Chớ bao giờ làm 4 điều này khi bạn trên 60 tuổi!
Các bác sĩ cảnh báo 4 điều nên dừng lại ngay bây giờ nếu bạn trên 60 tuổi.
Tuổi 60 của bạn là khoảng thời gian thú vị với những cột mốc quan trọng như nghỉ hưu, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè, gia đình và tập trung vào bản thân.
Thập niên này có thể được lấp đầy bằng những năm vui vẻ khỏe mạnh nếu bạn chăm sóc tốt cho bản thân.
Tiến sĩ Pouya Shafipour, một bác sĩ ở Mỹ được hội đồng chứng nhận của Paloma Health, đã tiết lộ những thay đổi mà mọi người có thể mong đợi ở độ tuổi 60 và những thói quen không lành mạnh mà mọi người nên ngừng làm ngay lập tức, theo Eat This, Not That!
1. Những thay đổi về thể chất và tinh thần ở độ tuổi 60
Tiến sĩ Shafipour cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy rằng tuổi 60 của bạn nói chung là một thập kỷ rất hạnh phúc.
Thật vậy, nếu bạn năng động, tương đối khỏe mạnh và chủ động trong cộng đồng hoặc nơi làm việc, tuổi 60 của bạn có thể rất tuyệt.
Tuổi 60 của bạn cũng có thể là thời điểm bạn nhận thấy nhiều thay đổi liên quan đến tuổi tác trong cơ thể.
Một trong những điều lớn nhất mà mọi người nhận thấy là những thay đổi về giác quan, chẳng hạn như những thay đổi về thị giác và thính giác.
Những thay đổi trên da cũng trở nên rõ ràng hơn ở cả hai giới.
Các đốm đen và nếp nhăn trở nên phổ biến hơn, nhưng bạn cũng có thể nhận thấy tuyến mồ hôi của mình hoạt động kém hơn.
Ngoài ra, vết bầm tím có thể tồn tại lâu hơn và vết thương có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
Những thay đổi ở bàng quang cũng có thể trở nên rõ ràng hơn.
Ở phụ nữ, không hiếm trường hợp bị rò rỉ bàng quang do căng thẳng không kiểm soát. Ví dụ, ho, hắt hơi và nhảy có thể làm rò rỉ một ít nước tiểu. Mặc dù điều này là phổ biến, nhưng bạn bạn có nhiều cách để cải thiện.
Tương tự như vậy, nam giới cũng có những thay đổi về bàng quang. Ví dụ, họ có thể cần đi tiểu thường xuyên hơn hoặc có thể bắt đầu gặp khó khăn hơn khi đi tiểu do những thay đổi trong tuyến tiền liệt của họ.
Cả nam giới và phụ nữ nên cởi mở với bác sĩ hoặc chuyên gia tiết niệu của họ để cải thiện sức khỏe.
2. Không vận động trí óc
Video đang HOT
Để giữ cho bộ não nhạy bén, điều quan trọng là phải vận động trí óc cũng như vận động cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo tiến sĩ Shafipour, “Nhìn chung, chức năng nhận thức suy giảm theo độ tuổi. Tuy nhiên, một số phần nhất định của nhận thức có nhiều khả năng bị suy giảm hơn những phần khác.
Ví dụ, việc nhớ lại tên, giải quyết vấn đề và nhận dạng mẫu có thể trở nên khó khăn hơn khi chúng ta già đi.
Để giữ cho bộ não nhạy bén, điều quan trọng là phải vận động trí óc cũng như vận động cơ thể.
Duy trì kết nối xã hội và tích cực trong cộng đồng của bạn là chìa khóa, cũng như làm việc.
Có sở thích, học hỏi những điều mới và mở ra cho bản thân những trải nghiệm mới cũng có thể giúp bạn luôn dẫn đầu trò chơi của mình”.
3. Không uống đủ nước hoặc ăn không đủ chất xơ
Ở tuổi 60, bạn chắc chắn phải biết nên chọn loại thực phẩm nào. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Shafipour cho biết: “Khi chúng ta già đi, nhu cầu uống nước của chúng ta giảm đi. Hậu quả là nhiều người ở độ tuổi 60 trở lên không uống đủ nước mỗi ngày.
Hydrat hóa kém có thể dẫn đến một số vấn đề như khô da và màng nhầy.
Một trong những biến chứng khó chịu hơn của việc cung cấp nước kém là táo bón, có thể trở nên phổ biến hơn khi chúng ta già đi.
Chúng ta cần nhiều nước trong phân để giúp phân trôi chảy, vì vậy khi chúng ta không có đủ nước, phân có thể trở nên cứng hơn và việc đi tiêu có thể trở nên không thường xuyên.
Tuổi 60 cũng cần đảm bảo cung cấp ít nhất 20-30 gram chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
Các loại rau lá xanh, cacbohydrat phức hợp như gạo lứt, các loại đậu, cũng như các loại hạt như hạt lanh, hạt chia… là những nguồn tuyệt vời mà chúng ta cần tiêu thụ với uống nhiều nước”.
4. Không sử dụng kem chống nắng
“Ung thư da thường gặp nhất ở người lớn tuổi”, tiến sĩ Shafipour nhắc nhở.
“Thông thường, tác hại của ánh nắng mặt trời tích tụ trong nhiều năm, cuối cùng có thể dẫn đến các tế bào da nguy hiểm. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tác hại của ánh nắng mặt trời thậm chí có thể đặc biệt gây hại cho làn da người lớn tuổi”, tiến sĩ Shafipour nói thêm, theo Eat This, Not That!
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nhiều người lớn tuổi không thèm sử dụng kem chống nắng, điều này cũng có thể góp phần làm gia tăng ung thư da theo tuổi tác.
Chưa kể, tác hại của ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ hình thành nếp nhăn và đốm đen.
Nhận được nhiều ánh nắng mặt trời và thời gian ngoài trời là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Nhưng hãy nhớ thoa kem chống nắng bất cứ khi nào bạn dự đoán sẽ ở ngoài trời hơn 20 phút.
5. Không tập thể dục đủ
Mọi người đều cần tập thể dục thường xuyên, bất kể họ ở độ tuổi nào. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Shafipour nói: “Mọi người đều cần tập thể dục thường xuyên, bất kể họ ở độ tuổi nào… Một trong những lợi ích lớn nhất của việc tập thể dục thường xuyên là giữ cho xương và khớp của bạn khỏe mạnh.
Sau 60 tuổi, nguy cơ mắc các vấn đề về xương như loãng xương và gãy xương tăng ở cả nam và nữ. Tương tự, các khớp cứng trở nên phổ biến hơn.
Với hoạt động chịu trọng lượng thường xuyên, bạn có thể giữ cho xương của mình khỏe mạnh và chắc khỏe, đồng thời các khớp của bạn di động và linh hoạt hơn.
Tất nhiên, tập thể dục thường xuyên còn có nhiều lợi ích khác.
Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện tâm trạng, giữ cho đầu óc nhạy bén, cải thiện tuần hoàn, giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc các vấn đề trao đổi chất như bệnh tiểu đường loại 2 và giữ cho ruột của bạn không bị chậm tiêu.
Dáng đi và sự cân bằng cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa.
Các bài tập như yoga, Pilates, và thái cực quyền sẽ giúp các khớp trơn tru, cải thiện sự cân bằng và dáng đi cũng như tư thế và rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất”, theo Eat This, Not That!
Nam giới gặp dấu hiệu này khi đi tiểu, có thể cần xét nghiệm Covid-19
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, từ thận, niệu quản, bàng quang đến niệu đạo.
Thường do vi khuẩn từ phân xâm nhập vào đường tiết niệu.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy nhiễm trùng ở đoạn dưới của đường tiết niệu - tức là ở niệu đạo hoặc bàng quang, có thể là triệu chứng của Covid-19, theo nhật báo Express (Anh).
Một nghiên cứu mới đã báo cáo rằng tần suất đi tiểu là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 nhập viện. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sốt cao, ho và thay đổi khứu giác và vị giác đã được xác định là các triệu chứng chính của Covid-19. Tuy nhiên, Covid-19 vẫn là một loại virus tương đối mới và còn nhiều điều bí ẩn, và dữ liệu về nó vẫn đang được thu thập.
Đôi khi, chẩn đoán Covid-19 vẫn có thể khó khăn do các triệu chứng không rõ ràng.
Nghiên cứu gần đây đã phát hiện các biến chứng tiết niệu ở nam giới có thể liên quan đến Covid-19.
Một nghiên cứu mới đã báo cáo rằng tần suất đi tiểu là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 nhập viện.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, một số bệnh nhân Covid-19 bị khó chịu, đau hoặc rát khi đi tiểu và các triệu chứng kích ứng khi đi tiểu, theo Express.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy UTI ở đường dưới "tăng rõ rệt ở bệnh nhân nam giới cao tuổi sau khi nhiễm Covid-19".
Cách đầu tiên và dễ nhất để kiểm tra xem các triệu chứng có liên quan đến Covid-19 hay không vẫn là làm xét nghiệm PCR. Ảnh SHUTTERSTOCK
Họ phát hiện ra rằng sau khi nhiễm Covid-19, bàng quang của người bệnh có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Nghiên cứu cũng báo cáo rằng sự gia tăng này không thấy rõ ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Tiểu buốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), và thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Các triệu chứng chính khác bao gồm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục hoặc đỏ, đau vùng chậu.
Bệnh nhân Covid-19 là nam giới cũng gặp triệu chứng ở "vùng kín"
Một nghiên cứu khác cho thấy: "Bệnh nhân Covid-19 có thể có các dấu hiệu liên quan đến đường tiết niệu dưới và các cơ quan ở "vùng kín"".
Ở nam giới bị nhiễm Covid-19, khó chịu hoặc đau ở các cơ quan ở "vùng kín" là những triệu chứng phổ biến nhất.
Nghiên cứu đã quan sát thấy các triệu chứng gồm khó chịu ở bìu, sưng, đau và đỏ ở khu vực "cậu nhỏ", theo Express.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh gợi ý, cách đầu tiên và dễ nhất để kiểm tra xem các triệu chứng có liên quan đến Covid-19 hay không vẫn là làm xét nghiệm PCR.
Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu gì của sức khỏe? Sau đây là các tình trạng sức khỏe có thể gây ra đi tiểu thường xuyên. Nhu cầu đi tiểu có thể liên quan đến nhiều yếu tố, một số nguyên nhân có thể kiểm soát được, nhưng cũng có thể do những nguyên nhân liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm, từsỏi thận đến tiểu đường, đột quỵ và cả ung thư....