Chờ chồng sửa đổi?
Chị Hạnh Dung mến! Em 29 tuổi, lấy chồng do người quen mai mối. Ban đầu em không đồng ý nhưng sau cũng gật đầu vì gia đình thuyết phục.
Em 29 tuổi, lấy chồng do người quen mai mối. Ban đầu em không đồng ý nhưng sau cũng gật đầu vì gia đình thuyết phục. Chung sống, em mới nhận ra tính cách vợ chồng không hợp, thường xuyên cãi vã những chuyện không đâu. Những lúc như thế anh thường chửi mắng nặng lời, đập phá đồ đạc, đánh đập em. Ban đầu em phản ứng mạnh với thái độ đánh vợ, cha mẹ hai bên can thiệp, anh cũng hứa sửa đổi nhưng tình hình vẫn cứ lặp lại.
Khi mang thai, em hy vọng có con anh sẽ sống có trách nhiệm hơn, không uống rượu nhiều và biết lo cho gia đình hơn, nhưng tình cảm cứ ngày càng rạn nứt. Em sợ vợ chồng cãi nhau nên riết rồi không dám tâm sự bất cứ điều gì với chồng. Em càng im lặng anh ta càng kiếm chuyện, em mang thai anh ta vẫn đánh. Em sinh xong, anh ta còn đánh em nhiều hơn. Để tránh bớt những trận đòn của chồng, mẹ em đón em về chăm sóc.
Thời gian đầu anh ta có sang thăm, sau đó chuyển sang kiếm chuyện luôn với mẹ vợ, nghiêm trọng đến mức mẹ em phải nhờ chính quyền can thiệp. Từ đó, chúng em ly thân. Vợ chồng ly thân từ khi con sáu tháng tuổi đến nay con đã gần hai tuổi, hai bên gia đình không ai qua lại, chồng em cũng không chu cấp cho con. Giờ thì em thật sự bất lực không biết phải giải quyết chuyện gia đình mình thế nào. Em có nên tiếp tục chờ đợi chồng sửa đổi quay về sống có trách nhiệm với vợ con hay ly hôn cho dứt khoát? Em thương con không cha nên không dám quyết định điều gì cả…
Hằng (TP.HCM)
Em Hằng mến,
Video đang HOT
Hạnh Dung xin nói thẳng, trong cuộc hôn nhân hiện nay của em, em cũng có phần lỗi. Thời nay, đã chẳng còn mấy người chịu kết hôn qua mai mối. Muốn lập gia đình, phải chọn lựa, xem xét kỹ gia cảnh, tính cách của đối phương; phải biết rõ đó là người có lối sống thế nào, công việc ra sao, có yêu thương mình thật lòng không… Lấy chồng không phải như cách của em, nghe lời người khác mà nhắm mắt gật đầu. Em phải xem đây là một bài học lớn, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm cho bản thân.
Trở lại hoàn cảnh hiện tại của em. Bạo lực gia đình do chồng em gây ra là quá rõ và có chiều hướng chỉ gia tăng mà không hề giảm bớt. Đánh vợ từ lúc mới cưới, đánh cả khi mang thai, sinh xong lại càng đánh nhiều hơn; tranh cãi cũng đánh, im lặng cũng đánh, đánh bất chấp cả sự can thiệp của người lớn trong gia đình.
Đánh vợ đến như thế thì thật khó có thể chờ anh ta sửa đổi để biết yêu thương vợ con hơn vì lối sống vũ phu có lẽ đã là tính cách của anh ta. Bản thân em đã phản ứng mạnh với lối sống đó ngay từ đầu nhưng đến giờ, chính em cũng nhận ra mình bất lực không giải quyết được vấn đề. Vợ chồng mâu thuẫn thường xuyên, không hề dám gần gũi, tâm sự cùng nhau cũng từ đó mà ra, vậy thì biết tìm đâu sự cảm thông, sẻ chia, yêu thương?
Vợ chồng đã như thế thì hôn nhân của em thật sự là một thất bại, khó có thể tìm thấy hạnh phúc. Hoàn cảnh lúc này cũng rõ, cả hai đã sống ly thân từ “khi con sáu tháng tuổi đến nay con đã gần hai tuổi, hai bên gia đình không ai qua lại, chồng em cũng không chu cấp cho con”. Đến mức như thế thì biết lấy gì để hàn gắn, để em có thể trông đợi vào việc “chồng em sửa đổi quay về sống có trách nhiệm với vợ con”? Em thương con không cha nhưng người cha đó có thương mẹ con em?
Rõ ràng là dù con em có hay không có người cha ấy cũng như không. Tệ hơn, nếu lớn lên trong cảnh nhà cha thường xuyên đánh mẹ như thế, con em còn có nguy cơ bị tiêm nhiễm thói cư xử bạo lực từ cha. Không có hy vọng hàn gắn, cũng chẳng trông mong gì được vào việc “có cha cho con”, em còn con đường nào khác hơn là chủ động ly hôn để giải phóng cho mình? Kéo dài mãi tình trạng lửng lơ này, em không thấy tiếc tuổi xuân sao?
Theo Baophunu
Bất chấp kinh tế Ukraine sụp đổ, Nhật vẫn cho Kiev vay cả tỷ USD
Trong bối cảnh nền kinh tế Ukraine đang gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn sẽ cho nước này vay 1,1 tỷ USD.
Văn kiện thỏa thuận cho vay do Tổng thống Ukraina Pyotr Poroshenko và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ký kết ngày 6-6. Theo đó, Nhật Bản sẽ cấp cho Ukraina khoản tín dụng 1,1 tỷ USD để thực hiện dự án hiện đại hóa trạm thông khí Bortnychesky tại Kiev.
Hồi tháng 4 năm ngoái, các bên đã thảo luận chi tiết về sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản với dự án Trạm thông khí, nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ chính thức lên tới 110 tỷ yên Nhật (tương đương khoảng 1,1 tỷ USD) - như tin của RIA Novosti.
Được biết, quyết định triển khai khai vay này được ký kết nhân chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Nhật Bản vào ngày 5 tháng 6, trên đường ông Shinzo Abe sang Đức dự hội nghị thượng đỉnh G-7, tổ chức tại Đức vào ngày 7- 6, tại lâu đài Elmau ở Bavarian Alps, phía Nam Munich.
Đây là chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Ukraine, được Kiev coi như một thắng lợi chính trị lớn, hứa hẹn các dự án đầu tư Nhật Bản, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang rất nguy ngập và quan hệ thương mại giữa hai nước hiện nay khá khiêm tốn.
Nhật Bản đang có quan hệ rất mật thiết với Mỹ, đặc biệt sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Abe hồi đầu tháng 5, dẫn tới sự điều chỉnh mối quan hệ song phương về quân sự. Vì vậy, chuyến thăm Kiev của ông Abe như một động thái của Tokyo thể hiện sự đoàn kết với Hoa Kỳ trong vấn đề Ukraine.
Đầu tháng 2 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ký kết với Kiev thỏa thuận về thúc đẩy và bảo vệ đầu tư Nhật Bản, nhằm tăng dòng chảy vốn tư bản của Tokyo vào Ukraine - mà nước này coi là "thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều lợi ích to lớn hơn nữa".
Ukraine giờ đang ngập trong nợ nần với các khoản vay có điều kiện của IMF
Trước đó, vao đầu tháng 1, Tokyo cũng tuyên bố se câp viện trợ kinh tế bổ sung cho Ukraine tri gia hơn 300 triệu USD, một phần sẽ được sử dụng để khôi phục lại khu vưc phía Đông của đất nước. Ngoài ra, Nhật cũng se câp 1 ty yên đê mua thiết bị y tế cho các bệnh viện của nước này.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Nhật thì lại đánh giá khác. Cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế chi nhánh Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, chuyên viên Daisuke Kotegawa đưa ra cảnh báo về tình hình khủng hoảng ghê gớm đã làm sụp đổ nền kinh tế Ukraine và những nguy cơ tiềm ẩn của nó.
Trong báo cáo của chính trị gia kiêm chuyên viên kinh tế Ukraine nổi tiếng, cựu nghị sĩ Verkhovnaya Rada Natalia Vitrenko, GDP của Ukraine giảm 7% trong năm 2014. Tính đến thời điểm hiện nay, 35% các nhà máy Ukraine đã ngừng sản xuất, 25% doanh nghiệp bị mất thị trường, 10% công ty phá sản.
Theo ước tính của chuyên gia kinh tế học người Mỹ Steve Hanke, dữ liệu mà chính quyền Kiev chính thức công bố về lạm phát hàng năm là 35% hoàn toàn không phù hợp với thực trạng kinh tế nước này. Trên thực tế, mức tăng giá ở Ukraine trong năm lên tới 272%, cao nhất trên thế giới.
Ngay cả Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thừa nhận rằng những cam kết tài chính hiện nay là không đủ để giúp nước này khôi phục lại nền kinh tế. Hiện nay, Ukraine cần tới 40 tỷ USD hỗ trợ tài chính từ IMF và WB để tránh xảy ra thảm trạng sụp đổ nền kinh tế.
Hầu hết các chuyên gia nhận định là thỏa thuận cho vay Nhật-Ukraine mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là kinh tế. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Valery Kistanov cho rằng, Tokyo đầu tư cho Kiev để tránh làm tổn thất quan hệ với "người anh cả" Mỹ, bất chấp thực tế là đầu tư vào Ukraine như "gió vào nhà trống".
Theo_An ninh thủ đô
Bất chấp căng thẳng, Nga và Mỹ vẫn hợp tác chế tạo trực thăng Bất chấp quan hệ giữa Nga và Mỹ trở lên căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, các công ty trực thăng của hai nước vẫn hợp tác lắp ráp trực thăng để bán sang Nga. Tờ báo Kommersant đăng tin, hãng chế tạo Trực thăng Bell của Mỹ được cho là đã ký hợp đồng với Nhà...