Chớ bỏ thuốc trị gút giữa chừng
Lối sống hiện đại ít vận động, chế độ ăn nhiều purin… ngày càng làm gia tăng bệnh gút. Trong cơn gút cấp, bệnh nhân đau đớn nên muốn được điều trị giảm đau ngay.
Nhưng khi cơn đau qua đi, nhiều bệnh nhân lại tự ý bỏ thuốc… Việc không tuân thủ điều trị khiến bệnh dễ bị tái phát, dẫn đến phá hủy khớp.
Việc điều trị gút bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công. Thuốc điều trị dự phòng giúp khoảng cách giữa các cơn gút dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gút.
Ngoài ra còn cần có một chế độ ăn hạn chế thịt đỏ, hải sản… là loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gút.
Thuốc điều trị cơn gút cấp
Hiện nay, y học hiện đại chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gút. Mục đích điều trị là giảm thiểu cơn đau do gút và ngăn ngừa sự tăng lên của axit uric trong máu. Điều trị cơn gút cấp với các thuốc cụ thể như sau:
Colchicin: Do môi trường acid dễ làm kết tủa urat gây bệnh gút, mà colchicin tạo ra chất có thể giúp giữ cho môi trường bình thường. Do đó, với mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây nôn, tiêu chảy, đặc biệt là khi dùng quá liều. Tác dụng phụ này xảy ra trước khi giảm triệu chứng đau của gút, vì thế đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc bỏ thuốc của bệnh nhân. Điều cần lưu ý là nếu gặp tác dụng phụ này, bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý thích hợp, chứ không được tự ý bỏ thuốc.
Thuốc kháng viêm không steroid: Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng được bằng colchicin có thể dùng các thuốc kháng viêm không steroid liều thấp. Các thuốc có thể dùng như: indometacin, naproxen, ibuprofen, hay meloxicam, celecoxib, etoricoxib…
Tuy nhiên, vì nhóm kháng viêm không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, do đó bệnh nhân mắc các bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, suy thận… cần thông báo cho bác sĩ biết để lưu ý với các chống chỉ định của thuốc này. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng phối hợp với colchicin để nâng cao tác dụng có lợi và hạn chế tác dụng phụ của cả 2 loại thuốc.
Các tinh thể acid uric gây những cơn gút cấp.
Video đang HOT
Corticoid: Corticoid đường toàn thân sẽ được chỉ định khi các thuốc nêu trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cũng có tác dụng phụ trên nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó cần rất hạn chế và chỉ dùng ngắn ngày theo đúng chỉ định và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Các thuốc dự phòng gút
Allopurinol: Đây là thuốc hàng đầu được sử dụng, tuy nhiên khi mới bắt đầu cần phải dùng liều thấp, sau đó tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường. Do allopurinol gây độc cho thận, nên cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử suy thận. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được kiểm tra chức năng thận định kỳ, khi độ lọc cầu thận giảm thì phải giảm liều thuốc hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng. Thuốc này không sử dụng trong trong cơn gút cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm. Do đó, bệnh nhân không được tự ý mua theo đơn thuốc cũ về dùng cho lần gút sau.
Febuxostat: Thuốc được chỉ định nếu bệnh nhân có kèm suy thận hoặc gặp phải tác dụng không mong muốn với allopuronol.
Probenecid: Là loại thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng bệnh gút tái phát, tác dụng phụ có thể gặp là gây sỏi thận, buồn nôn, phát ban da, đau bụng và nhức đầu.
Pegloticase: Có tác dụng làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Nhưng đây là thuốc tiêm và được thực hiện ở cơ sở y tế, do bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định và thực hiện. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: Buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực…
Tất cả các thuốc trên đều có tác dụng không mong muốn gây khó chịu cho bệnh nhân. Nhưng để điều trị gút không tái phát cơn cấp và không dẫn đến phá hủy khớp, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và báo cho bác sĩ biết những khó chịu khi dùng thuốc để được điều chỉnh liều hoặc thay thuốc. Tuyệt đối không mách đơn thuốc của mình cho bệnh nhân khác, vì có thể cùng là bệnh gút, nhưng mỗi người lại phải dùng thuốc khác nhau.
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn cơn đau, đồng thời dự phòng sự tiến triển của bệnh.
Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin như cá mòi, cá đối, cá trích, trứng vịt lộn, óc, lá lách, gan, thận, tim…; không ăn mỡ động vật, đường; không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… Hạn chế các thực phẩm: thịt nạc chứa nhiều đạm protein, hải sản, đậu, măng tây. Các chất kích thích như cà phê, trà, cacao, chocolate… Cần ăn nhiều hơn rau củ quả trái cây, uống nhiều nước để loại bỏ axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu; ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc…
Con trai mới 12 tuổi đã mắc bệnh gút, nguyên nhân là do cha mẹ quá chiều chuộng cho con uống nhiều loại nước này
Bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến các loại nước ngọt mà cậu bé uống mỗi ngày. Tất cả các loại đồ uống này đều chứa nhiều đường fructose, làm tăng acid uric và gây nên bệnh gút.
Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng tải về bệnh tình của một cậu bé tên là Xiaobao, cậu bé này mới 12 tuổi đã bị bệnh gút.
Mẹ Xiaobao là cô Trần chia sẻ rằng con trai bà là một cậu bé hiếu động, thường vận động rất nhiều, vì thế cậu bé rất nhanh khát. Nhưng cả ngày Xiaobao chỉ thích uống các loại nước giải khát có ga, nước trái cây, trà sữa chứ không chịu uống nước lọc. Ban đầu, gia đình cũng nhắc nhở Xiaobao, nhưng mỗi lần bị nhắc nhở cậu bé đều cáu giận, tỏ thái độ khó chịu nên mọi người đã chiều theo ý cậu.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến các loại nước ngọt mà cậu bé uống mỗi ngày.
Vào tuần trước, Xiaobao kêu đau gối, đi lại khó khăn. Cô Trần vén quần lên thì phát hiện chân con trai đã sưng đỏ, vội vàng đưa con đến bệnh viện và thực hiện một loạt kiểm tra, kết quả cậu bé đã mắc bệnh gút.
Ban đầu khi nghe chẩn đoán của bác sĩ, cô Trần không tin, còn hỏi: " Con tôi mới 12 tuổi, làm sao có thể mắc bệnh gút được? Bác sĩ có nhầm không?".
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến các loại nước ngọt mà cậu bé uống mỗi ngày. Tất cả các loại đồ uống này đều chứa nhiều đường fructose, uống quá nhiều đồ uống này không những cản trở quá trình chuyển hóa acid uric mà còn làm tăng acid uric, lâu ngày gây nên bệnh gút.
Trẻ hóa bệnh nhân gút có liên quan đến 4 lý do sau
Theo thống kê, mỗi năm ở Trung Quốc có 170 triệu người mắc bệnh gút, trong đó có 80 triệu bệnh nhân mắc mới. Nhiều năm gần đây, gút có xu hướng trẻ hóa, thậm chí đã xuất hiện những bệnh nhân từ 11-12 tuổi mắc loại bệnh này, tất cả đều do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn kém họa học.
1. Chế độ ăn nhiều purin
Ngày nay điều kiện sống ngày càng nâng cao, để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, người ta thường chọn những thực phẩm giàu đạm, nhiều chất béo như hải sản, thịt bò, thịt cừu có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm chứa nhiều purin, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết của thận, làm rối loạn chức năng phân giải acid uric, gây ra bệnh gút.
2. Chế độ ăn nhiều đường
Đồ uống có ga, nước hoa quả, trà sữa... đều là những thức uống chứa rất nhiều đường. Đường fructose khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ đẩy nhanh chu chuyển adenosine triphosphate (ATP) dẫn đến tăng sản sinh ra acid uric.
3. Béo phì
So với trẻ có cân nặng bình thường, trẻ béo phì có nguy cơ tăng acid uric máu cao hơn nhiều. Không chỉ vậy, béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, tăng lipid máu, tổn thương thận. Vì vậy, khi bị béo phì, thừa cân, trẻ nên được kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát giảm cân.
4. Xáo trộn công việc và nghỉ ngơi
Tinh thần luôn mệt mỏi và căng thẳngsẽ khiến hệ thống thần kinh của cơ thể bị rối loạn, từ đó dẫn đến giảm đào thải axit uric. Người trẻ căng thẳng quá mức cũng là một trong những tác nhân chính dẫn đến bệnh gút, nhất là những người trẻ thường xuyên làm việc quá giờ và thức khuya.
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh gút ở người trẻ?
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Cha mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống của con cái, hạn chế đồ ăn giàu chất béo và purine cao. Cho trẻ sử dụng chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít dầu, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi sẽ giúp ổn định acid uric của cơ thể.
- Uống nhiều nước lọc: Yêu cầu trẻ uống nước lọc đầy đủ cũng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công và giảm các cơn đau ở các khớp. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể trẻ bài tiết lượng axid uric dư thừa.
- Duy trì cân nặng phù hợp: Việc duy trì cân nặng phù hợp cho trẻ sẽ giúp làm giảm lượng axid uric trong máu, tăng sức chịu đựng của các khớp hơn.
- Tránh lạm dụng thuốc: Cha mẹ không được phép tự ý mua thuốc về uống mà cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu uống thuốc một cách tùy tiện sẽ gây ra những tác dụng phụ, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Dùng thuốc gì khi bị sưng ngón chân cái? Tôi năm nay 47 tuổi, gần đây tôi thấy ngón chân cái của mình bị đau nhức và sưng to hơn một chút so với bên kia. Chỗ sưng của tôi không bị đỏ hay viêm tấy gì. Xin bác sĩ tư vấn, đau sưng ngón chân cái có phải là bệnh gút? Có những thuốc nào để trị gút? Trân trọng cảm...