Chợ An Đông mở lại khu thực phẩm: Bà bán cua, ông giao hàng… ‘mừng hết lớn’
Khu thực phẩm chợ An Đông (Q.5, TP.HCM) mở bán, dù chỉ đón một lượng khách ít ỏi nhưng các tiểu thương đều hồ hởi vì còn được ra chợ, được bán buôn và được gặp lại nhau.
Nhân viên y tế kiểm tra thông tin trước khi test nhanh Covid-19 cho tiểu thương chợ An Đông (Q.5, TP.HCM). Ảnh THANH KHƯƠNG
Theo ghi nhận trong ngày đầu mở bán lại ở khu thực phẩm, toàn bộ người tham gia quản lý, bán hàng… được test nhanh Covid-19 tại chỗ. Khu chợ được phân luồng một chiều, một lối vào và một lối ra để hạn chế lượng khách ra vào trong cùng một thời điểm. Nhân viên của chợ liên tục giám sát, đảm bảo 5K.
Bà Dương Thị Thu Nga (64 tuổi, ngụ Q.5) khai báo y tế để vào chợ, bà cảm thấy an tâm khi đã có “thẻ xanh Covid-19″. Ảnh THANH KHƯƠNG
Không còn nhớ đã xa chợ bao lâu
7 giờ sáng, ông Chung Phùng Kiệt (58 tuổi, ngụ Q.10) đứng trước cổng chợ loay hoay điền thông tin để nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Đúng lúc này, điện thoại ông đổ chuông:
- Sáng giờ mới bán được 2 miếng à.
- Biết mà. Thôi cố gắng lên để khách nhớ mình.
- Có gì nói sau, chuẩn bị lấy mẫu rồi.
Ông Chung Phùng Kiệt (58 tuổi, ngụ Q.10) bán thay chị gái. Ảnh THANH KHƯƠNG
Đó là cuộc nói chuyện ngắn giữa ông Kiệt và chị gái. Hoàn tất các thủ tục, người đàn ông này trở vào trong và cho biết nay bán huyết thay cho chị. Chợ sớm vắng hoe nhưng ông thấy vui vẻ vì sạp hàng 30 năm đã sáng đèn lại sau nhiều tháng nghỉ dịch.
Bên trong chợ An Đông vắng hoe vào buổi sáng đầu tiên mở lại khu thực phẩm. Ảnh THANH KHƯƠNG
Mười mấy năm bán buôn, bà Thương (42 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) chưa bao giờ phải đóng cửa lâu đến vậy. Sạp rau của bà trải qua 3 đời, chủ yếu là bỏ mối cho nhà hàng, quán xá. Song nhiều nơi vẫn còn đang đóng cửa im ỉm nên nay bà chỉ nhập mỗi loại vài cân.
“Còn nguyên đó chứ sáng giờ đã bán được gì đâu. Cái nghề của mình là buôn bán, đóng cửa là thất nghiệp nên cứ mong mỏi từng ngày” người phụ nữ vừa nói vừa chỉ tay vào đủ loại rau củ quả được sắp ngay ngắn trên kệ.
Sạp gia vị của một tiểu thương sáng đèn trở lại nhưng chưa có khách. Ảnh THANH KHƯƠNG
Cách vài bước chân, anh Phạm Văn Thiện (37 tuổi, ngụ Q.5) đang xếp gọn hàng gia vị. Mẹ anh năm nay lớn tuổi nên giao lại 1 trong 2 sạp cho hai vợ chồng. Trước dịch, vợ anh trông coi sạp còn anh đi giao hàng cho các quán ăn. “Nhiều bạn hàng chưa bán lại nên nay bán lẻ là chủ yếu, mà sáng giờ vắng hoe”, anh bộc bạch.
Ngày trở lại không cảm xúc của bà con tiểu thương chợ Bến Thành
Hạnh phúc vì bình an vô sự
Gặp lại sau nhiều ngày giãn cách xã hội, cả người bán lẫn người mua đều không giấu được niềm vui. Sau lời chào, họ hỏi thăm sức khỏe và động viên nhau “sắp ổn rồi” qua lớp khẩu trang và tấm chắn giọt bắn
Khung cảnh thưa thớt trong khu thực phẩm của chợ An Đông vào sáng 5.10. Ảnh THANH KHƯƠNG
Hàng cua của bà Dương Hòa Thương Hợp (57 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) đã ở đây ngót nghét 40 năm. Vốn coi chợ là nhà, bà nhớ da diết cảnh bán – mua nhộn nhịp ngày trước. Cho nên mới 3 giờ sáng nay, bà đã thức dậy sửa soạn ra đây dọn dẹp, lau chùi.
“Nghe chợ mở cửa mừng lắm, nhớ quá trời. Giờ túc tắc làm ăn, kiếm được đồng nào hay đồng đó. Mong sao thành phố sớm bình yên như ngày nào”, bà hy vọng.
Bà Thương Hợp (57 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) thức dậy từ 3 giờ sáng ra chợ dọn dẹp, lau chùi. Ảnh THANH KHƯƠNG
Như nhiều tiểu thương khác, mặt hàng của bà Hợp chủ yếu là bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn. Mấy ngày tới, bà dự tính lấy 30% hàng so với trước để áng chừng sức mua.
Rải rác tiểu thương mở bán lại trong ngày 5.10. Ảnh THANH KHƯƠNG
Hàng cá, tôm của một tiểu thương trong khu chợ thực phẩm. Ảnh THANH KHƯƠNG
Ông Thanh (70 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, người giao hàng kỳ cựu ở chợ) xúc động chia sẻ: “Mừng chớ, thấy mọi người bình an là hạnh phúc nhất. 20 năm qua ra vô đây quen rồi, mấy tháng ở nhà nhớ dữ lắm. Có nhiều sạp còn tắt đèn, trống trơn, mong ai cũng khỏe để còn quay lại bán”.
Nói xong, ông móc trong túi ra hơn 100.000 đồng, cười tít mắt khoe đó là 3 cuốc xe đầu tiên sau nhiều ngày thất nghiệp.
Sạp rau củ quả cũng vắng khách. Ảnh THANH KHƯƠNG
Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.10, ông Đinh Hồ Duy Ngọc (Trưởng Ban quản lý chợ An Đông) cho biết có khoảng 30% hộ trở lại kinh doanh trong ngày đầu tiên mở lại khu chợ thực phẩm, tập trung vào các ngành hàng như rau củ quả, thịt cá, gia vị…
Tiểu thương và người lao động phải đáp ứng yêu cầu đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc là F0 đã điều trị xong và có giấy xác nhận của cơ quan y tế. Khách vào chợ phải khai báo y tế, đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin sau 14 ngày hoặc là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày.
“Hôm nay, Ban quản lý hỗ trợ test nhanh Covid-19 miễn phí cho toàn bộ tiểu thương và người lao động. Sau đó sẽ áp dụng xét nghiệm 7 ngày/lần theo Bộ tiêu chí của UBND TP.HCM ban hành. Dự kiến, khu vực trung tâm có thể sẽ được mở lại vào ngày 10.10″, ông Ngọc thông tin.
Quận 5 bác thông tin 17 ca mắc COVID-19 có liên quan đến chợ An Đông
Bà Trương Minh Kiều - phó chủ tịch UBND Q.5 - cho biết 17 ca dương tính COVID-19 vừa phát hiện là nằm trên địa bàn phường 9 - cùng phường với chợ An Đông, không liên quan đến chợ như một số báo thông tin.
Hoạt động kinh doanh tại chợ An Đông trước khi bị đóng cửa để phòng chống dịch - Ảnh: N.TRÍ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 28-6, bà Kiều khẳng định quận đã liên hệ với các cơ quan y tế để yêu cầu đính chính thông tin nếu có công bố là "17 ca nhiễm trên có liên quan đến chợ An Đông", và đến tối 28-6 đã nhận được phản hồi sẽ được điều chỉnh vào ngày 29-6.
Theo bà Kiều, theo báo cáo của UBND phường 9, ngày 23-6 phường tiếp nhận thông tin có 2 ca nhiễm COVID-19 tại địa chỉ 32F Hùng Vương, phường 9. Ngoài 2 trường hợp trên, tại địa chỉ này còn có 4 nhân khẩu khác.
Sau khi tiếp nhận thông tin, phường đã khẩn trương thực hiện cách ly tạm thời hàng trăm người dân có liên quan, sinh sống gần khu vực của 2 ca nhiễm trên và lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 27-6, xét nghiệm cho kết quả 17 trường hợp dương tính COVID-19 tại 8 hộ dân trong khu cách ly tạm thời.
Trong số 17 ca này có 1 ca làm bốc xếp tại chợ An Đông, nhưng do chợ nghỉ để phòng chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của TP từ đầu tháng 6 đến nay nên trường hợp này có thể xem là trong cộng đồng, không liên quan đến chợ.
Do liên quan đến điểm dịch trên, UBND phường 9 đã cho cách ly tạm thời trạm y tế phường; phun xịt khử trùng chợ thực phẩm 96 Hùng Vương; tạm ngưng hoạt động siêu thị Co.opmart 96 Hùng Vương từ ngày 28-6. UBND phường này cũng đề xuất xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người dân khu phố 4, khu phố 3 và khu phố 6 có liên quan đến điểm dịch trên.
UBND Q.5 cho đóng cửa phần lớn khu vực chợ An Đông theo quy định của TP từ đầu tháng 6, và chỉ cho mở cửa khu vực bán thực phẩm thiết yếu.
Tuy nhiên, theo quận này, khu chợ thực phẩm trên đã đóng cửa từ ngày 24-6 đến nay để khử trùng, lấy mẫu xét nghiệm đánh giá mức độ an toàn trước khi quyết định thời gian mở cửa trở lại.
Hơn 30 ca nhiễm nCoV liên quan ba chợ TP HCM Bộ Y tế trưa 28/6 công bố 17 ca Covid-19 liên quan đến chợ An Đông (quận 5 ), 9 ca liên quan chợ Sơn Kỳ (quận Tân Phú), 6 liên quan chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình). Trong sáng cùng ngày, 6 ca khác liên quan chuỗi chợ đầu mối Hóc Môn - chợ Sơn Kỳ. Như vậy, sáng và trưa...