Chờ bê tông hóa, dân làm “đường bê tông tre”
Trong khi chờ những con đường bê tông đúng quy chuẩn, để chống lại sự lầy lội, người dân sáng kiến dùng thân cây tre để cứng hóa mặt đường
Một con đường bê tông xi măng kiên cố hiện vẫn là ước mơ của rất nhiều người dân các địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái. Trong khi chờ đợi những con đường bê tông đúng quy chuẩn, để chống lại sự lầy lội, gập ghềnh của những con đường đất, người dân thôn 3, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên đã có một sáng kiến hay, đó là dùng thân cây tre để cứng hóa mặt đường, hình thành nên con đường mà người dân địa phương gọi vui là “con đường bê tông tre”.
Một góc thôn 3 xã Hưng Khánh.
Thôn 3, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là nơi quần cư của 106 hộ gia đình người Tày, với trên 400 nhân khẩu. Dẫn vào thôn là những đoạn đường nhỏ men theo các thửa ruộng với chiều dài khoảng một cây số rưỡi. Tất cả đều là đường đất, ngày mưa cực kỳ lầy lội, bẩn thỉu, qua lại rất khó khăn. Một năm có đến ba tháng người dân phải gửi xe máy ở ngoài đường lớn để lội bộ về nhà, học sinh đến trường thì lấm lem vì bùn đất đặc quánh mỗi bước chân… Trước khi nghĩ ra cách làm “con đường bê tông tre”, hành trình từ thôn 3 ra trung tâm xã thực sự là một nỗi hãi hùng vào mỗi ngày mưa.
Từ ngày làm được đường bê tông tre việc đi lại thuận lợi hơn.
Chị Phạm Thị Tuyết Mai, người dân trong thôn kể: “Trước đây thì khổ lắm, năm ngoái năm kia con còn bé, lưng cõng con, tay xách xô nước đưa con đến trường rồi rửa chân tay cho con. Có lúc ngã không dậy được ý. Ở đây ai cũng phải cõng con, 5 tuổi rồi cũng phải cõng vì sợ nó đi không được, bị trơn ngã rồi lấm bẩn hết. Nói chung là rất khổ, xe cộ thì không bao giờ mang về được đến nhà, cứ vứt ở ngoài đường kia kìa”.
Các em học sinh đi học không còn bị lấm bẩn.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng lầy lội, vài năm trước, thôn 3 vận động nhân dân đóng góp tiền để mua đá dăm trải đường. Tuy nhiên, do nguồn đóng góp hạn hẹp nên chỉ có một phần đường được trải đá, các đoạn đường khác vẫn rất bẩn. Trăn trở, bàn bạc nhiều lần, người dân trong thôn mới nghĩ ra cách dùng thân cây tre làm phản trải đường. Trước đây, người dân trong xã vẫn thường đan các phên tre để trải trên ngõ nhà mình. Nay để trải trên đường lớn thì các phên tre sẽ phải đan rộng hơn, bản to hơn, thanh tre phải dày dặn hơn…
Sau một thời gian sử dụng, một số bị hư hỏng.
Sau khi thống nhất ý kiến, cả chục hộ dân bắt tay vào việc. Hàng trăm cây tre đã được chặt hạ, bổ dọc, vót thành thanh dài rồi đan lại thành từng phên khổ 1,5×3 mét. Sau khi san gạt mặt đường cho phẳng phiu hơn, các tấm phên được trải lên trên thật ngay ngắn rồi khớp nối lại. Vậy là tuyến đường hàng trăm mét được khoác lên mình tấm áo mới. Xe máy đi không bị bắn bẩn, trơn trượt; các cháu học sinh đi học về hay người dân ra thăm đồng cũng không bị bùn bẩn dính vào quần áo. Từ ngày có con đường bê tông tre, sinh hoạt của người dân trong thôn rất thuận tiện, không còn phải gửi xe ngoài đường, việc đi lại thông suốt…
Ông Trần Đức Hưởng, Trưởng thôn 3, xã Hưng Khánh cho biết: “Ở đây có anh Dũng phát minh ra, rồi hiến kế, sau khi bàn bạc thì chúng tôi vận động người dân đóng góp tre để làm đường đi lại cho thuận tiện chứ cũng không có gì to lớn cả. Đi trời mưa thôi, trời nắng thì lại gỡ ra, sửa chữa lại, cũng được một thời gian”.
Xe ô tô đi vào gây hư hỏng.
Những con đường bê tông tre, nếu tính toán và sử dụng hợp lí sẽ có độ bền 6 tháng đến 1 năm tùy thời tiết. Nếu tre được ngâm và xử lý mối mọt trước khi sử dụng thì có thể bền đến vài năm. Để làm con đường 100 mét, chỉ cần 10 nhân lực làm trong 3 ngày. Ngoài việc bỏ ngày công thì không tốn thêm bất cứ chi phí gì vì vật dụng chỉ là cây tre, vốn có sẵn trong vườn nhà hay nương đồi.
Người dân thường xuyên tu sửa, làm mới.
Chị Hà Thị Hạnh, một người dân xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, sau khi tham quan “con đường bê tông tre” phấn khởi cho biết: “Thấy người dân bên này làm đường bê tông tre thì chúng tôi sang xem thế nào. Xem thì thấy rất thích. Làng tôi cũng gần đây, tre cũng có rất nhiều, đường thì còn nhiều chỗ bẩn. Về thì sẽ bảo anh em sang xem xem có học hỏi làm được không thì làm”.
… và dựng lên phơi nắng để bảo quản.
Được biết, sắp tới thôn 3 sẽ được đầu tư làm đường bê tông, nhưng chỉ là tuyến chính, các tuyến đường phụ vẫn là sẽ đường đất. Việc sử dụng cây tre để cứng hóa các tuyến đường chắc chắn vẫn sẽ được bà con tính đến. Sáng kiến này cũng đáng để các địa phương vùng sâu, vùng xa tham khảo trong điều kiện đường sá đi lại còn hết sức khó khăn như hiện nay./.
Đình Tuấn- Thừa Xuân
Theo_VOV
Thái Bình: Cháu đập đầu thím xuống đường tử vong
Nhìn thấy bà Ng. đang đi bộ từ trong nhà ra ngõ, Lộc xông tới dùng tay bóp cổ và đập đầu bà Ng. xuống đường bê tông và la hét.
Vào ngày 21/7, tại thôn Đồng Xuân, xã Thị Trường, Thái Thụy, Thái Bình xảy ra vụ án mạng. Đối tượng Nguyễn Viết Lộc (SN 1984, trú tại thôn Đồng Xuân) đã dùng tay đập đầu bà Nguyễn Thị Ng. (SN 1933, cùng thôn) khiến bà tử vong.
Cụ thể, khoảng 7h30 ngày 21/8 một mình Lộc từ xã Thị Trường đi xe đạp sang xã Thụy Xuân chơi ở nhà bạn. Sau đó, đi bộ sang nhà bà Ng. Nhìn thấy bà Ng. đang đi bộ từ trong nhà ra ngõ, Lộc xông tới dùng tay bóp cổ và đập đầu bà Ng. xuống đường bê tông và la hét.
Thấy thế, anh Nguyễn Phương Tuấn và anh Nguyễn Hồng Sơn là hàng xóm nhà bà Ng. chạy tới can ngăn.
Theo lời anh Tuấn: "Khi tôi đang làm cơ khí tại nhà thì thấy mọi người người la hét. Tôi tức tốc chạy sang thì thấy bà Ng. nằm gục xuống đường bê tông và quần áo bê bết máu. Tôi chạy tới ôm chặt lấy Lộc để căn ngăn. Thế nhưng, Lộc đã quay ra bóp cổ và đấm liên tiếp vào người tôi. Lúc ấy, bà Ng. không biết gì cũng không nói được gì nữa. Tôi cùng mọi người hô hào nhau gọi xe cấp cứu đưa bà đi bệnh viện".
Anh Nguyễn Phương Tuấn tường thuật lại sự việc tại cơ quan điều tra.
Được biết, tới khoảng 8h10 bà Nguyễn Thị Ng. đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thái Thụy. Nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong được xác định là do chấn thương vùng đầu.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Lê Xuân Dương, trưởng công an xã Thụy Xuân cho biết: "Nguyễn Viết Lộc có quan hệ họ hàng với gia đình bà Nguyễn Thị Ng. và gọi bà Ng. là thím.
Trước khi xảy ra vụ việc hai bên không có mâu thuẫn gì. Tuy mẹ Lộc và bà Ng. ở khác xã nhưng hai gia đình vẫn qua lại rất thân thiết. Theo thông tin từ gia đình Nguyễn Viết Lộc thì Lộc có tiền sử bị bệnh động kinh sau một vụ tai nạn".
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an xã Thụy Xuân đã có mặt để không chế hung thủ và báo cáo sự việc lên Công an huyện Thái Thụy. Lộc đang bị giam giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh Thái Bình.
Hiện sự việc vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Nguyễn Thanh
Theo_Người Đưa Tin
Đường Kha Vạn Cân TP.HCM không cần mưa vẫn ngập Cứ đến mùa mưa con đường Kha Vạn Cân gần chùa Ưu Đàm (khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) luôn trong tình trạng ngập nước, lầy lội vì nước không có đường rút. Tuyến đường dân sinh này dài chừng 200m, nằm bên hông đường Phạm Văn Đồng khang trang. Chỉ cần một trận mưa trút xuống là con...