Chờ Bộ LĐ-TB&XH trả lời về chế độ của đồng chí Huỳnh Xuân Phong
Đã hơn một tháng kể từ ngày UBND TP Cần Thơ có công văn đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thời gian công tác và mốc thời gian hưởng chế độ hưu trí, hoàn thành hồ sơ về bảo hiểm xã hội của đồng chí Huỳnh Xuân Phong, nhưng chưa thấy trả lời.
Nhiều đồng chí, đồng đội và cá nhân đồng chí Huỳnh Xuân Phong cũng sốt ruột chờ đợi giải quyết quyền lợi chính đáng của mình sau hơn 20 năm bị oan sai, không được chi trả lương, chế độ theo quy định.
Đồng chí Huỳnh Xuân Phong, người bị mang án kỷ luật oan, bị mất việc làm, mất thu nhập hơn 20 năm qua.
Ngày 15-5, đồng chí Huỳnh Xuân Phong, sinh năm 1952, ngụ khu vực Phú Mỹ, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, cho biết, đã hơn một tháng qua kể từ ngày UBND TP Cần Thơ có công văn đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, chấp thuận về việc xác định thời gian được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với đồng chí Huỳnh Xuân Phong, nhưng vẫn chưa thấy bộ này trả lời.
Cụ thể, ngày 9-4-2020, UBND TP Cần Thơ có công văn số 1073 gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thống nhất tính thời gian công tác của đồng chí Huỳnh Xuân Phong, từ tháng 10-1967 đến hết tháng 9-1993; về thời điểm hưởng chế độ hưu trí, từ ngày 1-1-2013. Căn cứ tính thời điểm hưởng chế độ hưu trí trên là Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006 và đồng chí Huỳnh Xuân Phong đã đủ 60 tuổi vào năm 2012. Về nguồn chi trả chế độ hưu trí từ ngân sách nhà nước do hồ sơ của đồng chí Huỳnh Xuân Phong là trường hợp vướng mắc từ trước năm 1995. “UBND TP Cần Thơ đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, chấp thuận tạo điều kiện cho đồng chí Huỳnh Xuân Phong hoàn thành hồ sơ về bảo hiểm xã hội theo quy định”, công văn nêu rõ.
Đồng chí Huỳnh Xuân Phong, là cựu chiến binh Trung đoàn 1 U Minh, Sư đoàn 330, Quân khu 9, nhân vật trong loạt bài “Bức thư tay của nguyên Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy và số phận anh bộ đội”đăng trên báo Nhân Dân điện tử từ ngày 23-9-2019. Suốt hơn 20 năm đi gõ cửa các cơ quan công quyền để đòi công lý, rửa sạch oan sai bị kỷ luật khai trừ Đảng, bị mất việc làm, không được hưởng một đồng lương từ năm 1993 đến nay. Nguyên nhân của vụ oan sai này là do đồng chí Nguyễn Tấn Quyên, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng (thời điểm đó) viết một bức thư tay gửi Trưởng Ban Tài chính – Quản trị (Tỉnh ủy Sóc Trăng) Nguyễn Minh Ở, nơi đồng chí Huỳnh Xuân Phong chuyển công tác đến.
Video đang HOT
Từ thông tin nghe được nhưng không kiểm tra xác minh, đồng chí Nguyễn Tấn Quyên, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng lúc bấy giờ đã viết một lá thư tay gửi Ban Tài chính – Quản trị để dừng việc tiếp nhận đồng chí Huỳnh Xuân Phong, cán bộ chuyển công tác từ huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ). Nội dung lá thư tay cho rằng, đồng chí Huỳnh Xuân Phong bị kỷ luật khai trừ Đảng, bê bối chuyện cá nhân, vợ con và gia đình. Nhưng thực tế, đó là câu chuyện của một người khác cùng chi bộ với đồng chí Phong.
Sau khi Nhân Dân điện tử phản ánh, ngày 28-12-2019, Ban Tổ chức Trung ương đã kịp thời có công văn chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết chế độ đối với đồng chí Huỳnh Xuân Phong. Theo công văn của Ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Huỳnh Xuân Phong đã có thời gian tham gia chiến đấu, phục vụ trong quân đội 17 năm 2 tháng (từ tháng 10-1967 đến tháng 2-1984). Sau đó, được chuyển ngành về công tác tại đơn vị thuộc UBND huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (cũ), từ năm 1985-1993, nay là TP Cần Thơ. Từ tháng 8-1993, đồng chí Huỳnh Xuân Phong đã được UBND huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ) cho thôi trả lương để chuyển công tác theo nguyện vọng về Tỉnh ủy Sóc Trăng.
“Tuy nhiên, từ tháng 8-1993 trở về sau, việc bố trí, sắp xếp công việc của đồng chí Phong chưa được giải quyết và cũng chưa được thực hiện chế độ, chính sách. Để bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ đã có thời gian công tác nêu trên, Ban Tổ chức Trung ương chuyển đơn và các tài liệu của đồng chí Phong tới Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để xem xét, trả lời bằng văn bản và gửi kết quả giải quyết về Ban Tổ chức Trung ương”, công văn nêu rõ.
Tiếp đó, ngày 10-3-2020, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có Công văn số 756 về việc chuyển đơn của đồng chí Huỳnh Xuân Phong đến Bảo hiểm xã hội TP Cần Thơ. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề nghị Bảo hiểm Xã hội TP Cần Thơ khẩn trương phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ tập hợp hồ sơ của đồng chí Huỳnh Xuân Phong, báo cáo UBND TP Cần Thơ xem xét, kết luận. Đồng thời có văn bản xin ý kiến Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về việc tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội đối với đồng chí Huỳnh Xuân Phong.
Đến ngày 9-4-2020, UBND TP Cần Thơ có Công văn số 1073 gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc xác định thời gian được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với đồng chí Huỳnh Xuân Phong, nhưng đã hơn một tháng qua vẫn chưa có phản hồi từ bộ này.
Nhiều đồng đội cũ từng chiến đấu với đồng chí Huỳnh Xuân Phong, bạn đọc khắp cả nước bày tỏ sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc với những đóng góp của cựu chiến binh này trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và những mất mát, thiệt thòi đồng chí phải gánh chịu suốt hơn 20 năm bị hàm oan. Luật sư Đoàn Công Thiện, Đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang, cũng là đồng đội cũ với thương binh Huỳnh Xuân Phong cho biết, ông rất đồng tình và đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của Ban Tổ chức Trung ương và sự vào cuộc nhanh chóng của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội TP Cần Thơ và tinh thần trách nhiệm của UBND TP Cần Thơ khi đã thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho đồng chí, đồng đội của mình.
“Điều tôi và tất cả những người lính của Trung đoàn 1 U Minh mong mỏi là đồng chí Huỳnh Xuân Phong sớm được giải quyết chế độ chính sách, quyền lợi chính đáng và xứng đáng được hưởng của một người đã không tiếc máu xương chiến đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc. Không chỉ đồng chí Phong mà chúng tôi còn sốt ruột hơn, mong chờ hơn vì đồng chí của chúng tôi nay đã già, mang nhiều bệnh tật trong người nên không thể tiếp tục kéo dài mãi được”, Luật sư Đoàn Công Thiện nói.
Còn đồng chí Huỳnh Xuân Phong cho biết, suốt hơn 20 năm bị mang án kỷ luật oan, bị mất việc làm, không có thu nhập nên cuộc sống rất khó khăn, nhiều lúc lâm vào bế tắc. Nhưng bằng nghị lực, sự kiên trì của người lính, đồng chí vẫn cố gắng vượt qua, vẫn tiếp tục đi tìm công lý và tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng nên sự thật đã được phơi bày.
“Tôi mong được sớm giải quyết chế độ chính sách theo quy định để có thể ổn định cuộc sống những năm cuối đời. Và hơn hết là không còn bị mang án kỷ luật oan, có thể ngẩng mặt lên với đời, không còn xấu hổ với đồng chí, đồng đội nữa”, người thương binh già Huỳnh Xuân Phong bộc bạch.
Công văn của UBND TP Cần Thơ gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đã hơn một tháng chưa được trả lời.=
Dự thảo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, từ năm 2021, mỗi năm người lao động sẽ tăng tuổi nghỉ hưu thêm 3 tháng đối với nam và thêm 4 tháng đối nữ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có dự thảo nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động, áp dụng từ ngày 1/1/2021.
Theo đó, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường kể từ năm 2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam và bốn tháng với 4 để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 vào năm 2035, nam là 62 vào năm 2028.
Cụ thể, đối với lao động nam sinh từ tháng 1/1961 đến tháng 9/1961 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 3 tháng; lao động nam sinh từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng...
Đối với lao động nữ sinh từ tháng 1/1966 đến tháng 8/1966 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 4 tháng; lao động nữ sinh từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 8 tháng...
Đến năm 2028, lao động nam sinh từ tháng 4/1966 trở đi sẽ về hưu ở tuổi 62. Đến năm 2035, lao động nữ sinh từ tháng 5/1975 sẽ về hưu ở tuổi 60...
Lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, gồm người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.
Dự thảo này cũng quy định, việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau: Khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định; cơ quan có nhu cầu sử dụng; cá nhân có nguyện vọng, đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về Đảng, chính quyền...
Các đối tượng thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được giữ nguyên theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP, bao gồm cán bộ, công chức nữ giữ 10 nhóm chức vụ, chức danh (Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ...) và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán TAND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao.
Minh Tuệ
Dấu ấn phường Long Tuyền Hôm nay, ngày 28-4-2020, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cân Thơ vinh dự đón nhận danh hiệu Phường đạt chuẩn văn minh đô thị (VMĐT). Đây là dấu ấn, ghi nhận sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường trong thời gian qua. Người dân phường Long Tuyền tham gia trồng hoa trên tuyến đường Bùi Hữu...