầu Giây) có 2 con chó chưa được tiêm phòng dại. Trong đó, 1 con chó đã chế.t, trước đó con chó này đã cắn 5 người.
Cụ thể, chiều 14/12, con chó này cắn vào chân ông N.A (hàng xóm bà Tuyết). Khi đang bắt chó về thì bà Tuyết bị con chó cắn vào tay.
Tiêm vaccine phòng dại tại Đồng Nai (Ảnh: CDC Đồng Nai)
Sáng 15/12, con chó xổng chuồng và cắn vào chân bà T.T, sau đó cắn ông Q.T và ông V.T.
Ngày 18/12, con chó có biểu hiện cắn phá, chả.y má.u miệng rồi chế.t vào hôm sau.
Nhận được tin báo, Phòng Thú y huyện Thống Nhất đến lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 19/12.
Cả 5 trường hợp bị chó cắn đã được tư vấn, tiêm huyết thanh và vaccine theo phác đồ.
Con chó còn lại của bà Tuyết hiện đang được gia đình nhốt lại, theo dõi và chưa có dấu hiệu của bệnh dại.
Bệnh dại nguy hiểm như thế nào và có chữa khỏi được không?
Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như t.ử von.g 100%; biện pháp duy nhất để cứu người khi bị chó mèo dại cắn là tiêm vaccine dại càng sớm càng tốt.
Ngành chức năng khuyến cáo người bị chó, mèo cắn nên đi tiêm ngừa bệnh dại sớm đúng lịch và đầy đủ. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)
Video đang HOT
Bị chó dại cắn từ hồi tháng 2/2024 nhưng anh Điểu KRốt (48 tuổ.i, ngụ thôn 1, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng), không đi tiêm ngừa.
Ngày 14/6/2024, anh Điểu KRốt được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước với các triệu chứng trở nặng như nóng sốt, vật vã, sợ gió, sợ nước. Sau đó, anh Điểu KRốt được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, được chuẩn đoán nghi ngờ bệnh dại lên cơn. Đến ngày 17/6, bệnh nhân KRốt đã t.ử von.g.
Cũng bị chó cắn sau 2 tháng, cụ bà 72 tuổ.i ở Hòa Bình xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, cảm giác sợ nước, sợ gió, khi đưa đến bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh dại, tiên lượng t.ử von.g.
Số ca t.ử von.g do bệnh dại gia tăng
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết thống kê tại 17 tỉnh, thành phố đã ghi nhận 29 ca t.ử von.g do bệnh dại trong 4 tháng năm 2024 , tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Tiến sỹ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 82 ca t.ử von.g do bệnh dại. 30/63 tỉnh thành, phố ghi nhận ca bệnh dại, cao nhất vào các tháng 3, 4 và 8.
Phân bố theo khu vực thì miền Bắc có ca bệnh dại cao nhất, tiếp đến là miền Nam và Tây Nguyên, miền Trung. Tuy nhiên tại khu vực miền Nam và Tây Nguyên gia tăng ca bệnh dại liên tiếp trong những năm gần đây. Tỷ lệ tr.ẻ e.m dưới 15 tuổ.i bị bệnh dại chiếm 34%.
Anh Điểu KRốt ở Bình Phước t.ử von.g do bị chó dại cắn nhưng không điều trị, tiêm ngừa. (Ảnh: TTXVN phát
100% số ca t.ử von.g dại do không đi tiêm vaccine phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định. Cùng đó, có đến 43,8% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn tại thời điểm chó đang bình thường nên không đi tiêm vaccine phòng dại.
Tại "Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024" do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức cuối tháng 3/2024, Tiến sỹ Hoàng Minh Đức cho biết 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận hơn 143.000 người đi tiêm phòng dại. Trước đó, từ năm 2019-2023, trung bình ghi nhận từ hơn 387.000- 674.000 trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại.
Tuy nhiên, ông Đức cũng nhắc đến việc một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan, lơ là; trong đó việc gia tăng ca t.ử von.g do bệnh dại có nguyên nhân là nhiều trường hợp chủ quan không tiêm vaccine, kháng huyết thanh kịp thời sau khi bị chó, mèo cắn và vẫn chữa bệnh bằng phương pháp không được công nhận.
Có một thực tế là người dân e ngại việc tiêm vaccine phòng dại có nhiều tác dụng phụ dẫn đến việc sử dụng các biện pháp điều trị không được Bộ Y tế công nhận. Dù cơ quan y tế đã nhiều lần khuyến cáo nhưng vẫn có đến hơn 16% người bị bệnh dại đã điều trị bằng thuố.c nam.
Một nguyên nhân nữa là 8,2% người bị chó cắn không có tiề.n để đi tiêm phòng dại (giá tiêm vaccine dại tương đối cao) đặc biệt với là hộ nghèo, người dân sinh sống vùng sâu, vùng xa.
Thế nhưng, cũng có một thực trạng nữa là tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó, mèo nuôi còn thấp dẫn đến gia tăng dịch bệnh trên động vật và tăng nguy cơ lây nhiễm sang người.
Cùng đó, công tác truyền thông, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại chưa được như mong muốn.
Để hạn chế t.ử von.g do bệnh dại các chuyên gia cho rằng cần tăng cường khả năng tiếp cận với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng;
Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là đối với tr.ẻ e.m, học sinh và với nhóm đồng bào dân tộc; đặc biệt lưu ý việc không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.
T.ử von.g 100% nếu bị bệnh dại
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Hàng năm căn bệnh này gây ra cái chế.t cho 60.000-70.000 người và hàng triệu loài động vật.
Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như t.ử von.g 100%. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm đến mạng.
Tiêm phòng dại cho chó mèo. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)
Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có má.u nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.
Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được "đoạn đường" từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.
Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương... Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sin.h dụ.c ngoài... thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh duy nhất
Theo WHO, hiện chưa có một loại thuố.c nào có thể chữa được bệnh dại. Một khi đã nhiễm virus dại, người bị dại chắc chắn không có cách cứu chữa. Khi lên cơn dại, tỷ lệ t.ử von.g là 100%.
Biện pháp duy nhất để cứu người khi bị chó mèo dại cắn là tiêm vaccine dại và huyết thanh dại càng sớm càng tốt.
Để phòng chủ động phòng, chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
- Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
- Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
- Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
- Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
- Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
- Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa./.
TP Hồ Chí Minh: Người đàn ông bị nhiễm 'vi khuẩn ăn thị.t ngườ.i' sau khi bị mèo cắn Cứ nghĩ mèo đã tiêm vaccine phòng dại nên khi bị mèo cắn vào ngón tay trỏ, anh N.X.H. (44 tuổ.i, ngụ Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đã không rửa tay, sát khuẩn vết thương ngay. Những ngày sau, anh H. liên tục sốt cao, mê sảng, khó thở, đau nhức khắp người và được người nhà đưa đến bệnh viện cấp...