Chớ chủ quan với cơn đau răng
Cơn đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm tủy răng, một bệnh lý răng miệng thường gặp.
Nếu cơn đau răng kéo dài và không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Nhiều người khi có cơn đau răng thường sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại rượu ngâm để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, cơn đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm tủy răng – một bệnh lý răng miệng khá phổ biến.
Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là tình trạng phần tủy của răng bị viêm. Đây là bộ phận được tạo nên bởi mạch máu và dây thần kinh. Cơn đau của viêm tủy răng rất dễ gây nhầm lẫn với cơn đau răng thông thường. Ban đầu, viêm tủy răng có thể gây ra các cơn đau ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh hay các cơn đau dữ dội.
Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau âm ỉ hoặc chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm tủy răng ở giai đoạn sau sẽ gây ra những cơn đau buốt và thuốc giảm đau không có tác dụng. Cơn đau tăng lên khi nhai, khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Cơn đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm tủy răng.
Nhiều người thường sử dụng thuốc giảm đau, các loại rượu ngâm để ngậm với mục đích giảm cơn đau. Tuy nhiên, với cơn đau do viêm tủy răng gây ra, những phương pháp này không có tác dụng. Ngược lại, việc ngậm các loại rượu còn có thể gây ra các tác dụng phụ như tê đầu dây thần kinh, gây tổn thương niêm mạc tại chỗ.
Do vậy, khi có những cơn đau răng không rõ nguyên nhân, người bệnh không nên chủ quan mà cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tìm nguyên nhân.
Viêm tủy răng có tự khỏi được không?
Trong viêm tủy răng được chia làm 2 loại không phục hồi và có thể phục hồi. Để xác định trường hợp người bệnh thuộc loại nào, các bác sĩ cần thăm khám và đưa ra chẩn đoán. Thông thường khi viêm tủy răng không được điều trị sẽ dẫn tới tủy răng bị hoại tử. Lúc này các chóp răng nằm trong xương răng sẽ bị tổn thương và gây ra các bệnh lý ở khu vực này.
Nếu tiếp tục để xảy ra tổn thương ở chóp răng và không điều trị sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các u, nang trong xương hàm gây ra tình trạng phá hủy xương. Lâu ngày, xương sẽ bị tổn thương và nếu kích thước tổn thương ngày càng lớn có thể gây ra tình trạng răng bị lung lay, yếu và mất răng.
Video đang HOT
Sâu răng lâu ngày không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng.
Viêm tủy răng là bệnh lý không thể tự khỏi mà cần được điều trị. Các bác sĩ sẽ tùy vào từng nguyên nhân và biểu hiện của bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Với những trường hợp nhẹ, có thể sử dụng phương pháp trám răng để bảo vệ tủy răng. Còn các trường hợp nặng hơn thì cần được điều trị theo liệu trình.
Vì sao bị viêm tủy răng?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tủy răng, trong đó có những nguyên nhân thường gặp hàng ngày đó là việc sâu răng nhưng không điều trị. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:
- Chải răng không đúng cách gây mòn răng
- Sang chấn khớp cắn do mòn răng
- Răng vỡ, nứt
Răng bị ê buốt phải làm sao?
Ê buốt răng (hay còn gọi răng nhạy cảm) là hiện tượng phổ biến, biểu hiện bởi các triệu chứng chân răng bị ê buốt.
Tình trạng này có thể dễ dàng được nhận biết khi ăn uống những đồ quá nóng, quá lạnh hoặc hít thở trong điều kiện không khí nhiệt độ thấp.
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
Như chúng ta thấy bình thường, răng sẽ có một lớp men bao bọc và bảo vệ ngà răng. Nếu lớp men răng này bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với những thực phẩm khi ăn uống, từ đó khiến răng nhạy cảm hơn và người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau buốt, răng lung lay.
Một số nguyên nhân cụ thể khiến răng trở nên ngày càng nhạy cảm và dễ đau buốt có thể kể đến như:
- Do sâu răng
Sâu răng là bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng. Vi khuẩn tồn tại ở những mảng bám theo thời gian sẽ làm bào mòn, làm hỏng men răng, lâu dài sẽ lây dần sang ngà răng và tủy răng. Vì thế mà khi bạn ăn uống thức ăn có tính acid hoặc nhiệt độ nóng - lạnh sẽ cảm thấy ê buốt.
Sâu răng là bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng.
- Do viêm lợi
Viêm lợi là tình trạng lợi bị tổn thương, thậm chí bị teo lại làm lộ cổ chân răng. Lúc này răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi vệ sinh răng miệng, khiến bạn ăn uống khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn thân.
- Do viêm tủy răng
Viêm tủy là bệnh lý mà phần mô tủy bên trong bị vi khuẩn xâm nhập do răng bị sâu, nứt vỡ, nhiễm trùng,... Với bệnh lý này thì tình trạng ê buốt có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí không có những tác nhân gây kích thích thì vẫn sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức lên đến tận óc.
- Do chải răng sai cách
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo chải răng tối thiểu 2 lần/ngày để bảo vệ răng. Và chải răng đúng cách cùng với bàn chải mềm. Tuy vậy, nhiều người chỉ đánh răng qua loa cho xong nên chưa làm sạch răng miệng hoàn toàn hoặc một số người khác lại đánh răng quá kỹ, quá mạnh, dùng bàn chải cứng nên khiến cho lớp men răng bị bào mòn và răng trở nên nhạy cảm hơn.
- Do chế độ ăn uống nhiều acid
Nhiều người thích ăn đồ chua nhất là các thực phẩm chứa nhiều acid như chanh chua, dưa chua và các loại thức ăn chua khác cũng như uống nước ngọt có gas có thể làm mài mòn men răng, phân hủy bề mặt răng, dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân ê buốt răng.
Việc sử dụng nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn, giúp hơi thở thơm tho hơn nhưng đối với những trường hợp men răng đã bị hỏng thì đây lại là một con dao hai lưỡi vì có chứa acid... cũng có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng.
- Do thói quen nghiến răng
Nhiều người mắc thói quen nghiến răng khi ngủ điều này có thể dẫn đến mòn răng. Lâu dần, ảnh hưởng đến men răng và làm cho răng trở nên ngày càng nhạy cảm hơn.
- Do tẩy trắng răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác
Nhiều người tìm mọi cách để răng trắng nên đã sử dụng các biện pháp tẩy trắng răng tại nhà, tẩy trắng răng theo mách bảo hoặc đến các cơ sở không đảm bảo kỹ thuật khiến cho răng bị tổn thương gây ê buốt răng.
Trên thực tế các việc thực hiện tẩy trắng răng và làm các thủ thuật nha khoa tại những cơ sở chất lượng kém có thể làm tổn thương răng, khiến ê buốt răng. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ một thủ thuật nha khoa nào thì bạn cũng nên lựa chọn bác sĩ, cơ sở uy tín để thăm khám trước. Đồng thời, trong quá trình thực hiện thì cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra.
Lưu ý khi sử dụng đồ uống có ga vì sẽ làm cho răng nhạy cảm hơn.
Răng bị ê buốt chữa thế nào?
Để giảm ê buốt răng nên súc miệng bằng nước muối bởi thành phần kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, hãy kết hợp súc miệng bằng nước muối 2-3 lần/ngày và thực hiện đều đặn khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng ê buốt thuyên giảm đáng kể.
Tốt nhất nên vệ sinh răng miệng với nước ấm 30-40 độ C, để hạn chế ê buốt răng. Cần sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng ở góc 45 độ với đường nướu theo chiều dọc nhẹ nhàng, giúp giữ được men răng luôn sạch và khỏe mạnh. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa.
Nếu tình trạng ê buốt không đỡ người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người.
Có thể bác sĩ sẽ lấy cao răng, vệ sinh sạch sẽ và chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống viêm để điều trị dứt điểm viêm nướu.
Với những trường hợp sâu răng, mòn men răng, nứt răng,... cần thực hiện trám răng để phục hồi men răng, loại bỏ ê buốt. Nếu trường hợp răng sâu đến tủy thì cần phải điều trị tủy thì mới giảm được tình trạng ê buốt và bảo tồn răng thật. Sau khi điều trị tủy, người bệnh có thể trám răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng được tốt nhất.
5 nhóm thực phẩm bạn nên ăn để răng chắc khỏe Hàm răng khỏe mạnh đóng một vai trò rất quan trọng đối với thẩm mỹ và quá trình tiêu hóa thức ăn. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo răng chắc khỏe là thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. 1. Các chất dinh dưỡng cần thiết...