Chợ Bến Thành vẫn đìu hiu mong khách du lịch
Trở lại trạng thái ‘bình thường mới’ sau 2 tháng không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng nhưng chợ Bến Thành – địa điểm du lịch nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh vẫn rơi vào tình cảnh vắng khách đìu hiu.
Lâu nay, chợ Bến Thành luôn được xem là biểu tượng du lịch của TP Hồ Chí Minh. Mỗi ngày, chợ đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, mua sắm. Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, lượng khách đến chợ thưa thớt dần khiến nhiều sạp phải đóng cửa, trả mặt bằng.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin Tức ngày 16/6, nhiều cửa hàng, sạp, ki ốt tại chợ Bến Thành vẫn đang trong tình trạng “cửa đóng, then cài”, chưa có dấu hiệu sẽ mở cửa kinh doanh trở lại, thậm chí có không ít sạp treo biển cho thuê hay sang nhượng sạp dù đã mở cửa.
Ông Lê Quang Thiện, Trưởng ban quản lý chợ Bến Thành, cho biết do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tình hình buôn bán tại chợ Bến Thành khá vắng khách. Nguyên nhân do đối tượng phục vụ của chợ Bến Thành phần lớn là du khách, nhất là khách nước ngoài. Nên mặc dù dịch bệnh tại Việt Nam đã kiểm soát tốt nhưng lượng khách du lịch đến Việt Nam không có, vì vậy khách đến thăm quan và mua sắm tại chợ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện nay, toàn chợ có khoảng 31% tiểu thương mở bán trở lại.
Chợ Bến Thành trở nên đìu hiu từ sau khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện. Đây là khu chợ chuyên phục vụ du khách nước ngoài và được coi là điểm đến du lịch nổi tiếng, đặc trưng của TP Hồ Chí Minh.
Chị Trần Kim Loan, tiểu thương bán rau củ quả tại chợ Bến Thành cho biết: “Cuối tháng ba và đầu tháng 4, khi tình hình dịch có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều tiểu thương đã chủ động đóng cửa, tạm dừng hoạt động kinh doanh, buôn bán để cùng chung sức chống dịch. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng đóng cửa, nhiều tiểu thương “nhớ chợ” đã rục rịch mở cửa trở lại mong có thể tiếp tục buôn bán bình thường, mặt khác bù đắp lại phần nào thiệt hại trong thời gian tạm nghỉ, thế nhưng tình cảnh buôn bán ế ẩm.
“Ban quản lý chợ cho thuê mỗi sạp trung bình từ 20 – 40 triệu/tháng. Mỗi ngày, chúng tôi phải kiếm được 3 – 4 triệu đồng thì mong ra mới có lãi và duy trì cửa hàng. Tuy nhiên, giờ đây chúng tôi không kiếm được 500.000 đồng/ngày vì lượng khách hàng ghé qua chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, ngày đầu tiên tôi mở cửa hàng chỉ bán được 25.000 đồng rồi lại đóng cửa ra về”, chị Trần Kim Loan chia sẻ.
Ngày 16/6, chị Trần Kim Loan mở cửa cả buổi sáng nhưng không có một khách hàng ghé qua.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Thật, tiểu thương bán bánh mì ở chợ Bến Thành, cho biết: “Buôn bán ngành hàng đồ ăn đã gần 50 năm mà chưa năm nào thấy chợ đìu hiu như hiện nay, lượng khách ra vào chợ giảm trầm trọng. Nếu như các năm trước, vào thời điểm này các lối đi ra vào chợ luôn chật kín khách hàng thì nay thưa vắng, đìu hiu. Nhiều ki-ốt phải đóng cửa, treo biển sang sạp hoặc buôn bán cầm chừng”.
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh vắng khách tại chợ Bến Thành:
Các quầy hàng ăn uống đóng cửa 1/2 sau khi chợ Bến Thành mở cửa hoạt động trở lại trong thời điểm này.
Càng vào bên trong chợ Bến Thành, lượng ki ốt đóng cửa hay sang sạp diễn ra nhiều hơn.
Do đóng cửa lâu ngày nên nhiều ki ốt trở thành nơi chất những đồ đạc không dùng của tiểu thương trong chợ.
Các cửa hàng quần áo dù đã mở cửa trở lại nhưng vẫn không có khách hàng ghé tham quan, mua sắm.
Khu vực ăn uống trong chợ ngày thường khi chưa có dịch luôn tấp nập du khách nhưng những ngày này luôn vắng vẻ, thưa thớt.
Khu vực kinh doanh ngành hàng ẩm thực, rau củ quả cũng trong tình trạng tương tự.
Nhiều cửa hàng, ki ốt buôn bán ế ẩm đã phải treo biển sang sạp sau mùa dịch.
Một số tiểu thương do vắng khách nên có nhiều thời gian giải trí với chiếc điện thoại.
Chợ Bến Thành ngày nay không thấy bóng du khách quốc tế mà chỉ lác đác vài du khách nội địa ghé tham quan.
Bên ngoài cổng chính chợ Bến Thành cũng trong tình trạng thưa vắng người qua lại.
Thảo Cầm Viên TP.HCM hồi sinh thành điểm check-in hút giới trẻ
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thảo Cầm Viên TP.HCM ế ẩm vì vắng khách. Từ khi mở cửa lại, nơi đây thu hút các bạn trẻ tới check-in với những góc chụp đẹp mắt.
Cùng với bưu điện TP. HCM, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những công trình lịch sử lâu đời, mang tính biểu tượng khi nhắc tới thành phố mang tên bác. Xây dựng từ năm 1864, nơi đây ban đầu được gọi là vườn Bách Thảo với sứ mệnh nghiên cứu, giáo dục và bảo tồn động thực vật.
Từ khi mở cửa lần đầu cho tới nay, người dân TP.HCM vẫn quen gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là sở thú. Địa điểm du lịch này nằm gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phường Bến Nghé, quận 1. Tới đây, bạn có thể vào bằng một trong 2 cổng ở số 2B, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1, đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Nơi đây được coi là ngôi nhà của hàng nghìn động thực vật quý hiếm, bao gồm có nguồn gốc Việt Nam lẫn ngoại nhập. Nếu là tín đồ yêu thích chụp ảnh, bạn không nên bỏ lỡ điểm đến này. Thảo Cầm Viên sở hữu nhiều phông nền sống ảo xịn sò cho du khách thỏa sức check-in như vườn lan, bức tường vàng được mệnh danh" tiểu Hội An"...
Thảo Cầm Viên là địa điểm cung cấp không gian xanh hiếm có giữa lòng thành phố. Tới đây, bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên xanh mát, trong lành, chiêm ngưỡng nhiều loài động vật quý hiếm và có những phút giây thư giãn cùng người thân đáng nhớ vào cuối tuần giữa ngày hè nóng nực.
Sau 2 tháng đóng cửa vì dịch Covid-19, giữa tháng 5, sở thú đã mở trở lại, phục vụ du khách tới tham quan. Tuy nhiên, lượng khách tới đây sụt giảm nghiêm trọng. Nơi này gặp khó khăn trong việc duy trì kinh phí để mua thức ăn cho thú nuôi.
Giá vé vào cổng đối với người cao trên 1,3 m là 50.000 đồng. Trẻ em có chiều cao từ 1-1,3 m mua vé với giá 30.000 đồng. Sở thú miễn phí vé cho các bé cao dưới 1 m. Để tránh phải xếp hàng, chờ đợi lâu, bạn có thể mua vé trực tuyến trước khi đến.
Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động giải trí tại khu vui chơi, xem biểu diễn xiếc thú hay du ngoạn khắp Thảo Cầm Viên để ngắm cảnh trên xe lửa và xe điện với giá vé từ 15.000-20.000 đồng... Với chi phí chưa tới 100.000 đồng, nơi đây hứa hẹn là địa điểm vui chơi cuối tuần hấp dẫn và vui vẻ cho bạn và gia đình.
TP.HCM về đêm nhìn từ trên cao như bức tranh ánh sáng Sự tấp nập và ồn ã dưới màn đêm biến Sài thành trông như một bức tranh sống động, được tạo nên từ muôn vàn ánh sáng.
Những khách sạn Italy lộng lẫy tráng lệ nhưng đìu hiu vì vắng khách Gần 100 triệu khách du lịch đến Italy trong năm 2018 và ngành này đóng góp vào khoảng 13% GDP của đất nước này. Nhưng đại dịch Covid-19 khiến mọi thứ như tê liệt. Khách sạn St. Regis ở thủ đô Rome, được xây dựng từ năm 1894 và là điểm đến sang trọng bậc nhất ở thành phố, hiện không một bóng...