Chở bạn gái ra đường lúc 22 giờ bị CSGT TP.HCM phạt vì ‘không cần thiết’
Nam thanh niên chở một cô gái ra đường lúc 22 giờ nói đi giải quyết công việc. Anh xuất trình giấy tờ của công ty nhưng vì chở theo bạn nên CSGT TP.HCM đã lập biên bản vì ra đường không cần thiết.
Nam thanh niên bị lập biên bản vì chở bạn gái ra đường lúc 22 giờ nhưng trình giấy đi lại của công ty. ẢNH: ĐỘC LẬP
Tối 13.7, tổ công tác gồm CSGT – TT, an ninh, cảnh sát hình sự Công an Q.Phú Nhuận, TP.HCM thực hiện chuyên đề tuần tra kiểm soát người dân ra đường không lý do trong khi TP.HCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ công tác đi tuần tra lưu động trên khắp các tuyến đường của quận như: Nguyễn Kiệm, Phan Xích Long, Trường Sa, Nguyễn Trọng Tuyển, Đặng Văn Ngữ, Hồ Văn Huê, Hoàng Minh Giám…
Cầm ‘giấy thông hành’ đi đón mẹ lúc nửa đêm, nam thanh niên bị lập biên bản
Chở bạn gái, trình giấy công ty vẫn bị phạt
Khoảng 22 giờ, tổ tuần tra đi trên đường Phan Xích Long, hướng ra đường Phan Đăng Lưu thì phát hiện một nam thanh niên đang chở theo một cô gái nên yêu cầu dừng xe, xuất trình giấy tờ.
Tại thời điểm kiểm tra, nam thanh niên xuất trình giấy tờ tên N.K.T (34 tuổi). Ngoài cà vẹt xe, CMND, bằng lái, anh T. cũng xuất trình giấy xác nhận đi lại do một công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế cấp để đi đường.
CSGT đi tuần tra, kiểm tra ngẫu nhiên các trường hợp lưu thông trên đường. ẢNH: ĐỘC LẬP
CSGT hỏi: “Giờ này anh đi đâu mà chở bạn ra đường?”, anh T. đáp: “Em đi coi báo giá của máy thở”. CSGT thắc mắc: “Báo giá sao không coi ban ngày. Giờ 10 giờ đêm rồi báo giá ở đâu. Mà bạn anh làm ở công ty luôn hay sao?”. Anh T. giải thích, công ty anh có việc giờ nào thì làm giờ đó. Để chứng minh liên quan công việc, anh T. gọi qua Zalo cho một người “sếp” của mình, nhưng lý do này không được CSGT chấp nhận.
“Bây giờ tôi chưa xác minh được anh đang làm giấy tờ này anh đi làm công ty hay cầm giấy tờ này phục vụ cá nhân của mình. Anh chỉ đưa ra giấy tờ rồi nói anh đi làm cho công ty. Song song đó thì anh chở bạn, hai người đang đi đâu á chứ không phải giải quyết việc công ty. Người bạn phía sau cũng không có giấy xác minh ra đường cần thiết”, CSGT phân tích.
Sau khi CSGT phân tích lỗi, anh T. đồng ý ký biên bản. ẢNH: ĐỘC LẬP
Sau đó, CSGT đã lập biên bản phạt anh T. 2 triệu đồng vì ra đường không cần thiết. Tổ công tác tiếp tục tuần tra trên đường Phan Đăng Lưu hướng về Ngã tư Phú Nhuận, thấy 2 thanh niên chạy xe song song nhau nên yêu cầu cả 2 dừng xe xuất trình giấy tờ.
Tổ công tác đi tuần tra gồm có: CSGT – TT, an ninh, cảnh sát hình sự Công an quận. ẢNH: ĐỘC LẬP
2 thanh niên này đang mặc đồng phục, xuất trình giấy tờ cho biết đang đi giao hàng cho chuỗi cửa hàng và chứng minh được công việc nên được CSGT cảm ơn, mời tiếp tục lưu thông và dặn thêm: “Giấy tờ công việc nên chỉ đi giải quyết công việc, còn các vấn đề cá nhân nếu sử dụng giấy này để đi thì vẫn bị phạt”.
Mang rau từ Đồng Nai mang lên TP.HCM, cự cãi với CSGT vì bị phạt 2 triệu
Dùng giấy công ty đi đón mẹ
Khoảng 21 giờ 30 phút, trên đường Hồ Văn Huê, CSGT gặp một nam thanh niên vừa chạy ra khỏi nhà nên yêu cầu dừng xe vào bên đường để kiểm tra giấy tờ, lý do ra đường.
Đây là trường hợp mang cà phê gửi đến BV dã chiến để tiếp sức chống dịch nên được CSGT mời tiếp tục lưu thông. ẢNH: ĐỘC LẬP
Các giấy tờ được xuất trình ghi tên H.A.D (30 tuổi). Anh D. cho biết nhà ở ngay đường ray xe lửa. Anh ra khỏi nhà để đi qua Hóc Môn đón mẹ đi chợ về. Anh D. xuất trình giấy xác nhận đi lại do công ty cấp để ra đường. CSGT cho hay: “Giấy của công ty nhưng mà bây giờ anh đang sử dụng với mục đích đưa rước mẹ. Này giờ tối anh đâu sử dụng cái này được. Công ty là giờ anh đi làm thôi. Anh nói vậy thôi chứ anh cũng không xác nhận là mình đúng trường hợp như hay không. Đúng Chỉ thị 16 cứ ra đường không cần thiết là lập biên bản”.
Anh D. gọi điện thoại cho người nhà, báo vừa bị phạt nên không tiếp tục chạy được nữa. Sau đó, quay về phía PV, anh chia sẻ: “Nãy là ba tôi chở mẹ đi qua chợ Hóc Môn để lấy hàng về bán. Mà ba chở hàng về trước nhiều quá nên không chở mẹ về được tôi mới phải đi qua đón”.
Anh D. trình giấy xác nhận đi lại của công ty để đi đón mẹ không được chấp nhận. ẢNH: ĐỘC LẬP
Nhưng anh D. chỉ xuất trình được giấy xác nhận đi lại công việc của công ty cấp. CSGT cho rằng, “giấy thông hành” phải được sử dụng đúng cho mục đích công việc, không được dùng giấy cho các chuyện cá nhân để chứng minh lý do ra dường.
Anh D. đã bị CSGT tạm giữ giấy tờ, lập biên bản phạt 2 triệu vì ra đường không cần thiết.
Nam thanh niên này trình được giấy chứng minh đang đi giao hàng cho các chuỗi cửa hàng nên được mời tiếp tục lưu thông. ẢNH: ĐỘC LẬP
Tổ tuần tra xuyên đêm trên các tuyến đường. ẢNH: ĐỘC LẬP
Trước đó, từ 0 giờ ngày 9.7, TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, các tổ tuần tra của Công an Q.Phú Nhuận liên tục tuần tra kiểm soát lưu động trên các tuyến đường cả ngày và đêm. Nếu người ra đường không chứng minh được lý do cần thiết thì sẽ bị lập biên bản xử phạt, ngoài ra CSGT cũng xử phạt kèm theo các lỗi vi phạm về giao thông nếu phát hiện.
Chen nhau bay ra Côn Đảo, giá đắt đỏ vẫn liên tục 'cháy' vé
Từ nay đến giữa tháng 4, các đường bay đến Côn Đảo và ngược lại lúc nào cũng nhộn nhịp phục vụ du khách đi lễ đầu năm. Giá vé đắt đỏ, thậm chí có chặng đã hết sạch.
Giá vé máy bay chặng Hà Nội/TP.HCM đi Côn Đảo luôn đắt đỏ nhất trong các đường bay nội địa. Thời điểm này, khảo sát của PV. VietNamNet cho thấy, nếu bay thẳng từ Hà Nội trên chuyến bay của Bamboo Airways, giá vé từ 3,38-6,6 triệu đồng/chặng (chưa kể thuế, phí). Giá vé rất đắt đỏ vào dịp cuối tuần, hoặc hết vé hạng phổ thông, chỉ còn vé hạng thương gia.
Trung bình, muốn bay thẳng khứ hồi Hà Nội - Côn Đảo thời điểm này, hành khách phải bỏ ra khoảng 7-7,5 triệu đồng tiền vé máy bay.
Trong khi đó, nếu bay đường vòng, từ Hà Nội khách sẽ bay vào TP.HCM và nối chuyến ra Côn Đảo (bay của hãng VASCO, bằng máy bay ATR 72).
Chuyến bay thẳng của Bamboo Airways lác đác còn một vài vé hạng phổ thông (ảnh chụp màn hình)
Hiện giá vé khứ hồi của Vietnam Airlines bán từ đầu Hà Nội (nối chuyến tại TP.HCM) dao động từ 5,4-7 triệu đồng/người. Ngày 3/4, trên hệ thống bán vé của hãng ghi nhận tình trạng hết vé.
Đối với chặng bay từ TP.HCM đi Côn Đảo, từ nay đến cuối tháng 3, trên hệ thống của Bamboo Airways đã hết vé hạng phổ thông, chỉ còn hạng thương gia giá 5,6 triệu đồng (chưa gồm thuế, phí). Sang tháng 4, mức giá này mềm hơn, dao động từ 1,29-2,9 triệu đồng/chặng (chưa gồm thuế, phí).
Đặc biệt, trên hệ thống bán vé của Vietnam Airlines ghi nhận tình trạng hết sạch vé từ nay đến 12/4, lác đác chỉ ngày 6/4, 11/4 còn vé chiều đi với giá 1,88 triệu đồng/khách (đã gồm thuế phí). Chiều về cũng tương tự khi 10 ngày đầu tháng 4 đã hết vé, chỉ còn vé các ngày 7/4, 12/4 trở đi với giá 1,78 triệu đồng/khách (đã gồm thuế phí).
Chặng TP.HCM - Côn Đảo của Vietnam Airlines ghi nhận tình trạng hết vé đầu tháng 10 (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là các hãng bay nội địa không thể tăng tải do năng lực tiếp nhận hạn chế của sân bay Côn Đảo. Đường băng sân bay này ngắn, hẹp nên các máy bay dòng A320, B737 không thể tiếp cận được. Chưa kể, do sân bay không có hệ thống đèn ban đêm nên năng lực khai thác rất hạn chế.
Trước đó, đường bay Hà Nội - Côn Đảo vốn là sân chơi độc quyền của Vietnam Airlines và VASCO (thuộc Vietnam Airlines), nhưng khách vẫn phải bay vòng qua TP.HCM. Từ giữa năm 2020, khi Bamboo Airways khai thác thẳng đường bay thẳng, hành khách có thêm sự lựa chọn.
Theo đại diện của Bamboo Airways, trong vòng chỉ 4 tháng, hãng đã hoàn thiện 7 đường bay thẳng đến Côn Đảo.
Sau hơn 6 tháng cất cánh, tới nay, Bamboo Airways đã khai thác hơn 1.700 chuyến bay kết nối Côn Đảo, hệ số sử dụng ghế đạt tới 80-90% vào giai đoạn cao điểm.
Hiện, Bamboo Airways khai thác 22 chuyến bay thẳng đi - đến Côn Đảo/ngày, từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ,... Nhờ đó, hãng đã vận chuyển gần 140.000 lượt khách tới Côn Đảo.
Đường bay đến Côn Đảo nhộn nhịp nên cơ quan chức năng phải tuân thủ slot, giờ bay đến Côn Đảo, tránh dồn ứ
Riêng từ sau Tết tới nay, Bamboo Airways đã vận chuyển hơn 70.000 lượt hành khách.
Ông Hồ Xuân Phúc, Tổng giám đốc Công ty du lịch Hanotours, cho biết, do nhu cầu tăng cao, không mua được vé nên toàn bộ khách đi Côn Đảo của công ty bị dồn lại, chuyển sang tháng 4. Hanotours vừa xin được 4 code, tương đương 100 vé từ Vietnam Airlines và 16 booking của Bamboo Airways bay trong tháng 4-5-6.
Nếu đi theo đoàn, giá tour dao động từ 6,8-6,9 triệu đồng/khách (đi tháng 4), lên 7,7-8 triệu đồng (đi tháng 5-6). Với khách lẻ, giá tour cao hơn, có thể lên tới trên 10 triệu đồng/người.
Ông Phúc nhận xét, nhu cầu đi lễ đầu năm tại Côn Đảo đặc biệt cao, năm nay cũng gần tương tự như thời điểm này trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá tour có mềm hơn chút, dao động từ 9-10 triệu đồng/khách trong khi các năm trước là 10-11 triệu đồng/người.
Giá tour từ Hà Nội đi Côn Đảo tại Vietravel, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, từ khoảng 6,79 triệu/khách (bay Vietnam Airlines, nối chuyến từ TP.HCM) đến 8,99 triệu đồng/người (bay Bamboo Airways).
BOT xa lộ Hà Nội thử nghiệm hệ thống thu phí 0 đồng Tư 22h15 đêm 27-3, tram thu phi tại xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP.HCM) băt đâu vân hanh thư nghiêm bằng hệ thống thu phí 0 đồng đê chuân bi cho kê hoach thu phi chinh thưc tư ngày 1-4. Ghi nhân của Tuổi Trẻ Online đêm 27-3, trạm thu phí bằng vé có giá 0 đồng tại xa lộ Hà...